Mỗi năm, thế giới có gần 500.000 ca tử vong do vỡ phình mạch máu não (hay thường được người dân gọi tắt là vỡ mạch máu não). Trong đó, khoảng 15% người bị vỡ phình mạch máu não tử vong trước khi đến bệnh viện. Hầu hết các trường hợp tử vong là do tổn thương não vì xuất huyết não nhanh và ồ ạt.
Vỡ mạch máu não có nguy hiểm không? Câu trả lời là “Có”. Bệnh vỡ phình mạch máu não có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây tử vong nếu không được cấp cứu can thiệp kịp thời. Bài viết sau sẽ phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn về các dấu hiệu vỡ mạch máu não, nguyên nhân dẫn đến vỡ mạch máu não cũng như cách điều trị vỡ mạch máu não để có hướng phòng ngừa và can thiệp đúng, chủ động bảo vệ sức khỏe và tính mạng.
Các cặp động mạch cảnh và động mạch đốt sống sẽ đưa máu, oxy và chất dinh dưỡng đến não để nuôi các tế bào não. Mỗi phút có khoảng 600-700 ml máu chảy qua động mạch cảnh và các nhánh của chúng để đến não, trong khi có khoảng 100-200 ml máu chảy qua hệ thống động mạch đốt sống.
Khi các mạch máu não bị tổn thương, có hiện tượng xơ vữa động mạch, chấn thương, hoặc có tổn thương vi mô của thành động mạch, xuất hiện dòng chảy bất thường ở vị trí phân chia của các động mạch,… thì mạch máu sẽ hình thành túi phình – tức là vị trí phình to bất thường trên mạch máu não (ví như cao su bị mỏng trên thành ruột xe).
Các túi phình này có nguy cơ bị vỡ bất cứ lúc nào (nguy cơ vỡ cao hay thấp tùy thuộc vào áp lực lên túi phình và vị trí của chúng ở trong não), và dẫn đến tình trạng vỡ phình mạch máu não. Lúc này, lưu lượng máu chảy ra sẽ gây kích thích lên hoạt động não bộ, gây tăng áp lực nội sọ. (1)
Không chỉ vậy, khi người bệnh bị vỡ mạch máu não, máu bắt đầu lan ra và kích thích màng não, phóng thích các sản phẩm nguy hại và làm hỏng các tế bào não. Đồng thời, khi đó sẽ xuất hiện phản xạ co mạch nơi vỡ, (spasm) gây thiếu máu vùng não phía sau chỗ vỡ, dẫn đến nhồi máu não. Xuất huyết dưới nhện (SAH) đe dọa tính mạng với 40% nguy cơ tử vong.
Người bệnh vỡ mạch máu não có thể rơi vào tình trạng mất ý thức, các tế bào não và mô não chết đi hàng loạt dẫn đến yếu liệt tay chân, rối loạn ngôn ngữ, tàn phế, sống đời sống thực vật… thậm chí có thể gây tử vong.
Một số thống kê cho thấy, phụ nữ và đặc biệt là những người trên 55 tuổi sẽ có nguy cơ bị vỡ mạch máu não cao hơn nam giới đến 1,5 lần.
Để nhận biết trường hợp người bệnh bị vỡ phình mạch máu não, có thể dựa vào các dấu hiệu sau đây: (2)
Các triệu chứng vỡ mạch máu não gần như tương tự với triệu chứng của một người bệnh bị đột quỵ bởi vỡ mạch máu não là một trong những nguyên nhân gây nên đột quỵ.
Các túi phình ở động mạch và mạch máu bị mỏng, yếu đi và phình to rồi vỡ ra là nguyên nhân dẫn đến vỡ mạch máu não. Trước đây, người ta cho rằng vỡ phình mạch máu não là do di truyền. Tuy nhiên, ngày nay dựa trên các ca bệnh lâm sàng và những nghiên cứu từng thực hiện, có thể thấy tình trạng túi phình bị vỡ xuất phát do sự tác động của một số yếu tố như: (3)
Theo Brain Aneurysm Foundation (Hiệp hội Phình mạch máu não Hoa Kỳ), có đến khoảng 50% trường hợp vỡ phình mạch máu não tử vong. Những trường hợp sống sót cũng gặp các biến chứng nặng nề. Trong đó, 66% người sống qua cơn vỡ phình mạch máu não nguy kịch bị tổn thương hệ thần kinh vĩnh viễn. (4)
Các biến chứng mà bệnh nhân bị vỡ mạch máu não có thể phải đối diện bao gồm cả biến chứng:
Để chẩn đoán bệnh vỡ phình mạch máu não cũng như tiên lượng bệnh, cần dựa vào tình trạng sức khỏe người bệnh, các dấu hiệu lâm sàng, vị trí túi phòng, tình trạng chảy máu,… Qua đó bác sĩ có thể biết được có còn điều trị kịp hay không và nếu còn có thể điều trị thì nên lựa chọn biện pháp điều trị vỡ mạch máu não phù hợp.
