BS.CKII TRẦN THÙY NGÂN

BS.CKII TRẦN THÙY NGÂN

Bác sĩ Khoa Nội tiết - Đái tháo đường
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM

GIỚI THIỆU

Năm 1994, sau khi tốt nghiệp trường Đại học Y Dược TP.HCM, BS.CKII Trần Thùy Ngân công tác tại khoa Tim mạch, Bệnh viện Nguyễn Trãi TPHCM. Trong thời gian này, bác sĩ Ngân đã nhận thấy bệnh đái tháo đường ngày càng gia tăng nên mong muốn trở thành bác sĩ chuyên khoa Nội tiết – Đái tháo đường.

Bệnh đái tháo đường diễn tiến âm thầm, nhiều người phát hiện khi bệnh đã có biến chứng nặng nề như: suy tim, suy thận, mù lòa, đoạn chi, thậm chí tử vong. Hơn 16 năm gắn bó với lĩnh vực Nội tiết, bác sĩ Ngân cho biết mỗi khi người bệnh nghe tin bị đái tháo đường, họ lo lắng, bất an, ăn uống kiêng khem, hạn chế những món ăn yêu thích và cũng có người tuyệt vọng chán nản muốn buông xuôi. Bệnh này phải chiến đấu lâu dài bởi càng buông bỏ càng nguy hiểm. 

Để điều trị hiệu quả, người bệnh không chỉ uống thuốc đúng chỉ định mà còn thay đổi chế độ ăn hợp lý, luyện tập thể dục… góp phần ổn định đường huyết và giảm các biến chứng. Ở vai trò điều trị, bác sĩ Ngân tư vấn cho người bệnh hiểu về bệnh đái tháo đường, chế độ ăn phù hợp với từng người và sử dụng thuốc đúng cách theo bữa ăn, theo dõi đường huyết, chăm sóc bàn chân đái tháo đường…

Bên cạnh bệnh đái tháo đường, bác sĩ Ngân còn điều trị các bệnh về nội tiết khác như bướu cổ, bệnh tuyến thượng thận…; trong đó thường gặp nhất là suy thượng thận do thuốc, hậu quả của lạm dụng thuốc giảm đau khớp, đau lưng…

Để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất cho người bệnh, bác sĩ Ngân luôn trau dồi kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn. Năm 2004, bác sĩ Ngân học thạc sĩ Y học Nội khoa tại trường Đại học Y dược TP HCM. Đến năm 2016 bác sĩ Ngân đã hoàn thành chuyên khoa 2 Nội tổng quát tại trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP.HCM. Nhờ sự ân cần và thấu hiểu tâm lý người bệnh, bác sĩ Ngân đã giúp nhiều bệnh nhân tin tưởng, có cuộc sống vui khỏe. Hiện BS.CKII Trần Thùy Ngân đang làm việc tại khoa Nội tiết – Đái tháo đường, BVĐK Tâm Anh TP.HCM.

xem thêm

LĨNH VỰC CHUYÊN MÔN

  • Nội tiết – Đái tháo đường
  • Nội tổng quát

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Suy dinh dưỡng thể béo phì trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Suy dinh dưỡng là tình trạng bao gồm thừa dinh dưỡng và thiếu dinh dưỡng. Những người thiếu dinh dưỡng có thể bị sụt cân, mệt mỏi, thiếu hụt vitamin và khoáng chất. Người thừa dinh dưỡng có thể dẫn đến thừa cân, béo phì và thiếu hụt vi chất dinh...

Corticoid cho trẻ em dùng như thế nào? Tác dụng phụ là gì?

Với trẻ em không nên lạm dụng corticoid mà chỉ nên dùng khi có sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ. Nếu dùng corticoid thường xuyên, kéo dài sẽ dẫn đến một số tác dụng phụ nghiêm trọng như: tăng nguy cơ nhiễm trùng, chậm lành vết thương, da teo...

Tiểu đường tuýp 1 có chữa được không? Cách quản lý điều trị hiệu quả

Việt Nam có khoảng 5 triệu người bệnh tiểu đường, trong đó tiểu đường tuýp 1 chiếm khoảng 5% - 10%. Đáng nói, 95% trường hợp tiểu đường tuýp 1 do cơ chế tự miễn, 5% không rõ nguyên nhân. Vậy tiểu đường tuýp 1 có chữa được không? Cách quản...

14 cách chữa rối loạn nội tiết tố nữ đơn giản mà hiệu quả

Hệ thống nội tiết bao gồm các tuyến nội tiết có chức năng khác nhau trong cơ thể. Nội tiết tố truyền tín hiệu qua máu để tác động đến các quá trình của cơ thể. Thông thường, nồng độ Estrogen, Progesterone sẽ cân bằng với nhau nhưng khi...

18 thực phẩm bổ sung Estrogen giàu dưỡng chất từ thiên nhiên

Cơ thể bị rối loạn hay thiếu Estrogen có thể sinh ra nhiều bệnh nguy hiểm như loãng xương, tim mạch, khô âm đạo, rối loạn kinh nguyệt, lão hóa,... (1) Vậy làm sao để nạp thêm Estrogen tự nhiên cho cơ thể? Bài viết sau sẽ tiết lộ 18 thực phẩm bổ sung...

Xét nghiệm nội tiết tố nữ bao nhiêu tiền? | BVĐK Tâm Anh

Xét nghiệm nội tiết tố nữ giúp phát hiện các vấn đề về khả năng sinh sản, chu kỳ kinh nguyệt hoặc thời kỳ tiền mãn kinh. Ngoài ra, xét nghiệm nội tiết tố cũng liên quan đến bệnh lý nội tiết khác như tuyến giáp hoặc tiểu đường… Các thông tin xoay...

Tiểu đường bị hoại tử chân: Nguyên nhân, mức độ và cách điều trị

Mỗi năm, số lượng người bệnh tiểu đường mới được chẩn đoán đang tăng lên, tỷ lệ loét bàn chân do tiểu đường cũng sẽ tăng theo. Ước tính, có khoảng 15% - 25% người bệnh tiểu đường sẽ bị loét bàn chân. Loét bàn chân do tiểu đường có thể xảy ra ở...

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

ĐỐI TÁC BẢO HIỂM