//= SITE_URL ?>
Một trong những chấn thương khiến các vận động viên thể thao lo ngại nhất chính là đứt (rách) dây chằng. Khi dây chằng tổn thương, cử động khớp cũng bị hạn chế, ảnh hưởng đến khả năng vận động của toàn bộ cơ thể.
Mắt cá chân là một trong những vị trí dễ bị đứt dây chằng
Bác sĩ Trần Anh Vũ cho biết, dây chằng gồm các mô liên kết dai, dày đặc kết nối các xương với nhau để làm vững khớp. Không giống như gân, dây chằng có tính đàn hồi. Nếu các dây chằng bị kéo căng đến mức giãn ra quá nhiều, dây chằng sẽ bị tổn thương và khiến khớp trở nên lỏng lẻo, đau và hạn chế các cử động. (1)
Đứt (rách) dây chằng (Torn Ligaments) là chấn thương khá phổ biến, xảy ra do lực tác động quá lớn đến khớp, chẳng hạn như té ngã khi chơi thể thao, ngã từ trên cao xuống hoặc va chạm do tai nạn. Vị trí rách thường nằm ở mắt cá chân, đầu gối, cổ tay, ngón tay cái, cổ hoặc lưng.
Các vận động viên thể thao, vũ công, võ sĩ, người tập thể dục cường độ trung bình đến cao,… là đối tượng dễ bị rách dây chằng hơn cả.
Khi dây chằng bị đứt, bạn có thể gặp các triệu chứng sau:
Nguyên nhân dẫn đến chấn thương sẽ tùy theo vị trí của dây chằng trên cơ thể:
Đầu gối là một trong những vị trí dễ gặp chấn thương dây chằng nhất. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị ở bài viết Chấn thương dây chằng đầu gối. Bài viết được sự tư vấn chuyên môn từ các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực Cơ xương khớp, đang công tác tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh
Để chẩn đoán tình trạng đứt dây chằng, trước tiên bác sĩ sẽ khám tổng quát vùng bị chấn thương, đồng thời hỏi về bệnh sử của bạn. Bạn cần cung cấp thông tin về hoàn cảnh dẫn đến chấn thương, những chấn thương từng gặp và cả các bệnh mạn tính nếu có. Việc sờ nắn và di chuyển khớp cũng sẽ cung cấp cho bác sĩ thông tin chi tiết về mức độ chấn thương.
Bước tiếp theo, bạn sẽ được chỉ định chụp X-quang để xem xương có bị gãy không, chụp cộng hưởng từ (MRI) để xác định dây chằng bị rách một phần hay toàn bộ.
Dựa trên tình trạng chấn thương dây chằng, y khoa chia thành 3 mức độ (2):
Khám tổng quát cơ xương khớp ở vùng bị chấn thương sẽ giúp bác sĩ đánh giá chính xác mức độ thương tổn
Khi dây chằng bị đứt, biến chứng dễ nhận thấy nhất chính là sự mất ổn định của khớp. Nếu tình trạng này kéo dài, khớp không được điều trị phục hồi sẽ dẫn đến sự thoái hóa của sụn, cuối cùng là thoái hóa khớp, khiến người bệnh đau đớn kéo dài, chất lượng sống suy giảm, thậm chí có nguy cơ tàn phế, phải thay khớp sau này.
“Dây chằng bị đứt/rách có lành lại được không?” là câu hỏi Tâm Anh nhận được rất nhiều từ phía bệnh nhân. Chúng tôi hiểu được sự lo lắng của bạn do đây là loại chấn thương khá nặng. Tuy nhiên, hầu hết các dây chằng bị đứt đều sẽ lành lại nếu người bệnh tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Cụ thể, trong trường hợp đứt dây chằng độ I và II, người bị chấn thương thường được chỉ định áp dụng phương pháp trị liệu RICE (3), tức là:
Băng ép, nâng cao chân giúp giảm sưng và đau, đẩy nhanh tiến trình hồi phục rách dây chằng
Đối với các trường hợp đứt ở cấp độ II, song song với phương pháp RICE, có thể kết hợp nẹp để nhanh hồi phục. Vị trí và mức độ tổn thương sẽ quyết định thời gian cần nẹp.
Riêng những người bị chấn thương độ III, bác sĩ sẽ xem xét phẫu thuật để nối lại toàn bộ dây chằng bị đứt.
Tại Trung tâm Phẫu thuật Khớp – Y học Thể thao, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, phương pháp phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng đang được áp dụng để điều trị đứt dây chằng độ III. So với phương pháp mổ mở, phương pháp này có nhiều ưu điểm hơn: độ an toàn cao, giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng, ít đau, sẹo mổ nhỏ… Sau phẫu thuật, bệnh nhân hồi phục chức năng vận động gần như hoàn toàn nhờ kết hợp các bài tập vật lý trị liệu, giúp phục hồi chức năng của dây chằng và khớp. Thời gian hồi phục có thể là vài tuần hoặc lên đến một năm, tùy thuộc vào mức độ của thương tổn.
Hiện tại, Trung tâm Phẫu thuật Khớp – Y học Thể thao BVĐK Tâm Anh thực hiện các phương pháp phẫu thuật nội soi tái tạo/sửa chữa các dây chằng như:
Để phòng ngừa chấn thương bạn cần lưu ý:
Tăng cường sữa và các thực phẩm giàu canxi, vitamin D, magiê trong thực đơn để tăng độ dẻo dai cho dây chằng
Để đăng ký khám và điều trị tại Trung tâm Phẫu thuật Khớp – Y học thể thao, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách vui lòng liên hệ
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Tổn thương đứt dây chằng có tiên lượng rất tốt khi được chẩn đoán chính xác và điều trị phù hợp. Vì thế, nếu gặp phải những chấn thương này, bạn hãy đến ngay các cơ sở uy tín để được thăm khám, chữa trị và sớm hồi phục chấn thương.