Phình mạch máu não có thể xuất hiện ở nhiều độ tuổi khác nhau. Biến chứng phình mạch máu não cũng rất đa dạng. Vậy phình mạch máu não có nguy hiểm không? Nên làm gì khi thấy có dấu hiệu cảnh báo phình mạch máu não?
Phình mạch máu não là tình trạng một đoạn mạch máu não bị căng phồng lên hoặc phình to ra, thường xuất hiện ở những vị trí có thành mạch yếu. Phình mạch máu não có thể xảy ra ở bất kỳ đoạn mạch nào và tại bất cứ thời điểm nào. Một khi túi phình mạch máu não bị vỡ sẽ gây chảy máu ra ngoài não, đột quỵ xuất huyết não, dẫn đến nhiều biến chứng nặng nề cho người bệnh.
Nhận biết các dấu hiệu, triệu chứng của phình mạch máu não (nếu có) rất quan trọng. Khi đó, người bệnh cần nhanh chóng đi kiểm tra, thăm khám càng sớm càng tốt. Người bệnh cũng cần theo dõi sức khỏe thường xuyên để ngăn ngừa biến chứng phình mạch máu não.
Não là bộ phận có chức năng vô cùng quan trọng trong cơ thể. Não chi phối mọi hoạt động của cơ thể từ trí nhớ, tưởng tượng, tính toán, suy nghĩ đến đi lại, nói chuyện, nhìn ngắm… Các hoạt động tại hệ hô hấp, tiêu hóa, bài tiết, tuần hoàn… cũng cần đến sự điều khiển của não bộ. Vì thế, khi não có bất thường, ví dụ như các mạch máu nuôi dưỡng não bị tổn thương, phình, vỡ phình, sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động sống trong cơ thể. Vậy phình mạch máu não có nguy hiểm không? (1)
Phình mạch máu não nếu không được chữa trị kịp thời, người bệnh có thể phải đối mặt với những vấn đề dưới đây:
Để làm rõ hơn thắc mắc phình mạch máu não có nguy hiểm không, chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm về những biến chứng phình mạch máu não thường gặp. Cụ thể như sau:
Phình mạch máu não có thể vỡ và chảy máu vào khoảng trống giữa não và hộp sọ (xuất huyết dưới nhện). Đôi khi, máu sẽ chảy vào mô não (xuất huyết trong não). Những tình trạng này còn được gọi là đột quỵ xuất huyết não. Xuất huyết não có thể dẫn đến các triệu chứng từ nhẹ đến tổn thương vĩnh viễn, thậm chí là gây tử vong. (2)
Tái xuất huyết cũng là biến chứng phình mạch máu não thường gặp. Trước khi được chữa trị, phình động mạch đã vỡ có thể tiếp tục bị vỡ, dẫn đến tình trạng tái xuất huyết vào não nhiều hơn. Điều này sẽ gây ra nhiều tổn thương hơn, thậm chí đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Sau khi phình mạch máu não vỡ, tình trạng chảy máu trong não có thể làm phá vỡ sự cân bằng natri bên trong máu. Vấn đề này có thể xuất hiện do tổn thương ở vùng dưới đồi hay một khu vực gần đáy não. Nồng độ natri trong máu giảm có thể dẫn đến chứng sưng tế bào não và gây ra tổn thương vĩnh viễn.
Phình động mạch chảy máu có thể gây co giật. Biến chứng phình mạch máu não này có thể xảy ra tại thời điểm chảy máu hoặc xuất hiện ngay sau đó. Hầu hết các cơn co giật đều diễn ra rõ ràng. Thế nhưng đôi lúc co giật chỉ có thể được phát hiện thông qua hình thức kiểm tra não phức tạp. Động kinh không được chữa trị hoặc không đáp ứng với việc điều trị có thể làm tổn thương não. (3)
Phình mạch máu não có nguy hiểm không? Câu trả lời là có, đặc biệt là khi người bệnh gặp biến chứng não úng thủy. Xuất huyết dưới nhện xảy ra sau khi phình mạch máu não vỡ có thể dẫn đến chứng não úng thủy. Não úng thủy là tình trạng trong não tích tụ quá nhiều dịch não tủy, tạo ra áp lực có thể gây tổn thương não vĩnh viễn, thậm chí đe dọa đến tính mạng người bệnh. (4)
Não úng thủy thường xảy ra sau xuất huyết dưới màng nhện vì máu cản trở dòng chảy bình thường của dịch não tủy. Nếu không được chữa trị, áp lực trong sọ não gia tăng có thể dẫn đến tình trạng hôn mê, gây tử vong.
