//= SITE_URL ?>
Hẹp van động mạch phổi là tình trạng van động mạch phổi biến dạng và thu hẹp khiến dòng chảy của máu từ tim đến phổi bị cản trở, làm cho người bệnh khó thở khi gắng sức, đau tức ngực, mệt mỏi, ngất xỉu, mất ý thức.
Theo GS.TS.BS Ngô Quý Châu trong các loại bệnh lý tim bẩm sinh, hẹp van động mạch phổi chiếm tỷ lệ từ 8 – 12%. Bệnh ở giai đoạn nhẹ thường không có triệu chứng và có thể chữa khỏi bằng thuốc. Tuy nhiên, các trường hợp vừa và nặng cần được cân nhắc phẫu thuật. May mắn là, tỷ lệ thành công khi điều trị các ca bệnh này thường rất cao. (1)
Hẹp van động mạch phổi (tiếng Anh là Pulmonary Valve Stenosis) là tình trạng van động mạch phổi không mở đúng cách hoặc đủ rộng, khiến dòng máu lưu thông bị chậm lại. Đa số các trường hợp bị hẹp động mạch phổi là do bẩm sinh.
Các van phổi nằm giữa tâm thất phải và động mạch phổi. Van phổi hoạt động như một cánh cửa, cho phép máu chảy vào và đi ra khỏi tim.
Hẹp van phổi ảnh hưởng đến khả năng cung cấp oxy cho máu của cơ thể. Nhiều trẻ sinh ra đã bị bệnh này, nhưng không hề có biểu hiện gì cho đến khi trưởng thành. Các triệu chứng thường gặp bao gồm:
Cơn đau ngực là biểu hiện thường thấy khi van động mạch phổi bị thu hẹp
Hẹp động mạch phổi có thể gây đột tử trong những trường hợp nặng. Đó là lý do tại sao việc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời là rất quan trọng đối với sức khỏe người bệnh. Bởi lẽ ở rất nhiều bệnh nhân, các dấu hiệu có thể không xuất hiện cho đến khi tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Bệnh thường xảy ra khi van động mạch phổi không phát triển đúng cách trong quá trình phát triển của thai nhi. Những trẻ mắc bệnh này cũng có nguy cơ bị các bệnh tim bẩm sinh khác. Vì thế, nếu trẻ được chẩn đoán hẹp van phổi, bác sĩ sẽ khuyến nghị trẻ làm thêm các kiểm tra cận lâm sàng khác để phát hiện sớm rủi ro cho tim.
Người lớn cũng có thể gặp tình trạng này bởi biến chứng của các bệnh lý khác. Những bệnh có nguy cơ dẫn đến tình trạng van động mạch phổi bị thu hẹp là:
GS.TS.BS Ngô Quý Châu cho biết, hẹp van động mạch phổi có thể gây ra tiếng rít bất thường ở tim. Nếu dùng ống nghe kiểm tra nghe rõ tiếng thổi ở tim giống như tiếng lách cách, rít từng hồi, có thể là dấu hiệu ban đầu của bệnh.
Sau bước thăm khám ban đầu, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện một số kiểm tra cận lâm sàng để quan sát cấu trúc giải phẫu của tim. Những chẩn đoán hình ảnh này bao gồm:
Kết quả thu được từ việc chẩn đoán hình ảnh sẽ giúp bác sĩ kết luận chính xác tình trạng van động mạch phổi của bạn
Nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời, hẹp van phổi có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm (3) như:
Bác sĩ sẽ dựa trên khám lâm sàng và kết quả thu được từ các kiểm tra cận lâm sàng để đưa ra phác đồ điều trị. Bệnh ở giai đoạn nhẹ, không có triệu chứng cụ thể thường chưa can thiệp y tế. Nhưng nếu bạn bị những cơn đau ngực, khó thở hoặc ngất xỉu “ghé thăm”, cho thấy tình trạng hẹp van động mạch phổi của bạn đang tiến triển và cần được điều trị. (4)
Bác sĩ có thể kê đơn thuốc giúp máu lưu thông dễ dàng hơn. Đó là các loại thuốc có tác dụng:
Cùng với việc dùng thuốc, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật tạo hình bằng cách kéo căng thành van động mạch phổi để cải thiện lưu lượng máu. Trong trường hợp nặng, bệnh nhân có khả năng phải thay van động mạch phổi. Bác sĩ sẽ xem xét thay thay thế van đã hỏng bằng van cơ học hoặc van sinh học.
Chế độ ăn lành mạnh với nhiều rau xanh và trái cây giúp phòng tránh các bệnh lý tim mạch, trong đó có hẹp van phổi
Mặc dù đa số các ca hẹp van động mạch phổi là bẩm sinh, nhưng để phòng ngừa bệnh gây ra bởi những nguyên nhân khác, bạn nên tuân thủ những điều sau: (5)
Để được tư vấn và đặt lịch khám các bệnh lý hô hấp – phổi tại khoa Nội hô hấp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách có thể liên hệ qua:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, TP.Hà Nội
Hotline: 1800 6858
2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
Hotline: 0287 102 6789
Người bị hẹp van động mạch phổi có thể sống khỏe mạnh nếu kiểm soát bệnh tốt và kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh tiến triển nhằm can thiệp kịp thời, đúng cách.