Viêm VA là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ từ 6 tháng đến 6 tuổi, tỷ lệ mắc bệnh chiếm khoảng 20-30% nhiễm khuẩn hô hấp trên. Đây là một trong những căn bệnh đe dọa đường hô hấp ở trẻ phổ biến nhất và có thể gây biến chứng lên các cơ quan khác, ảnh hưởng đến sự phát triển tinh thần và thể chất của trẻ. Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp nào điều trị triệt để viêm VA ở trẻ?
Được bố mẹ đưa đến khám tại BVĐK Tâm Anh, Hà Nội, bé N.N.Th (3 tuổi, ở Hải Dương) có thể trạng ốm còi cọc thấp bé, sốt cao 38,5 độ, thở khò khè, nhiều dịch mũi. Chị L. – mẹ bé cho biết, con thường xuyên bị viêm VA, tái phát nhiều lần, tháng nào cũng ốm. Dù được bác sĩ khuyên nên nạo VA nhưng chị L. âm thầm từ bỏ điều trị cho con vì đọc được nhiều thông tin trên mạng cho rằng sau nạo VA trẻ sẽ hay bị ốm do mất hàng rào bảo vệ ở mũi họng. Chỉ khi con trở nặng, chị mới hoảng hốt cho con nhập viện.
Qua thăm khám, PGS.TS.BS Nguyễn Thị Quỳnh Hương – Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội nhận định: “Bệnh nhi N.N.Th bị viêm VA mãn tính, viêm có mủ và phì đại nặng khiến bé bị nghẹt mũi kéo dài, thở khò khè, sốt , thậm chí xuất hiện những cơn ngưng thở khi ngủ, gây thiếu oxi cung cấp cho não vô cùng nguy hiểm trước mắt và lâu dài. Vì vậy cách xử lý tốt nhất là nạo VA”.
PGS.TS.BS Nguyễn Thị Quỳnh Hương cho biết thêm: “Tỷ lệ trẻ mắc bệnh ở Việt Nam là khá cao, hầu như trẻ đều có khả năng mắc vài lần. Viêm VA là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ từ 6 tháng đến 6 tuổi. Trẻ có thể mắc liên tục với tần suất mỗi năm bị 4 – 6 đợt viêm cấp và trở thành mãn tính. Mặc dù là bệnh phổ biến, rất nhiều trẻ bị nhưng còn rất nhiều bậc phụ huynh chủ quan về bệnh hoặc có những hiểu biết sai lầm dẫn tới những hệ quả đáng tiếc khi bệnh đã để lại biến chứng”.
Trường hợp bé N.N.Th không phải là hiếm. Hiện nay nhiều bậc phụ huynh quyết định đặt niềm tin của mình vào những thông tin không rõ nguồn gốc để áp dụng “tự điều trị” cho con mình. Nhiều trẻ nhập viện vì VA mãn tính, viêm VA phì đại có mủ kèm biến chứng trong khi bệnh thực chất có thể dễ dàng điều trị triệt để nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.
Do vậy, việc nắm rõ nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng ngừa và chăm sóc bệnh viêm VA ở trẻ em sẽ giúp bố mẹ chăm con một cách thông thái hơn khi trẻ không may mắc bệnh cũng như bảo vệ sức khỏe con một cách tốt nhất.
VA là từ viết tắt từ tiếng Pháp “Végétations Adénoides”, là tổ chức lympho nằm ở vòm họng. Khi thở, không khí vào mũi, qua VA rồi mới vào phổi. VA là một phần thuộc vòng bạch huyết Waldeyer bao gồm: VA, amidan vòi, amidan hầu, amidan lưỡi, vòng này bao xung quanh đường thở và đường ăn. Đây còn được gọi là “hàng rào vệ sĩ” để bảo vệ cơ thể trẻ bởi tất cả các vi khuẩn vào từ mũi và từ miệng đều phải xuyên qua vòng Waldeyer.
Những “Vệ sĩ” tế bào bạch cầu tại VA chịu trách nhiệm “canh gác”, “nhận diện” và “xử lý” vi khuẩn. Tế bào có khả năng nhận diện và tạo kháng thể. Các kháng thể này được nhân rộng và tỏa đi khắp nơi, nhiều nhất là ở vùng mũi họng để “làm nhiệm vụ”. Khi vi khuẩn tái xâm nhập, chúng sẽ tự động vô hiệu hóa vi khuẩn và tiêu diệt ngay.
