Chấn thương bóng đá là điều không thể tránh khỏi dù người chơi đã có nhiều biện pháp ngăn ngừa và bảo vệ. Trong môn thể thao vua, các chiến binh “sân cỏ” cần có thể lực, sức mạnh tốt, tốc độ di chuyển nhanh nhẹn để chuyền và sút bóng vào lưới của đối thủ. Với nhiều pha va chạm trong trận đấu, bóng đá được xem là bộ môn thể thao có tỷ lệ chấn thương cao.
Chạy bộ liên tục trong 90 phút dù với bất kỳ cường độ nào cũng đòi hỏi sức chịu đựng tốt và thể lực cao. Do đó, những cầu thủ bóng đá thường có sức bền tốt hơn hẳn so với người bình thường.
Mỗi cầu thủ trung bình phải chạy 8-11 km trong một trận đấu kéo dài 90 phút. Liên tục di chuyển trong 90 phút sẽ giúp giữ nhịp tim luôn cao, tương tự khi thực hiện những bài tập cải thiện sức khỏe tim mạch. Nhờ đó, người chơi bóng đá luôn có sức khỏe tim mạch tốt, hạn chế việc hình thành những mảng bám trong các động mạch vành và đốt cháy lượng calo dư thừa nạp vào cơ thể.
Bóng đá như một bài tập phối hợp toàn thân giữa chạy bộ và những động tác xoay khớp. Khi chơi môn thể thao này, mọi cơ quan trong cơ thể đều hoạt động, phối hợp nhịp nhàng, giúp người chơi đốt cháy lượng calo và lượng mỡ dư thừa hiệu quả, xây dựng các múi cơ, từ đó sở hữu một thân hình săn chắc và khỏe khoắn.
Mật độ xương của con người sẽ giảm dần theo tuổi tác. Khi chơi đá bóng thường xuyên, hệ cơ xương chịu áp lực lớn hơn giúp xương trở nên chắc khỏe hơn.
Đá bóng đòi hỏi kỹ năng phối hợp nhịp nhàng của tay chân và sức mạnh toàn thân. Các động tác như chạy, nhảy, xoay người, quan sát, tăng tốc… đều được thực hiện liên tục, đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng của toàn bộ cơ thể. Điều này sẽ giúp cải thiện khả năng phối hợp giữa não, mắt và cơ thể của người tập.
Bóng đá là môn thể thao tập thể. Để tham gia một trận bóng, bạn cần phối hợp với những thành viên trong đội để có được chiến thắng chung. Quá trình này giúp người chơi rèn luyện tinh thần đồng đội rất tốt.
Bóng đá là môn thể thao có nhịp độ nhanh. Vì thế, não bộ của người chơi cần phải có tốc độ xử lý nhanh. Bạn sẽ cần dùng trí não để điều khiển cơ thể, quan sát và phối hợp nhịp nhàng với đồng đội để ghi bàn. Luôn tìm kiếm cơ hội để giành chiến thắng, bộ não của người chơi phải luôn hoạt động “hết công suất” trong suốt trận đấu.
Bóng đá là môn thể thao có tính đối kháng tập thể quyết liệt. Trong suốt trận đấu, các cầu thủ thường phải di chuyển liên tục với tốc độ cao. Điều này rất dễ dẫn tới va chạm, chấn thương. Từ các va chạm nhỏ hoặc các cú nhảy đỡ bóng đều có thể ảnh hưởng đến cơ thể của người chơi. (1)
Ngoài ra, không khởi động, làm ấm cơ thể trước khi vào trận đấu hoặc chế độ ăn uống, nghỉ ngơi không hợp lý cũng có thể khiến các cầu thủ dễ mắc chấn thương.
Chấn thương cơ hamstring là tình trạng cơ vùng sau đùi bị rách hay bị kéo giãn quá mức. Chấn thương này có thể xảy ra cấp tính hay mạn tính do va chạm, té ngã đột ngột trong khi chơi bóng đá.
Để phòng ngừa chấn thương, cầu thủ cần khởi động thật kỹ trước khi thi đấu hoặc vào bài tập chính. Bạn nên thực hiện những bài tập kéo căng, uốn cong trong khoảng 3-5 phút trước và sau khi vận động mạnh.
Bong gân mắt cá chân là một chấn thương phổ biến trong thể thao, đặc biệt là trong bóng đá. Đây là tình trạng chấn thương phần mềm, nguyên nhân thường do chấn thương đột ngột.
Bong gân mắt cá chân sẽ khiến dây chằng ở vị trí này bị tổn thương, gây giãn hoặc rách. Loại bong gân mắt cá phổ biến nhất là chấn thương dây chằng. Để phòng ngừa chấn thương này cần chú ý: (2)
Các cầu thủ chơi bóng đá cũng thường gặp chấn thương ở đầu gối, chủ yếu là chấn thương dây chằng chéo trước và rách sụn chêm.
Chấn thương dây chằng chéo trước xảy ra do trẹo đầu gối khi cầu thủ thay đổi hướng quá nhanh, dừng lại đột ngột, tiếp đất không tốt sau một bước nhảy hay va chạm với lực mạnh. Chấn thương dây chằng chéo trước thường xảy ra trong các môn thể thao cường độ cao như bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền…
Khi gặp chấn thương này, bạn nên hạn chế cử động đầu gối, có thể dùng nẹp, nạng để hỗ trợ di chuyển, xem xét những phương pháp vật lý trị liệu hay cân nhắc phẫu thuật đối với những trường hợp đứt dây chằng nghiêm trọng.
