Đứt dây chằng bên ngoài là tổn thương khá phổ biến, quá trình phục hồi cần rất nhiều thời gian. Khi có dấu hiệu dây chằng bên bị đứt, người bệnh cần được điều trị đúng cách và kịp thời. Bởi chấn thương LCL sẽ gây nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu kéo dài tình trạng này.
Tổn thương dây chằng bên ngoài (LCL) bao gồm căng, bong gân, đứt dây chằng (một phần hay hoàn toàn). Theo Orthogate.org, đây là loại dây chằng sẽ bị tổn thương khi vận động khớp gối sai cách. Vị trí của LCL khi bị tổn thương sẽ gây ảnh hưởng đến các dây chằng khác ở đầu gối.
Dây chằng bên ngoài là dây chằng nằm tại khớp gối. Dây chằng này được cấu tạo từ những dải mô dày và chắc, có chức năng kết nối xương với nhau.
LCL chạy dọc bên ngoài khớp gối, kết nối phần dưới lồi cầu ngoài xương đùi với chỏm xương mác vùng cẳng chân. Dây chằng này giúp duy trì sự ổn định của khớp gối, đặc biệt là phần bên ngoài của khớp. (1)
Giống như các chấn thương dây chằng đầu gối khác, khi bị đứt dây chằng bên, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau, đầu gối xuất hiện vết sưng tấy lớn. Một số dấu hiệu chấn thương chằng ngoài phổ biến là:
Có thể bạn quan tâm: Đứt dây chằng chéo có đi được không?
Xem thêm một số chấn thương dây chằng khác tại các bài viết được tư vấn chuyên môn từ các Chuyên gia – Bác sĩ thuộc Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình Tâm Anh:
Chấn thương dây chằng bên gồm 3 cấp độ:
Đứt dây chằng bên gối gây hậu quả nghiêm trọng như giảm bớt vai trò chức năng của khớp gối, rách sụn chêm thứ phát, suy yếu khớp gối… Khi có dấu hiệu dây chằng LCL bị đứt, người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và hạn chế di chứng.(2)
Tương tự các vị trí đứt dây chằng đầu gối khác, để chẩn đoán chấn thương này, bác sĩ sẽ di chuyển đầu gối của bệnh nhân theo nhiều hướng khác nhau để dự đoán vị trí đau, mức độ chấn thương LCL của người bệnh. Bệnh nhân được yêu cầu tiến hành các xét nghiệm gồm:
Đối với chấn thương nhẹ, người bệnh có thể điều trị tại nhà:
Với trường hợp đứt dây chằng bên ngoài nghiêm trọng hơn, người bệnh cần tập vật lý trị liệu. Các chuyên gia vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn bệnh nhân những bài tập tăng cường cơ bắp quanh đầu gối.
Phương pháp trị liệu này sẽ hỗ trợ người bệnh cải thiện phạm vi chuyển động của đầu gối, giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi chấn thương.
Phẫu thuật phục hồi dây chằng giúp người bệnh phục hồi cơ năng khớp gối, ngăn chặn các tổn thương khác như rách sụn chêm, suy yếu khớp gối…
Có thể bạn quan tâm: Đứt dây chằng đầu gối có phải mổ không?
Chấn thương dây chằng bên ngoài rất khó ngăn ngừa. Vì chấn thương này thường do tai nạn hay tình huống khó đoán trước. Với những người đã từng chấn thương LCL, nếu không có biện pháp phòng ngừa phù hợp, bệnh nhân có nguy cơ cao mắc thêm một số chấn thương khác sau này. Để ngăn ngừa chấn thương LCL, điều quan trọng là người bệnh phải đảm bảo thực hiện biện pháp phòng ngừa mỗi khi vận động.
Khoa cơ xương khớp Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh được thành lập đã đáp ứng nhu cầu khám, tầm soát và điều trị bệnh cơ xương khớp đang ngày càng gia tăng ở Việt Nam.
Quy tụ đội ngũ chuyên gia giỏi chuyên môn, ứng dụng nhiều kỹ thuật cao trong điều trị cơ xương khớp Trung tâm Chấn thương chỉnh hình và Nội cơ xương khớp tại Hệ thống BVĐK Tâm Anh đã thăm khám và điều trị thành công cho hàng trăm ngàn bệnh nhân, trong đó có tình trạng thoái hóa khớp. Các chuyên gia đầu ngành như PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa, TS.BS Tăng Hà Nam Anh đã mang đến niềm vui cho vô số bệnh nhân sau khi những chấn thương cơ xương khớp lâu năm của họ được chữa khỏi hoàn toàn.
Bên cạnh đội ngũ y bác sĩ dày dặn kinh nghiệm thực tiễn và chuyên môn, hệ thống BVĐK Tâm Anh còn được đầu tư trang thiết bị hiện đại hàng đầu thế giới như hệ thống máy nội soi công nghệ 3D độ phân giải cao, máy X-quang thế hệ mới… nhằm phục vụ cho việc thăm khám và điều trị hiệu quả cho người bệnh. Đặc biệt nhất là công nghệ phẫu thuật bằng robot hiện đại và thông minh hàng đầu thế giới ARTIS pheno của thương hiệu Siemens nhập khẩu đồng bộ từ Cộng hòa Liên bang Đức.
Để được tư vấn và đặt lịch khám các bệnh lý cơ xương khớp – chấn thương thể thao tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách vui lòng liên hệ:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Đứt dây chằng bên ngoài rất thường xảy ra có trong quá trình chơi thể thao hoặc sinh hoạt hằng ngày nếu đầu gối bị chấn thương do chịu tác động mạnh. Khi nhận thấy dấu hiệu đứt dây chằng bên, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để được tư vấn và điều trị kịp thời, tránh hậu quả nghiêm trọng.