GS.TS.BS NGÔ QUÝ CHÂU

GS.TS.BS NGÔ QUÝ CHÂU

Phó Tổng Giám đốc chuyên môn
Hệ thống BVĐK Tâm Anh
Cố vấn chuyên môn Khoa Hô hấp
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội

GIỚI THIỆU

Với hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Nội hô hấp, đồng thời từng đảm nhận nhiều vị trí quan trọng tại các bệnh viện lớn hàng đầu cả nước, TTND.GS.TS.BS Ngô Quý Châu hiện đang là Giám đốc chuyên môn, kiêm cố vấn chuyên môn khoa Nội hô hấp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội. Tên tuổi TTND.GS.TS.BS Ngô Quý Châu không chỉ vang danh trong nước mà còn “phủ sóng” sang cả các nước châu  Âu – nơi vốn có nền y học hiện đại nhất thế giới. Các thành tựu mà Giáo sư Ngô Quý Châu đạt được, cùng những cống hiến của ông cho nền Y khoa nước nhà như khẳng định thêm cho câu nói: “Trong lĩnh vực Nội tổng hợp nói chung và Phổi – Hô hấp nói riêng, giáo sư Ngô Quý Châu xứng đáng là cây đa cây đề”. 

Năm 1977, cậu học trò Ngô Quý Châu thi đỗ vào trường Đại học Y khoa Hà Nội. Từ quê hương Bắc Giang, chàng trai trẻ khăn gói ra Hà Nội bắt đầu sự nghiệp học tập, tìm tòi và nghiên cứu. Năm 1983, chàng bác sĩ trẻ Ngô Quý Châu xuất sắc nhận bằng loại giỏi – phần thưởng xứng đáng cho những nỗ lực và cố gắng của ông suốt những năm tháng ngồi giảng đường Đại học Y Hà Nội. 

Đủ điều kiện thi tuyển khóa đào tạo bác sĩ nội trú chuyên khoa I, bác sĩ Ngô Quý Châu tiếp tục chinh phục bầu trời tri thức tại Bệnh viện Bạch Mai – Bộ môn Nội Tổng hợp, Trường Đại học Y Hà Nội. Trong số các bác sĩ nội trú khóa đào tạo lúc bấy giờ, ông là người duy nhất được chuyển thẳng làm nghiên cứu sinh. Ba năm miệt mài nghiên cứu, năm 1992, Ngô Quý Châu đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ về đề tài ung thư phổi khi mới 32 tuổi. Ông chính là vị bác sĩ trẻ nhất của Việt Nam nhận bằng Tiến sĩ Y khoa lúc bấy giờ.  

Không dừng lại ở việc trau dồi kiến thức ở môi trường đào tạo trong nước, bác sĩ Ngô Quý Châu còn có khoảng thời gian dài sang Pháp nghiên cứu và thực tập trong nhiều chuyên ngành y khoa: ung thư học, bệnh phổi nghề nghiệp và môi trường… Năm 1995, ông là người Việt Nam đầu tiên thi đỗ vào khóa học Liên các trường đại học của Pháp chuyên sâu về phổi và được Bộ Y tế cho phép tiếp tục học ở Pháp thêm 4 năm nữa. Cuối năm 1999, ông trở lại Việt Nam và công tác tại Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội.

Bên cạnh công tác khám chữa bệnh, giáo sư Ngô Quý Châu còn đảm nhận vai trò giảng viên khoa Nội tổng hợp, trường Đại học Y Hà Nội. Ông đã góp phần đào tạo hàng trăm bác sĩ chuyên khoa nội hô hấp; đào tạo, hướng dẫn hàng chục bác sĩ trở thành thạc sĩ, chuyên khoa I, II và tiến sĩ y khoa. Có thể nói, các thế hệ học trò của ông đã lần lượt trưởng thành, trở thành những y bác sĩ ưu tú tiếp nối chặng đường của thầy, cống hiến hết mình cho sự nghiệp y khoa.

Năm 2007, TTND.GS.TS.BS Ngô Quý Châu được giao trọng trách Phó Giám đốc phụ trách Bệnh viện Bạch Mai. Ngoài ra, ông còn là Trưởng Bộ môn Nội tổng hợp Trường Đại học Y Hà Nội; Giám đốc Trung tâm Hô hấp – Bệnh viện Bạch Mai; Chủ tịch Hội Hô hấp Hà Nội. Đến cuối năm 2019, ông đảm nhiệm chức vụ Quyền Chủ tịch Hội đồng quản lý Bệnh viện Bạch Mai. 

Bận rộn với công việc ở bệnh viện và trên bục giảng là vậy, TTND.GS.TS.BS Ngô Quý Châu vẫn tranh thủ khoảng thời gian trống ít ỏi để viết sách. Gần 20 đầu sách do ông đồng chủ biên (viết về đề tài hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh lý đường hô hấp), hơn 10 công trình khoa học cùng hàng chục bài báo trên các tạp chí trong nước và quốc tế đã trở thành nguồn tài liệu tham khảo quý giá cho các đồng nghiệp/học trò của ông.