Để có thể chẩn đoán bệnh vỡ phình mạch máu não, bác sĩ sẽ dựa vào bệnh sử của người bệnh cũng như các triệu chứng lâm sàng khởi phát để chẩn đoán khả năng người bệnh bị vỡ mạch máu não.
Bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra, đánh giá các triệu chứng xem người bệnh có bị méo miệng, nói đớ, yếu liệt tay chân, suy giảm thị lực, đau đầu dữ dội,… hay không. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ thực hiện thăm khám và hỏi về tiền sử bệnh của người được đưa vào cấp cứu cũng như các loại thuốc mà người bệnh đang sử dụng, tiền sử bệnh gia đình,…
Chẩn đoán hình ảnh là phương pháp có tính ứng dụng và hiệu quả cao trong việc chẩn đoán các trường hợp bị vỡ mạch máu não. Theo đó, người bệnh có thể được chỉ định chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp mạch máu não (CTA), DSA hoặc chọc dò tuỷ sống, xét nghiệm máu,… (5)
Vỡ phình mạch máu não là một bệnh lý thần kinh có nguy cơ tử vong cao. Do đó, việc tiên lượng bệnh và điều trị cấp cứu càng sớm sẽ càng giảm thiểu các biến chứng và tỷ lệ tử vong do các tế bào não bị tổn thương, giúp nâng cao hiệu quả điều trị và tăng khả năng phục hồi.
Mục tiêu điều trị vỡ phình mạch máu não là sửa chữa mạch máu bị vỡ và hậu quả chảy máu để cứu sống người bệnh, ngăn ngừa và giảm thiểu tối đa các biến chứng có thể xảy ra. Hiện nay, hai phương pháp chính để cấp cứu điều trị cho người bệnh bị vỡ mạch máu não chính là can thiệp nội mạch và vi phẫu thuật. Bên cạnh đó, cũng cần điều trị nội khoa trong các ca bệnh vỡ mạch máu não để giúp bệnh nhân ổn định tình trạng sức khỏe, điều trị các biến chứng và hạn chế tối đa các biến chứng kéo dài.
Điều trị bằng thuốc thường được kết hợp trước và sau với các phương pháp phẫu thuật hoặc can thiệp nội mạch. Người bệnh sẽ được sử dụng thuốc giảm đau để có thể giảm các triệu chứng đau đầu khi bị vỡ mạch máu não.
Ngoài ra, để hạn chế tình trạng chảy máu nghiêm trọng cũng như giúp kiểm soát áp lực nội sọ, bác sĩ sẽ cho người bệnh sử dụng thuốc kiểm soát huyết áp trước khi thực hiện phẫu thuật. Nếu người bệnh có tiền sử động kinh hoặc có nguy cơ co giật thì có thể cần sử dụng thêm thuốc chống động kinh.
Với các trường hợp vỡ mạch máu não, nên cần được phẫu thuật càng sớm càng tốt. Thời gian tốt nhất là trước 24 giờ kể từ thời điểm vỡ phình mạch máu não và trễ nhất là trong vòng 72 giờ. Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng vỡ mạch máu não và xuất huyết não hiện tại, tuổi tác của người bệnh, tiên lượng tình trạng sức khỏe và khả năng phục hồi để chỉ định phương pháp phẫu thuật phù hợp.
