Đứt dây chằng chéo sau thường ít gây đau đớn, mất ổn định hay khó đi lại như khi bị tổn thương dây chằng chéo trước. Nhưng chấn thương này cũng có thể khiến bạn mất nhiều thời gian phục hồi, và trở thành tiền đề cho nguy cơ thoái hóa khớp gối về sau
Đứt dây chằng chéo sau là tình trạng bị căng, rách hoặc đứt hoàn toàn dây chằng chéo sau đầu gối. Chấn thương này thường xuất hiện khi phần đầu gối phía trước bị va chạm mạnh do tai nạn giao thông, chấn thương thể thao… Các môn thể thao dễ gây đứt dây chằng đầu gối là bóng đá, bóng rổ, bóng bầu dục…
Dây chằng chéo sau (PCL – Posterior Cruciate Ligament) và dây chằng chéo trước (ACL) hợp với nhau tạo thành chữ X ở giữa đầu gối, giúp kết nối xương đùi với xương ống chân với nhau. Khi một trong hai dây chằng bị chấn thương có thể gây đau, sưng và cảm giác mất ổn định cho khớp gối. (1)
Các chuyên gia chia đứt dây chằng chéo sau gối thành 4 cấp độ:
Trái ngược với tình trạng khớp gối phát ra tiếng lục cục khi bị đứt dây chằng chéo trước, chấn thương đứt dây chằng chéo sau thường không có biểu hiện rõ ràng. Vì thế, rất nhiều người không nhận biết được chấn thương của mình hoặc chỉ nghĩ đơn giản là một sự cố nhỏ. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, triệu chứng có thể biểu hiện rất rõ ràng như sau: (2)
Theo các chuyên gia Y học thể thao – hệ thống BVĐK Tâm Anh, nếu không được điều trị đúng cách, theo thời gian, khớp gối sẽ bị viêm. Điều đó làm cơn đau có thể tồi tệ hơn, tình trạng mất vững đầu gối càng nghiêm trọng.
Về cơ bản, dây chằng chéo sau có thể bị rách hoặc đứt khi bạn bị va đập mạnh ở vùng đầu gối. Những chấn thương này thường gặp nhất trong các trường hợp:
Ngoài ra, các yếu tố nguy cơ phổ biến của chấn thương đứt dây chằng chéo PCL là: chơi thể thao không có dụng cụ bảo hộ hoặc dụng cụ không đảm bảo chất lượng; thiếu khởi động hoặc khởi động không nghiêm túc.
Xem thêm một số chấn thương dây chằng khác tại các bài viết được tư vấn chuyên môn từ các Chuyên gia – Bác sĩ thuộc Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình Tâm Anh:
Hầu hết các trường hợp chấn thương dây chằng chéo sau thường không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, các cấu trúc khác của đầu gối (bao gồm các dây chằng khác hoặc sụn khớp) bị tổn thương, không được điều trị đúng cách cũng có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm.
Do đó, nếu số lượng các thành phần cấu tạo nên khớp gối bị hư hỏng nhiều, bạn có thể bị đau đầu gối thường xuyên và nguy cơ cao bị viêm khớp, thoái hóa khớp.
Các tổn thương liên quan đến dây chằng chéo sau có thể là cấp tính hoặc mạn tính. Trong đó, tổn thương cấp tính là do chấn thương xuất hiện một cách đột ngột. Ngược lại, các tổn thương mạn tính có liên quan đến chấn thương dây chằng chéo sau phát triển theo thời gian.
Có thể bạn quan tâm: Đứt dây chằng chéo đầu gối có đi được không?
Để đảm bảo đưa những phác điều trị chính xác, bác sĩ sẽ cần phối hợp nhiều phương pháp trong quá trình chẩn đoán (3). Thông thường, khi bị chấn thương dây chằng chéo sau, bác sĩ sẽ kiểm tra chi tiết bằng cách:
Theo các bác sĩ Y học thể thao – hệ thống BVĐK Tâm Anh, tùy theo tình trạng đứt dây chằng chéo sau mà bạn có thể điều trị không cần phẫu thuật hoặc phẫu thuật. (4)
Tham khảo:
Cụ thể, việc điều trị ban đầu đối với chấn thương dây chằng chéo sau có thể được thực hiện theo phương pháp sơ cứu chấn thương RICE (Rest là nghỉ ngơi, Ice là chườm lạnh, Compression là băng ép và Elevation là nâng cao). Cách thức thực hiện bao gồm:
Các trường hợp chấn thương dây chằng chéo sau có thể không cần phẫu thuật bao gồm: Chấn thương cấp độ I hoặc II và không có dây chằng đầu gối nào khác bị thương. Các chấn thương mãn tính mới được chẩn đoán chỉ ảnh hưởng đến dây chằng chéo sau và không gây ra các triệu chứng khác.