Theo PGS.TS.BS Nguyễn Thị Quỳnh Hương, “VA bình thường chỉ dày khoảng 4 – 5mm, không cản trở đường thở, VA tuy rất mỏng, nhưng xếp theo hình lá nên diện tiếp xúc với bên ngoài rất rộng để làm tốt nhiệm vụ của mình. VA có từ lúc trẻ mới sinh nhưng rất nhỏ. Từ 6 tháng tuổi, VA sẽ dần dần phát triển để làm nhiệm vụ miễn dịch. Đến 9-10 tuổi, VA teo dần và chỉ còn dấu vết ở tuổi dậy thì. Khi khỏe mạnh, VA sẽ làm rất tốt nhiệm vụ của mình là nhận diện vi khuẩn và tạo ra kháng thể.”
Lý giải vì sao trẻ thường xuyên bị viêm VA, PGS.TS.BS Nguyễn Thị Quỳnh Hương cho biết:
Thứ nhất, VA nằm phía sau mũi, trên lưỡi gà, là vùng đặc biệt khó thấy ở trẻ khi thực hiện thăm khám và tầm soát thông thường nên dễ bị bỏ sót khi chỉ soi vùng mũi và họng đơn thuần.
Thứ hai, VA là cấu trúc 1 trong 5 thành phần cấu trúc lympho họng bảo vệ cho trẻ khỏi các tác nhân gây hại gồm các loại vi khuẩn, nấm, vi rút khi đi qua đường thở, chính vì vậy, VA cần “đối mặt” 24/24 với những mầm bệnh, chỉ cần sức đề kháng của trẻ suy yếu hay VA phải “làm việc” quá tải thì rất dễ dàng bị viêm. Lúc này bạch cầu không đủ sức chống chọi sẽ “chịu thua”, để vi khuẩn cư trú tại đây có cơ hội sinh sôi và tấn công gây viêm bệnh lý. Như vậy, sau nhiều lần nhiễm trùng, VA có thể trở thành ổ chứa vi khuẩn, gây nên sự tái phát nhiều lần.
Lý do thứ 3 là việc sử dụng thuốc kháng sinh không tuân theo bất cứ chỉ định nào của bác sĩ. Bên cạnh đó phải kể tới thói quen áp dụng các mẹo chữa bệnh, các thông tin không được chứng thực để chữa bệnh khiến bệnh khó được điều trị dứt điểm hoặc gây ra hiện tượng kháng kháng sinh khiến bệnh dai dẳng, tái phát nhiều lần.
Lý do thứ 4, VA có khả năng “đặc biệt” là tạo ra các chất màng bao bọc tổ chức này. Bình thường, khả năng đặc biệt này có thể làm rất tốt việc bảo vệ hệ hô hấp và sức khỏe cho trẻ tuy nhiên khi đã mắc bệnh, chính khả năng này lại ngăn chặn hiệu quả của thuốc. Chính vì vậy, việc sử dụng thuốc không đúng chỉ định sẽ gây ảnh hưởng đến việc điều trị nội khoa của các bác sĩ.
Trẻ cần được thăm khám sớm khi có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh.
PGS.TS.BS Nguyễn Thị Quỳnh Hương cho biết: “Những triệu chứng kể trên là dấu hiệu của viêm VA không biến chứng. Tức là bệnh chỉ gây viêm đơn thuần, chưa ảnh hưởng tới những cơ quan khác. Lúc này, bố mẹ nên điều trị cho con sớm, đừng chần chừ và tự ý điều trị, tránh để bệnh phát triển mãn tính, gần như không thể điều trị bằng nội khoa mà cần sử dụng những phương pháp can thiệp có xâm lấn khác.”
Xem thêm:
Trong trường hợp này, PGS.TS.BS Nguyễn Thị Quỳnh Hương lưu ý: “Các dấu hiệu của viêm V.A có thể không xuất hiện đầy đủ khi trẻ mắc bệnh và rất dễ nhầm lẫn với các bệnh viêm đường hô hấp trên khác, vì vậy bố mẹ nên cho con tới các trung tâm y tế uy tín khi trẻ có các biểu hiện bất thường. Không nên tự ý điều trị bệnh ở nhà khi chỉ dựa vào các thông tin không xác thực.”
