Tập luyện thể thao giúp duy trì và nâng cao sức khỏe nhưng việc tập quá sức hoặc không đúng kỹ thuật dẫn đến nguy cơ chấn thương thể thao cao. May mắn thay, nhờ áp dụng các kỹ thuật hiện đại trong chẩn đoán và điều trị, hầu hết các chấn thương thường gặp trong thể thao đều có thể phục hồi hoàn toàn.
Bài viết được sự tư vấn chuyên môn của BSCKII Phạm Trung Hiếu, Trung tâm Phẫu thuật Khớp – Y học thể thao, BVĐK Tâm Anh, Hà Nội.
Chấn thương thể thao xảy ra khi tập quá sức, sai kỹ thuật hoặc sử dụng dụng cụ không phù hợp
“Chấn thương thể thao là thuật ngữ đề cập đến các loại chấn thương thường xảy ra nhất trong khi chơi thể thao hoặc tập luyện. Mặc dù bộ phận nào trên cơ thể cũng có khả năng bị thương trong lúc bạn vận động, nhưng thuật ngữ này chủ yếu đề cập đến những chấn thương hệ thống cơ, xương, khớp và các mô liên quan như sụn, dây chằng. Chấn thương sọ não và tủy sống tương đối hiếm gặp khi chơi thể thao” – Theo ThS.BSNT Phạm Trung Hiếu.
Các chấn thương trong thể thao thường xảy ra ở người trẻ tuổi và trẻ em. Theo ước tính của Stanford Children’s Health, mỗi năm có hơn 3,5 triệu trẻ em và thanh thiếu niên bị thương khi tham gia các hoạt động thể chất. Và ⅓ số ca chấn thương ở trẻ em cũng liên quan đến thể thao. (1)
Phần thân dưới có nhiều khả năng bị thương nhất (42%). Chấn thương ở các chi trên chiếm 30,3% thương tích, còn lại là chấn thương ở đầu và cổ.
Những chấn thương khi chơi thể thao phổ biến nhất là:
Bong gân mắt cá chân là hiện tượng các dây chằng hỗ trợ khớp bị giãn ra quá mức. Chấn thương này xảy ra khi người chơi bị té ngã và lật bàn chân vào trong, gây trật mắt cá ngoài.
Các dấu hiệu bong gân mắt cá chân gồm:
Bong gân mắt cá chân có thể tự khỏi sau vài ngày nhưng nếu không được chăm sóc tốt, nguy cơ tái phát rất cao.
Căng cơ là tên gọi khác của tình trạng cơ bị kéo. Chấn thương này xảy ra khi cơ bị căng quá mức có thể dẫn tới rách cơ, chủ yếu là cơ bắp chân, gân kheo, háng, lưng dưới và vai. Các triệu chứng bao gồm: đau, sưng, yếu, khó hoặc không thể sử dụng cơ.
Đây là tình trạng 1 trong 5 nhóm cơ chạy dọc theo đùi trong bị rách hay đứt khi chơi các môn thể thao cường độ cao như bóng đá, bóng chuyền, tennis… Nếu bị chấn thương háng, bạn sẽ cảm nhận được cơn đau dữ dội ở vùng háng, đùi, hông lan xuống đầu gối. Bạn cũng sẽ gặp khó khăn khi di chuyển và đi lại khập khiễng, khó có thể chạy nhảy hay vặn mình. (2)
Những gì bạn cần làm lúc này là băng ép, chườm đá vùng bị chấn thương, đồng thời nghỉ ngơi hợp lý. Việc trở lại tập luyện quá sớm có thể khiến chấn thương nặng thêm.