Xuất huyết dưới nhện sau khi phình mạch máu não vỡ có thể dẫn đến chứng co thắt mạch máu. Cụ thể, co thắt mạch máu xảy ra khi tình trạng chảy máu khiến các động mạch bên trong não co lại và làm hạn chế lưu lượng máu đi đến những vùng não quan trọng. Vấn đề này có thể gây ra chứng đột quỵ.
Hôn mê là biến chứng phình mạch máu não nghiêm trọng. Tình trạng hôn mê có thể kéo dài trong vài ngày đến vài tuần. Bác sĩ sẽ áp dụng nhiều phương pháp chữa trị khác nhau để giúp người bệnh sớm tỉnh lại.
Ước tính khoảng 50% trường hợp phình động mạch não bị vỡ dẫn đến tử vong. Đây là biến chứng phình mạch máu não nguy hiểm nhất. Người bệnh cần nhận biết các dấu hiệu, ý thức rõ phình mạch máu não có nguy hiểm không để chủ động phòng ngừa từ sớm.
Chúng ta đã biết phình mạch máu não có nguy hiểm không. Vậy dấu hiệu phình mạch máu não là gì và khi có dấu hiệu phình mạch máu não người bệnh cần làm gì để bảo vệ sức khỏe, tránh gặp biến chứng nghiêm trọng?
Trên thực tế, hầu hết những trường hợp phình mạch máu não chưa vỡ thường không có dấu hiệu, triệu chứng rõ ràng. Khi kích thước của tình trạng phình mạch máu não đủ lớn sẽ khiến các mô não, dây thần kinh gần đó chịu áp lực, gây ra một số dấu hiệu như nhức đầu, đồng tử giãn ra, tầm nhìn thay đổi, ngứa ran/tê trên đầu hoặc mặt, đau ở phía trên/sau mắt, co giật… Lúc này bạn cần đến cơ sở y tế thăm khám để bác sĩ đánh giá, theo dõi kích thước của túi phình mạch máu não. Đồng thời, bác sĩ cũng kiểm soát mọi yếu tố nguy cơ, điển hình là tăng huyết áp.
Khi túi phình mạch máu não bị vỡ, người bệnh sẽ gặp các triệu chứng như nhức đầu dữ dội, đột ngột, cổ cứng, buồn nôn, nôn, nhìn đôi/nhìn mờ, nhạy cảm với ánh sáng, co giật, đồng tử giãn ra, đau phía sau/trên mắt, lú lẫn, tê liệt, mất ý thức… Lúc này, người bệnh cần được cấp cứu càng sớm càng tốt. Sau đó, người bệnh vẫn cần tiếp tục đi khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ để theo dõi diễn biến bệnh, các bất thường có thể xảy ra và đảm bảo không phát triển thêm chứng phình động mạch khác.
Bên cạnh việc tìm hiểu phình mạch máu não có nguy hiểm không, chúng ta cần biết cách phòng ngừa căn bệnh này từ sớm. Trên thực tế, bạn không thể thay đổi hoặc ngăn ngừa một số yếu tố rủi ro gây phình mạch máu não như tình trạng di truyền, tuổi tác, dị dạng hay phình mạch máu bẩm sinh… Thế nhưng, vẫn có thể chủ động phòng tránh những yếu tố nguy cơ khác bằng cách:
Để đặt lịch thăm khám, điều trị bệnh tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Hy vọng thắc mắc phình mạch máu não có nguy hiểm không phần nào đã được giải đáp cho bạn. Nhìn chung, căn bệnh này có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng. Do đó, mỗi người cần chủ động ngăn ngừa từ sớm bằng tầm soát định kỳ. Nếu chẳng may mắc bệnh, bạn cần tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ.