U tế bào tiết insulin (Insulinoma) là loại u hiếm gặp và gây ra tiết insulin quá mức. Triệu chứng chính là hạ đường huyết lúc đói. Chẩn đoán nhờ đo đường máu cùng với đo nồng độ insulin khi đói 48 giờ, 72 giờ, tiếp theo là siêu âm nội soi. Điều trị bằng phẫu thuật khi còn có thể. Các thuốc ngăn chặn sự bài tiết insulin (ví dụ, diazoxide, octreotide, thuốc chẹn kênh calci, thuốc chẹn beta, phenytoin) được dùng cho bệnh nhân không đáp ứng với phẫu thuật.
Insulinoma là một loại u thần kinh nội tiết bắt nguồn từ các tế bào tiểu đảo tụy. Trong số tất cả các u tiết insulin, 80% là đơn lẻ và có thể được ghép lại nếu được xác định. Chỉ có 10% u tiết insulin là ác tính. U tiết insulin xảy ra ở 1/250.000 người với tuổi trung bình là 50, ngoại trừ trong trường hợp đa u tuyến nội tiết (MEN) típ 1 (khoảng 10% u tiết insulin) lại xảy ra ở lứa tuổi 20. U tiết insulin trong hội chứng MEN1 thường có nhiều khối. (1)
Tuyến tụy có kích thước khoảng 15cm, có hình giống chiếc lá, nằm phía trên bụng, nơi các xương sườn gặp nhau ở vị trí dưới cùng của xương ức, phía sau dạ dày. Tuyến tụy có 3 phần: đầu tụy, thân và đuôi tụy.
Insulinomas tiết ra insulin, hormone có nhiệm vụ kiểm soát lượng đường trong máu. Khi u tiết insulinoma quá mức, cơ thể có thể bị thiếu hụt đường, biểu hiện cảm thấy đói, run rẩy, tim đập nhanh, thậm chí người bệnh có thể bị ngất xỉu hoặc lên cơn co giật.
Tình trạng bệnh khác nhau ở mỗi người, nguyên nhân và cơ chế sinh u chưa rõ. Tuy nhiên, insulinoma có liên quan đến các hội chứng và tình trạng di truyền như:
Điển hình là triệu chứng hạ đường máu do u tiết insulinoma, thường gặp khi đói. Các triệu chứng hạ đường máu do u tiết insulinoma có thể khó chẩn đoán và giống với nhiều bệnh lý thần kinh, tâm thần khác. Các rối loạn thần kinh trung ương bao gồm nhức đầu, lú lẫn, rối loạn thị giác, nhược cơ, bại liệt, mất ngủ, thay đổi nhân cách và có thể tiến triển đến mất ý thức, động kinh và hôn mê. (2)
Các triệu chứng kích thích giao cảm (choáng váng, mệt lả, run rẩy, đánh trống ngực, đổ mồ hôi, đói bụng và lo lắng) thường xuất hiện.
Sau thăm hỏi về các yếu tố như triệu chứng, thời gian diễn ra, tiền sử bệnh…, bác sĩ nội tiết sẽ chỉ định một số xét nghiệm, kỹ thuật chẩn đoán để chắc chắn hơn về các yếu tố như loại u người bệnh mắc phải, kích thước khối u, liệu có lan rộng…, qua đó đưa giải pháp điều trị phù hợp. (3)
Những xét nghiệm và kỹ thuật chẩn đoán bao gồm:
Người bệnh cần làm xét nghiệm này nếu có các biểu hiện của lượng đường trong máu thấp: run, vã mồ hôi, tim đập nhanh, chóng mặt, đau đầu, cảm thấy đói, thị lực giảm, cáu gắt và da tái nhợt.
Nếu kết quả xét nghiệm lượng đường trong máu thấp dưới 3.0 mmol/L (có triệu chứng) hoặc dưới 2,2 mmol/L (không triệu chứng), người bệnh cần phải xét nghiệm đồng thời kiểm tra nồng độ insulin (đôi khi đo nồng độ C peptide máu và proinsulin máu khi nghi ngờ dùng thuốc liên quan đến insulin) và các hormone khác trong máu hoặc kiểm tra các protein ngăn tuyến tụy sản xuất insulin.
Khi bệnh nhân không có biểu hiện hạ đường huyết hoặc kết quả xét nghiệm tại thời điểm đánh giá chưa rõ ràng.
Nghiệm pháp nhịn ăn giúp các bác sĩ chẩn đoán u tiết insulin thông qua các xét nghiệm máu thường xuyên để kiểm tra lượng đường trong máu.
Thử nghiệm nhịn ăn thường mất 72 giờ (3 ngày). Người bệnh không ăn hoặc uống bất cứ thứ gì ngoại trừ nước. Bác sĩ sẽ theo dõi thường xuyên để tìm các dấu hiệu của lượng đường trong máu thấp.
Nghiệm pháp dương tính khi:
Do u thường có kích thước nhỏ < 2cm, đơn độc và không có vị trí đặc hiệu trên tụy do đó không dễ dàng phát hiện được u tuyến tụy tiết insulin. Siêu âm bụng thường không phát hiện khối u.
Trước đây người ta coi chụp mạch là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán insulinoma với khối u bắt thuốc mạnh thì động mạch, tuy nhiên đây là thăm dò có xâm hại nên được thay thế bằng chụp cắt lớp vi tính đa dãy có tiêm thuốc cản quang hoặc chụp cộng hưởng từ tuyến tuỵ.