Các phương pháp phẫu thuật điều trị vỡ mạch máu não bao gồm:
Đặc biệt, kỹ thuật mổ não hiện đại nhất hiện nay là ứng dụng robot Modus V Synaptive. Lần đầu tiên được cấp phép tại Việt Nam, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM sở hữu robot mổ não hiện đại bậc nhất này, kết hợp với kỹ thuật chụp MRI bó sợi thần kinh (DTI), cho phép bác sĩ nhìn thấy được hình ảnh các bó dẫn truyền thần kinh tương quan với vùng não bị xuất huyết hoặc tổn thương. Theo đó, từ cuộc mổ mô phỏng bằng Robot, phẫu thuật viên sẽ tránh phạm phải các bó dẫn truyền thần kinh trong lúc phẫu thuật, bảo tồn được các bó sợi thần kinh và các mô não lành, tránh được các biến chứng thần kinh trong và sau phẫu thuật.
Người bệnh khi bị vỡ mạch máu não có thể được can thiệp mạch bằng cách:
Bên cạnh đó, bác sĩ có thể sẽ cho người bệnh tiêm thuốc làm giãn mạch máu co thắt để dự phòng co thắt mạch. Tỷ lệ người bệnh bị co thắt mạch sau khi vỡ mạch máu não lên đến 70%. Do đó, để hạn chế tình trạng người bệnh bị buồn ngủ, lú lẫn, yếu nửa người,… khi bị co thắt mạch máu thì bác sĩ sẽ chủ động tiêm thuốc giãn mạch máu từ sớm.
Tùy theo tình trạng sức khỏe người bệnh, vị trí mạch máu bị vỡ, kích thước túi phình bị vỡ và điều kiện của cơ sở y tế mà bác sĩ có thể cân nhắc lựa chọn phương pháp điều trị vỡ mạch máu não phù hợp. Thời gian điều trị còn tùy vào khả năng phục hồi của người bệnh nhưng thông thường, từ 10 đến 14 ngày đầu tiên thì người bệnh sẽ phải nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt để bác sĩ có thể theo dõi sát sao triệu chứng và can thiệp kịp thời nếu có bất thường xảy ra.
Để phòng ngừa vỡ mạch máu não dẫn đến đột quỵ, có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa như:
Người bệnh bị vỡ phình mạch máu não nếu được cấp cứu kịp thời và có phương pháp điều trị phù hợp có thể hạn chế tối đa biến chứng và tăng cao khả năng điều trị thành công. Do đó, các trường hợp vỡ mạch máu não nên được đưa đi cấp cứu can thiệp càng sớm càng tốt.
Bệnh nhân bị vỡ phình mạch máu não có thể sống được bao lâu còn phụ thuộc vào việc người bệnh có được cấp cứu kịp thời hay không, mức độ tổn thương não nặng hay nhẹ, thể trạng người bệnh, chế độ dinh dưỡng, người bệnh có được chăm sóc đúng cách hay không,…
Theo đó, nếu người bệnh được cấp cứu trong thời gian vàng thì thời gian khả năng sống và phục hồi cao hơn. Ngoài ra, với người bệnh có mức độ tổn thương não nhẹ thì thời gian sống lâu hơn.
Đặc biệt, một yếu tố quan trọng để người bệnh kéo dài thời gian sống chính là giữ tinh thần lạc quan, tích cực phối hợp điều trị bệnh.
Thời gian hồi phục với người bệnh bị vỡ mạch máu não cũng tùy thuộc vào việc não tổn thương ở mức độ nào, thời gian được cấp cứu cũng như việc người bệnh có được điều trị bằng các phương pháp phù hợp hay không.
Sau khi được điều trị, người bị vỡ mạch máu não có thể mất từ 3 tháng đến vài năm để phục hồi sức khỏe và điều trị hoàn toàn các biến chứng có thể xảy ra.
Ngay khi có các dấu hiệu vỡ mạch máu não đầu tiên thì người bệnh nên đến gặp bác sĩ để thực hiện thăm khám, chẩn đoán xác định tình trạng sức khỏe và có phương pháp điều trị, can thiệp kịp thời.
Để đặt lịch thăm khám, tư vấn các vấn đề về sức khỏe tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Vỡ mạch máu não là một tình trạng nguy hiểm với tính mạng. Không nên chủ quan mà cần chủ động tầm soát định kỳ, thực hiện các biện pháp phòng ngừa cũng như đến bệnh viện ngay khi có những dấu hiệu đầu tiên.