Bên cạnh năng lực chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn, một yếu tố khác hỗ trợ Giáo sư Ngô Quý Châu trong việc chữa trị bệnh chính là ông biết cách chế tạo các loại máy móc, thiết bị chuyên dùng trong khám, chữa bệnh phổi và hen phế quản. Trong quá trình học nghiên cứu sinh, ông tự tìm tòi sáng tạo, làm được một số dụng cụ thiết yếu cho chuyên khoa như kim sinh thiết màng phổi, kim chọc hút xuyên vách khí phế quản, thước định vị bằng nhôm… để xác định đúng vị trí chọc sinh thiết xuyên thành ngực, từ đó phát hiện sớm những u phổi nhỏ. 

Từ năm 2001, GS.TS.BS Ngô Quý Châu và các đồng nghiệp ở Bệnh viện Bạch Mai đã triển khai thành công và cải tiến kỹ thuật sinh thiết phổi bằng kim cắt dưới sự hướng dẫn của chụp cắt lớp vi tính, giúp chẩn đoán chính xác những tổn thương trong phổi, đặc biệt là các tổn thương nhỏ, sâu mà các sinh thiết thông thường không tới được. Những sáng kiến này đã mang lại cho ông Bằng khen, Huy chương Tuổi trẻ sáng tạo, Huy chương Lao động sáng tạo sớm nhất ngành y tế. 

Từ tháng 8/2020, TTND.GS.TS.BS Ngô Quý Châu về công tác tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội với cương vị Giám đốc chuyên môn phụ trách khối Nội hô hấp.

xem thêm

THÀNH VIÊN TỔ CHỨC

  • 2020: Quyền chủ tịch Hội đồng quản lý Bệnh viện Bạch Mai
  • 2007- 2014: Chủ tịch Hội Hô hấp Hà Nội
  • 2014 đến nay: Chủ tịch Hội Hô hấp Việt Nam
xem thêm

LĨNH VỰC CHUYÊN MÔN

 Khám và điều trị các bệnh hô hấp thường gặp: 

  • Viêm phế quản cấp
  • Viêm phổi do các loại vi khuẩn, virus, nấm; 
  • Hen phế quản;
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính;
  • Ung thư phổi;
  • Tràn dịch màng phổi;
  • Giãn phế quản;
  • Bệnh phổi kẽ;
  • Xơ phổi;
  • Bụi phổi; 
  • Hội chứng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ;
  • Các biểu hiện phổi trong các bệnh hệ thống, bệnh nội tiết, cơ xương khớp…

Khám và điều trị các bệnh hô hấp hiếm gặp, khó điều trị như: 

  • Sarcoidosis phổi – màng phổi;
  • Bệnh viêm tiểu phế quản phổi tắc nghẽn tổ chức hóa;
  • Hội chứng xoang phế quản;
  • Bệnh tích protein phế nang…
xem thêm

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD: Nguyên nhân, triệu chứng

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 3 trong các nguyên nhân gây tử vong và đứng thứ 5 về gánh nặng bệnh tật toàn cầu. Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh khá cao ở khu vực châu Á –...

Hẹp van động mạch phổi: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Hẹp van động mạch phổi là tình trạng van động mạch phổi biến dạng và thu hẹp khiến dòng chảy của máu từ tim đến phổi bị cản trở, làm cho người bệnh khó thở khi gắng sức, đau tức ngực, mệt mỏi, ngất xỉu, mất ý thức. Theo GS.TS.BS Ngô Quý Châu trong...

Thuốc trị hen suyễn: Giải đáp thắc mắc về thuốc cắt hen phế quản

Thuốc trị hen suyễn (thuốc trị hen phế quản) là giải pháp thường được sử dụng để kiểm soát các cơn hen. Các thông tin như thuốc này được chia thành mấy nhóm, liều lượng sử dụng thế nào và tác dụng phụ ra sao là những câu hỏi đang rất được các bệnh...

Áp xe phổi: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

Áp xe phổi là bệnh nhiễm trùng phổi nguy hiểm, có thể dẫn đến các biến chứng như giãn phế quản, viêm màng não, ho ra máu nặng, suy kiệt các cơ quan đe dọa đến tính mạng… Vậy làm thế nào để nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh ép xe phổi và điều trị...

Bụi phổi (bụi trong phổi): Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Không khí ô nhiễm, môi trường làm việc bụi bẩn tiềm ẩn nguy cơ bệnh bụi phổi. Việc trang bị những kiến thức khoa học về dấu hiệu bệnh và phương pháp điều trị hiệu quả giúp người bệnh sớm nhận biết, điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy...

Viêm đường hô hấp dưới: Nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị

Viêm đường hô hấp dưới là một trong những bệnh lý hô hấp nguy hiểm thường gặp, dẫn đến nhiều trường hợp nhập viện cấp cứu, thậm chí tử vong, đặc biệt là ở trẻ em và người lớn tuổi.  Thống kê tại Việt Nam, trung bình một đứa trẻ có thể mắc các bệnh...

Khó thở, hụt hơi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Đã bao giờ bạn cảm thấy mình không thể hít thở đủ không khí? Nếu có, bạn đã gặp phải một tình trạng được y khoa gọi là hiện tượng khó thở. Đó có thể là dấu hiệu của các bệnh lý về tim hoặc phổi, cần phải được chẩn đoán và can thiệp sớm. [caption...

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

ĐỐI TÁC BẢO HIỂM