Phương pháp phẫu thuật được chỉ định khi bạn bị chấn thương dây chằng chéo sau, nhưng tình trạng nghiêm trọng như dây chằng bị đứt hoàn toàn, khớp gối bị lỏng, chấn thương liên quan đến các dây chằng khác.
Lúc này, bác sĩ phẫu thuật có thể nối dây chằng, cố định xương cùng với dây chằng trở lại vị trí đúng bằng cách bắt vít. Bên cạnh đó, nếu tổn thương trầm trọng và cần phải thay thế, bạn có thể được dùng mô từ người hiến tặng đã qua đời hoặc dây chằng nhân tạo.
Đôi khi phẫu thuật sẽ thực hiện theo phương pháp mổ mở, nhưng bạn cũng có thể được lựa chọn phương pháp can thiệp ít xâm lấn hơn bao gồm một mổ nội soi. Bác sĩ phẫu thuật sử dụng các vết mổ nhỏ hơn.
Sau khi phẫu thuật, bạn cần một thời gian để nghỉ ngơi và phục hồi chức năng, có thể dao động từ 26 – 52 tuần.
Cho dù việc điều trị của bạn có liên quan đến phẫu thuật hay không, thì phục hồi chức năng cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp bạn quay trở lại với các hoạt động thường nhật.
Nếu bạn cần được phẫu thuật, việc tập vật lý trị liệu sẽ bắt đầu từ 1-4 tuần sau đó. Trong đó, bạn có thể mất vài tuần trước khi bạn trở lại với công việc nhẹ nhàng như làm văn phòng và có thể là vài tháng nếu công việc của bạn đòi hỏi hoạt động nhiều. Thông thường, thời gian hồi phục hoàn toàn cần từ 6 – 12 tháng.
Trên thực tế, rất khó để có thể ngăn ngừa chấn thương dây chằng, vì chúng thường là hậu quả của một tai nạn hoặc tình huống không lường trước được. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể giảm thiểu nguy cơ đứt dây chằng chéo sau bằng cách:
Trung tâm Chấn thương chỉnh hình và Trung tâm Phẫu thuật khớp & Y học thể thao, hệ thống BVĐK Tâm Anh còn sở hữu độc quyền ngân hàng dây chằng nhân tạo, có khả năng cung cấp các dịch vụ thay dây chằng giúp bạn phục hồi nhanh và nhất là có thể quay trở lại với các bộ môn thể thao yêu thích.
Trung tâm Chấn thương chỉnh hình và Trung tâm Phẫu thuật khớp & Y học thể thao BVĐK Tâm Anh TP.HCM là nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, bác sĩ ngoại khoa giàu kinh nghiệm, tận tâm, nhiệt tình như: TS.BS Tăng Hà Nam Anh; ThS.BS Trần Anh Vũ; Ths.BS Đặng Khoa Học; ThS.BS.CKI Lê Đình Khoa; BS.CKI Trần Xuân Anh; ThS.BS Trương Hoàng Huy, BS. Lê Đăng Phong…
Bên cạnh đó, bệnh viện còn được trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại như: máy chụp CT 768 lát cắt Somatom Drive, máy cộng hưởng từ thế hệ mới Magnetom Amira BioMatrix, máy đo mật độ xương, máy siêu âm…; hệ thống kính vi phẫu thuật Opmi Vario 700 Zeiss, bàn mổ Meera-Maquet… để có thể phát hiện sớm các tổn thương và phẫu thuật điều trị thành công các bệnh lý về cơ xương khớp…
Đây cũng là một trong những đơn vị tiên phong trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh về cơ xương khớp với kỹ thuật hiện đại theo phác đồ tiên tiến hàng đầu thế giới, cụ thể như: Phẫu thuật thay xương; thay khớp khuỷu, khớp vai; phẫu thuật tái tạo và sửa chữa tổn thương đa dây chằng khớp gối; nối gân achilles (gân gót)…
Hệ thống BVĐK Tâm Anh còn sở hữu hệ thống phòng khám khang trang, khu nội trú cao cấp; khu vực phục hồi chức năng hiện đại; quy trình chăm sóc hậu phẫu toàn diện giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và ổn định sức khỏe sau phẫu thuật.
Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình hoặc Trung tâm phẫu thuật khớp và Y học thể thao, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách vui lòng liên hệ:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Đứt dây chằng chéo sau là một trong những tổn thương có thể để lại di chứng thoái hóa khớp đầu gối, nếu như không được điều trị kịp thời và đúng cách. Tuy nhiên, bạn cũng không cần phải lo lắng quá nhiều, vì hiện nay các chấn thương này đều được giải quyết một cách triệt để theo phương pháp can thiệp ít xâm lấn, giúp người bệnh nhanh chóng tái hoạt động một cách an toàn hiệu quả tại hệ thống BVĐK Tâm Anh.