Sụn chêm giúp ổn định khớp gối, bảo vệ xương không bị hao mòn. Tuy nhiên, chỉ cần một cú xoay gối đột ngột khi tập luyện, chơi bóng đá đều có thể dẫn tới tình trạng sụn chêm bị rách hoặc vỡ. Chấn thương có thể xảy ra tại nhiều vị trí khác nhau như rách sụn trong – ngoài, rách sừng trước – sau, rách vùng giàu mạch hoặc vô mạch…
Ngoài ra, hình thái vết rách cũng khác nhau như rách theo chiều dọc, chiều ngang, hình nan hoa, hình vạt hoặc những hình dạng phức tạp khác.
Để khắc phục tình trạng rách sụn chêm, bạn nên nghỉ ngơi, chườm đá, bất động khớp gối, hạn chế vận động, dùng thuốc giảm đau, chống viêm, chống phù nề theo chỉ định từ bác sĩ. Các trường hợp đáp ứng kém với điều trị nội khoa có thể được chỉ định phẫu thuật.
Viêm gân Achilles (viêm gân gót chân) là tình trạng gân Achilles hoạt động quá mức dẫn đến tình trạng bị quá tải về lực và trọng lực, gây tổn thương lên vùng gót chân. Nếu không có biện pháp xử trí sớm, cầu thủ có thể đối mặt với nguy cơ đứt gân Achilles.
Khi mắc phải chấn thương này, bạn nên ngừng mọi hoạt động để nghỉ ngơi, áp dụng biện pháp sơ cứu R.I.C.E (nghỉ ngơi, chườm lạnh, băng ép, kê cao chân). Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định dùng các loại thuốc giảm đau hay thuốc chống viêm không kê đơn như naproxen, ibuprofen, aspirin…
Sau khi triệu chứng đau thuyên giảm, các kỹ thuật viên vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn các bài tập giúp thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương, tăng cường sức mạnh gân Achilles và hạn chế các nguy cơ viêm tái phát.
Sự va chạm mạnh giữa các cầu thủ trong trận đấu có thể gây gãy xương. Khi mắc chấn thương này, cầu thủ nên dừng mọi hoạt động và đến bệnh viện ngay lập tức. Gãy xương cần được điều trị bằng phẫu thuật để đưa xương về đúng vị trí và phục hồi các khớp, cơ càng sớm càng tốt để tránh các biến chứng do bó bột. (3)
Ngoài chấn thương do va chạm, gãy xương có thể do mỏi (stress fracture), thường xảy ra ở các xương phải chịu trọng lượng của cơ thể như xương cẳng chân và bàn chân.
Để xương nhanh lành cần lưu ý:
Biện pháp tốt nhất để phòng ngừa chấn thương khi chơi bóng đá là khởi động đúng cách, giúp làm ấm cơ. Khi cơ lạnh sẽ dễ bị căng quá mức dẫn tới rách, ngược lại cơ ấm sẽ linh hoạt hơn. Chúng có thể đảm nhận tốt những chuyển động nhanh, uốn cong, dừng đột ngột, giảm thiểu nguy cơ chấn thương thể thao.
Tuân thủ các hướng dẫn sau giúp phòng tránh chấn thương hiệu quả:
Quá trình phục hồi chức năng cần được bắt đầu càng sớm càng tốt sau chấn thương, cần tạo thành một chuỗi liên tục với những can thiệp trị liệu khác. Quá trình này có thể bắt đầu trước hay ngay sau khi phẫu thuật khi chấn thương cần can thiệp phẫu thuật.
Những nguyên tắc trong phục hồi chức năng cần lưu ý gồm: (4)
Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Hệ thống BVĐK Tâm Anh, là nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ ngoại khoa giàu kinh nghiệm, tận tâm, nhiệt tình như: TTND.GS.TS.BS Nguyễn Việt Tiến; PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa; TS.BS Tăng Hà Nam Anh; ThS.BS.CKII Trần Anh Vũ; BS.CKI Trần Xuân Anh, ThS.BS.CKI Lê Đình Khoa, ThS.BS Nguyễn Quang Tôn Quyền; TS.BS Đỗ Tiến Dũng; TS.BS.CKII Vũ Hữu Dũng… Đây cũng là một trong những đơn vị tiên phong trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh về cơ xương khớp với kỹ thuật hiện đại theo phác đồ cập nhật quốc tế.
Bệnh viện còn được trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại như: máy chụp CT 768 lát cắt Somatom Drive, máy cộng hưởng từ thế hệ mới Magnetom Amira BioMatrix, robot Artis Pheno, máy đo mật độ xương, máy siêu âm…; hệ thống kính vi phẫu thuật Opmi Vario 700 Zeiss, bàn mổ Meera-Maquet… để có thể phát hiện sớm các tổn thương và điều trị hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp…
BVĐK Tâm Anh còn sở hữu hệ thống phòng khám khang trang, khu nội trú cao cấp; khu vực phục hồi chức năng hiện đại; quy trình chăm sóc hậu phẫu toàn diện giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và ổn định sức khỏe sau phẫu thuật.
Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Bóng đá là môn thể thao vua giành được rất nhiều sư yêu thích. Tuy nhiên, việc chơi môn thể thao này cũng tiềm ẩn các nguy cơ gây chấn thương. Nhận biết các chấn thương bóng đá thường gặp sẽ giúp người chơi có cách phòng ngừa cũng biện pháp xử trí hiệu quả.