Bác sĩ sử dụng một ống mềm dài (ống nội soi) với một camera nhỏ và đèn chiếu sáng ở đầu. Ống mềm cũng có một đầu dò siêu âm. Siêu âm giúp bác sĩ tìm ra các khu vực có thể là ung thư. Sau đó, họ có thể lấy mẫu (sinh thiết) của bất kỳ khu vực bất thường nào.
Hầu hết các u tụy nội tiết có thể được chữa khỏi bằng phẫu thuật. Các bác sĩ sẽ xem xét các yếu tố như kích thước, vị trí khối u trước khi quyết định phẫu thuật. Những lựa chọn phẫu thuật bao gồm:
Phương pháp điều trị này bao gồm việc tiêm một loại thuốc vào máu. Thuốc sau khi kết hợp với các nguyên tử phóng xạ và axit amin có thể nhắm mục tiêu và tiêu diệt các tế bào biểu mô.
Liệu pháp nhắm mục tiêu sử dụng thuốc hoặc các chất khác để tấn công các tế bào ung thư mà không làm tổn thương các tế bào bình thường.
Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng một số loại thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Có thể nhắc đến như:
Nếu u tụy nội tiết phát triển sớm từ tuổi nhũ nhi, trẻ sẽ rơi vào tình trạng hạ đường huyết kéo dài. Đây được xem là một bệnh lý nội tiết nặng nề. Nếu không phát hiện và điều trị sớm, hạ đường huyết kéo dài sẽ gây ra những tác hại tiêu cực bao gồm: tổn thương vĩnh viễn hệ thần kinh trung ương, gây di chứng tâm thần kinh nặng, thậm chí gây tàn phế ở đứa trẻ sau này.
Với người lớn, tình trạng hạ đường huyết kéo dài, lặp lại cũng dẫn đến những tổn thương thần kinh không hồi phục. Lý do, tổ chức não rơi vào tình trạng thiếu năng lượng để hoạt động.
Insulinomas có thể trở thành một tình trạng ác tính nhưng biểu hiện có thể phát triển rất chậm, khó nhận biết. Insulinomas cũng có thể lan đến các bộ phận khác của cơ thể (di căn). Tuy nhiên, có ít hơn 10% trong số các bệnh nhân có tình trạng u tụy nội tiết di căn. Vị trí phổ biến nhất mà u tụy nội tiết có thể lan đến là các hạch bạch huyết và gan.
Nguyên nhân chính xác gây bệnh u tụy nội tiết đến nay vẫn chưa rõ ràng. Insulinoma xảy ra khi các tế bào nội tiết trong tuyến tụy tạo ra insulin bắt đầu tăng trưởng không kiểm soát.
Các nhà khoa học cho rằng u tụy nội tiết có thể liên quan đến tình trạng di truyền. Do đó, nếu trong gia đình người mắc bệnh, người nhà nên tầm soát nguy cơ mắc bệnh này. Theo dõi những thay đổi của cơ thể, bao gồm dấu hiệu lượng đường trong máu thấp. Dù không ngăn chặn được sự phát triển của bệnh u tụy nội tiết, nhưng có thể giảm tác động tiêu cực đến sức khỏe.
Hầu hết các u tụy nội tiết được điều trị bằng phẫu thuật để loại bỏ khối u hoặc một phần của tuyến tụy. Bác sĩ sẽ dặn dò người bệnh những điều NÊN và KHÔNG NÊN làm sau phẫu thuật.
Các triệu chứng phổ biến như mệt mỏi, tiêu chảy… có thể xảy ra trong suốt quá trình điều trị. Người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi nhiều nhất có thể. Nếu những rắc rối trên ngày càng nặng hơn, người bệnh nên chia sẻ với bác sĩ để có hướng khắc phục.
Một số gợi ý khác có thể hữu ích cho vấn đề của người bệnh:
Người bệnh nên đi khám lại nếu xuất hiện khác thường trong quá trình điều trị hay sau khi phẫu thuật, ví như người bệnh cảm thấy đau kéo dài dù đã dùng thuốc giảm đau theo chỉ định; hạ đường huyết…
Bác sĩ cũng có thể đề nghị người bệnh tái khám sau phẫu thuật, khoảng 3 – 4 tháng.
Ngoài ra, người bệnh cũng nên tiếp cận dịch vụ cấp cứu khi thấy xuất hiện các triệu chứng sau: đột nhiên cảm thấy khó thở, sốt cao hơn 38,3 độ C (có thể là dấu hiệu bị nhiễm trùng), nôn ói nhiều tiêu chảy kéo dài.
Như trên đã nói, trên 90% các khối u insulinoma là khối u lành tính, chỉ có khoảng 1%-2% người bệnh tiến triển thành u ác tính. U lành được chữa khỏi sau phẫu thuật.
Insulinoma là dạng khối u nội tiết nên tránh để cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng kéo dài; hạn chế uống rượu, không nên sử dụng nhiều thức ăn chứa hàm lượng chất béo cao như socola, phomai xanh… để phòng bệnh.
Để được tư vấn và đặt lịch khám với các chuyên gia Nội tiết – Đái tháo đường hàng đầu tại BVĐK Tâm Anh, quý khách hàng vui lòng liên hệ đến:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
U tụy nội tiết Insulinoma là một tình trạng bệnh hiếm gặp nhưng có tỷ lệ tử vong cao khi không điều trị kịp thời. Do đó, nếu người bệnh nằm trong nhóm nguy cơ cao như gia đình có người mắc bệnh, nên thực hiện tầm soát bệnh theo lịch hẹn của bác sĩ. Người không có yếu tố này, nên duy trì tâm lý thoải mái, ăn uống, tập luyện điều độ để phòng tránh bệnh.