Do có cấu tạo phức tạp và phải chịu tải trọng của cả cơ thể nên khớp gối thường bị chấn thương nhất. Chấn thương dây chằng đầu gối là tổn thương thường gặp nhất trong thể dục thể thao, bao gồm:
Sai khớp vai, viêm hoặc rách vòng bít quay, viêm gân chóp xoay, vai đông cứng, tổn thương sụn viền khớp vai, viêm gân cơ nhị đầu là những chấn thương vai thường gặp khi chơi thể thao. Triệu chứng thường gặp gồm: đau, sưng, cứng vùng vai; không thể cử động vai và cánh tay bình thường; khớp vai biến dạng…
Vận động viên chơi các môn thể thao sử dụng chi trên nhiều như bóng chuyền, tennis, bơi lội… có nguy cơ cao bị chấn thương vai
Gãy xương trong thể thao là tình trạng xương bị gãy do lực tác động mạnh từ bên ngoài. Xương có thể gãy theo chiều dọc, chiều ngang, ở nhiều vị trí hoặc gãy thành nhiều mảnh. Dấu hiệu gãy xương gồm: âm thanh lạo xạo dưới da khi chấn thương xảy ra, đồng thời vị trí xương gãy bị bầm tím, sưng đỏ, biến dạng. Bạn cũng không thể vận động linh hoạt tại nơi bị gãy.
Viêm cân gan chân là tình trạng viêm cơ bàn chân – dây chằng nối gót chân với mặt trước của bàn chân, hỗ trợ vòm bàn chân. Triệu chứng thường gặp có thể là cơn đau nhói vào buổi sáng khi rời khỏi giường, hoặc sau khi hoạt động. Các giải pháp hồi phục viêm cân gan chân gồm: nghỉ ngơi, chườm đá, dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) và các bài tập giãn cơ đặc biệt.
Viêm a-sin (gân gót) là tình trạng viêm gân gót chân gây đau, sưng và cứng. Cơn đau trở nên tồi tệ hơn sau khi vận động, có thể dẫn đến tình trạng rách hoặc đứt gân gót. Trong một số trường hợp, các gai xương có thể phát triển bên trong gót chân.
Bất kỳ ai cũng có khả năng gặp phải chấn thương trong các hoạt động thể dục thể thao, nhưng một số yếu tố sau đây khiến bạn hoặc người thân có nguy cơ cao bị chấn thương:
Vì tính chất hiếu động, trẻ em dễ bị chấn thương. Trẻ nhỏ không biết giới hạn thể chất của mình đến đâu nên thường chơi hết mình, bất chấp nguy cơ chấn thương do sai kỹ thuật hoặc hình thức vận động không phù hợp với thể trạng.
Càng lớn tuổi, bạn càng dễ gặp chấn thương. Tuổi tác cũng làm tăng khả năng bạn bị chấn thương lặp đi lặp lại. Những vết thương mới có thể làm trầm trọng thêm các vết thương trước đó.
Đôi khi, chấn thương nghiêm trọng bắt đầu từ những dấu hiệu nhỏ. Nếu không được điều trị đúng cách hoặc bỏ qua, sẽ phát triển thành chấn thương nghiêm trọng.
Trọng lượng dư thừa sẽ tạo áp lực lên các khớp, bao gồm hông, đầu gối và mắt cá chân. Áp lực càng tăng lên khi bạn tập thể dục hoặc thể thao, dẫn tới nguy cơ chấn thương cao hơn.
Có thể bạn dành tình yêu đặc biệt cho đôi giày thể thao lâu năm của mình, nhưng gần đây đế của nó đã mòn, và mũi giày cũng sờn đi. Tương tự, bạn thích một chiếc vợt tennis nhưng nó quá nặng so với lực cổ tay bạn. Những dụng cụ thể thao không phù hợp đó không nên đồng hành cùng bạn trên sân tập, bởi chúng sẽ gián tiếp gây chấn thương cho bạn
Các môn thể thao di chuyển nhanh liên quan đến việc dừng lại và vặn người đột ngột chính là nguyên nhân gây bong gân và căng cơ. Bên cạnh đó, bơi lội sai kỹ thuật hoặc cầm vợt không đúng tư thế khi chơi tennis, cầu lông cũng góp phần gây ra một loạt chấn thương khác nhau.
Nhiều chấn thương thể thao gây ra cảm giác đau đớn hoặc khó chịu ngay lập tức. Ngược lại, một số loại chấn thương chỉ có thể nhận thấy sau một thời gian dài. Do đó, nếu thường xuyên chơi thể thao, bạn cần kiểm tra sức khỏe xương khớp định kỳ để tầm soát và phát hiện sớm chấn thương.