Viêm V.A thường không nguy hiểm đến tính mạng của trẻ nhưng bệnh thường xuyên tái phát. Đối với những trẻ bị viêm mãn tính, bệnh có thể khiến trẻ chậm phát triển thể chất và tinh thần, trẻ gầy gò, chậm chạp, kém hoạt bát và ảnh hưởng tới sức khỏe, dẫn tới bệnh lý dưới đây:
Khi thấy trẻ xuất hiện những dấu hiệu nghi vấn, tốt nhất cha mẹ nên đưa bé đi khám tại những cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chuyên khoa Tai – Mũi – Họng trực tiếp thăm khám và điều trị. Bên cạnh việc phối hợp điều trị với bác sĩ, cha mẹ cũng nên chăm sóc trẻ đúng cách và để ý hơn tới chế độ dinh dưỡng của trẻ nhằm bổ sung đầy đủ những dưỡng chất cần thiết để củng cố hệ miễn dịch và tăng cường sức khỏe cho trẻ.
Để lựa chọn phương pháp điều trị bệnh, các bác sĩ thường sẽ dựa vào các giai đoạn của bệnh cũng như tính chất của bệnh sau khi chẩn đoán. Việc chẩn đoán bằng nội soi tai mũi họng qua đường miệng và đường mũi là phương tiện chẩn đoán viêm VA tốt nhất hiện nay để có thể nhìn thấy VA, đánh giá được kích thước của VA theo phân độ quá phát và tình trạng viêm của VA”, PGS.TS.BS Nguyễn Thị Quỳnh Hương chia sẻ.
Các cấp độ của viêm VA
“Nhiều phụ huynh cho rằng sau khi nạo VA, sức đề kháng của trẻ sẽ kém đi do phá bỏ mất một phần hàng rào miễn dịch. Thực chất khi đã bị viêm mãn tính ở mức độ nặng, VA sẽ mất đi chức năng vốn có của mình và trở thành ‘ngôi nhà’ của vi khuẩn. Trong những trường hợp này, việc tiến hành nạo VA là cần thiết, đây mới là cách làm đúng để bảo vệ trẻ khỏi ổ vi khuẩn.
Tuy nhiên, để tránh lạm dụng phẫu thuật, chỉ định nạo VA cần được thực hiện đúng quy trình dựa trên kết quả thăm khám lâm sàng và nội soi, bởi các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng. Hiện nay, đã có những phương pháp phẫu thuật hiện đại, có thể áp dụng cho trẻ trên 1 tuổi mà hoàn toàn không gây biến chứng cho trẻ” – BSCKII Phạm Thanh Xuân nhấn mạnh.
BVĐK Tâm Anh, Hà Nội đang áp dụng công nghệ Plasma hiện đại nhất để phẫu thuật cắt AMIDAN cho trẻ. Đây là kỹ thuật tiên tiến, an toàn, hiệu quả, nhanh chóng nhất hiện nay, được giới chuyên môn ưu tiên áp dụng vì 5 lý do:
Để điều trị triệt để viêm VA, các bậc cha mẹ đừng quên lựa chọn những địa chỉ y tế chuyên khoa chất lượng và uy tín để thăm khám cho trẻ để trẻ được điều trị đúng, từ đó hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng có thể xảy ra.
Khoa Nhi – Bệnh viện Đa Khoa Tâm Anh, Hà Nội là một trong những địa chỉ thăm khám tin cậy được đông đảo quý phụ huynh yêu mến và lựa chọn. Quy tụ nhiều chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Nhi khoa với 20 – 30 năm kinh nghiệm, thăm khám tại BVĐK Tâm Anh, Hà Nội, các bậc cha mẹ còn được hỗ trợ tư vấn về cách chăm sóc, nuôi dạy con, chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ.
Với sự đầu tư bài bản và chuyên nghiệp, Chuyên khoa Nhi là chuyên khoa mũi nhọn tại bệnh viện Đa khoa Tâm Anh với đầy đủ các chuyên ngành, gồm Nội trú Nhi và Ngoại trú Nhi.
Bên cạnh Hệ thống phòng khám, phòng nội trú tiêu chuẩn 5 sao, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh còn quan tâm đến không gian vui chơi của các bé. Không gian của khoa được trang trí rực rỡ, đầy màu sắc, tạo tâm lý vui vẻ, thoải mái, thư giãn cho các bé khi đến đây khám bệnh.
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh
108 phố Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, TP.Hà Nội
Đặt lịch khám: 1800 6858 hoặc https://tamanhhospital.vn/dat-lich-kham/