Trong quá trình khám, bác sĩ thường áp dụng các bước sau:
Chẩn đoán hình ảnh giúp xác định chính xác loại chấn thương cũng như mức độ tổn thương hệ cơ xương khớp
Quá trình điều trị phụ thuộc vào vị trí và mức độ nghiêm trọng của chấn thương. Đối với những chấn thương cấp tính, bác sĩ sẽ chỉ định áp dụng phương pháp RICE. (3) Đây cũng là những bước sơ cứu chấn thương khi chơi thể thao, thể dục cơ bản mà chúng ta cần thực hiện trong quá trình chuẩn bị đưa vận động viên tới bệnh viện gần nhất:
Sau thời gian chữa bệnh ban đầu bằng phương pháp RICE, bác sĩ sẽ xác định có cần điều trị bổ sung để hồi phục hoàn toàn chấn thương hay không. Các phương pháp xử lý có thể được áp dụng gồm:
Thực hiện các bài tập phục hồi chức năng sau chấn thương giúp rút ngắn thời gian hồi phục
Cách tốt nhất để ngăn ngừa chấn thương khi tập thể dục là khởi động đúng cách để làm ấm cơ. Khi cơ lạnh dễ bị căng quá mức dẫn đến rách, ngược lại, cơ ấm sẽ linh hoạt hơn. Chúng có thể đảm nhận tốt các chuyển động nhanh, uốn cong và dừng đột ngột, giảm tải nguy cơ chấn thương. (4)
Theo ThS.BSNT Phạm Trung Hiếu, tuân thủ những hướng dẫn sau giúp bạn phòng tránh chấn thương hiệu quả:
Chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với các vận động viên. Nếu cơ thể không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, bạn sẽ khó hồi phục sức khỏe sau khi hoạt động thể lực và tăng nguy cơ chấn thương. Một chế độ ăn giúp tăng sức mạnh cho cơ bắp phải cân bằng các nhóm chất:
Cùng với đội ngũ bác sĩ đầu ngành giỏi nghề và giàu kinh nghiệm, Trung tâm Phẫu thuật Khớp – Y học Thể thao, BVĐK Tâm Anh được trang bị các loại máy móc trang thiết bị hiện đại như hệ thống máy nội soi công nghệ 3D độ phân giải cao, máy X-quang thế hệ mới…, đặc biệt áp dụng công nghệ phẫu thuật bằng robot hiện đại và thông minh hàng đầu thế giới ARTIS pheno của thương hiệu Siemens, nhập khẩu đồng bộ từ Cộng hòa Liên bang Đức. Nhờ đó, nơi đây trở thành địa chỉ khám và điều trị các chấn thương trong thể thao được nhiều vận động viên, người chơi thể thao không chuyên lựa chọn.
Các bác sĩ BVĐK Tâm Anh trong một ca phẫu thuật thay khớp háng
Trung tâm Phẫu thuật Khớp – Y học Thể thao, BVĐK Tâm Anh đã thực hiện nhiều kỹ thuật điều trị chuyên sâu cho các chấn thương như: phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước/dây chằng chéo giữa/dây chằng chéo sau; khâu sụn chêm khớp gối; nội soi điều trị tổn thương khớp vai/khớp khuỷu/khớp háng; phẫu thuật nối gân a-sin qua da; điều trị các trường hợp gãy xương, trật khớp ở chi trên, chi dưới và xương chậu; phẫu thuật điều trị tổn thương gân, cơ, phần mềm…
Để được tư vấn và đặt lịch khám tại Trung tâm Phẫu thuật Khớp và Y học thể thao, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách có thể liên hệ:
Trên đây là những thông tin, định nghĩa bạn cần biết về những chấn thương thể thao, thể dục thường gặp nhất. Khi gặp các dấu hiệu tổn thương này khi chơi thể thao, hãy nhanh chóng đến các cơ sơ y tế, bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.