Thế giới có ít nhất 2,2 tỷ người bị suy giảm thị lực, trong đó 50% trường hợp có thể khôi phục thị lực nếu được điều trị kịp thời. 2 trong số các nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng này là do cườm khô (đục thủy tinh thể) và cườm nước (glaucoma, tăng nhãn áp) [1]. Vậy bệnh cườm mắt là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa bệnh ra sao?
Cườm mắt là tên gọi chung của hai bệnh về mắt là cườm khô (đục thủy tinh thể) và cườm nước (glaucoma). Hai bệnh này hoàn toàn khác nhau từ nguyên nhân cho đến cách điều trị.
Cả cườm khô và cườm nước đều ảnh hưởng đến thị lực của mắt. Cườm khô là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng suy giảm thị lực của mắt, chiếm tỷ lệ 7,4% ca mù lòa ở mắt.
Cườm nước (còn gọi là bệnh glaucoma hay tăng nhãn áp) là tình trạng tích tụ áp lực bên trong mắt, làm tổn thương dây thần kinh thị giác của mắt dần theo thời gian. Bệnh này có xu hướng di truyền trong gia đình và phát triển khi cao tuổi. Áp lực gia tăng trong mắt (hay còn gọi là áp lực nội nhãn) có thể làm hỏng dây thần kinh thị giác dẫn truyền hình ảnh đến não. Bệnh tăng nhãn áp có thể gây mất thị lực vĩnh viễn hoặc thậm chí mù hoàn toàn trong nhiều năm. [2]
Hầu hết, người mắc bệnh tăng nhãn áp đều không xuất hiện các triệu chứng hay đau mắt. Việc khám thị lực định kỳ có thể giúp các bác sĩ chẩn đoán và điều trị bệnh tăng nhãn áp trước khi người bệnh bị mù lòa vĩnh viễn. Không thể khôi phục hoàn toàn thị lực đã mất nhưng việc giảm nhãn áp có thể giúp người bệnh giữ được thị lực hiện có. Đa số bệnh nhân tăng nhãn tuân thủ theo kế hoạch điều trị và khám mắt định kỳ đều có thể giữ được thị lực.
Đục thủy tinh thể là hiện tượng thủy tinh thể trong suốt của mắt bị vẩn đục. Thị lực suy giảm do đục thủy tinh thể có thể khiến người bệnh khó đọc, khó nhìn biểu cảm trên khuôn mặt, khó lái xe (đặc biệt vào ban đêm). [3]
Hầu hết, các ca bệnh đục thủy tinh thể tiến triển chậm và không ảnh hưởng đến thị lực người bệnh ở giai đoạn đầu. Thế nhưng, theo thời gian bệnh sẽ gây cản trở tầm nhìn. Với bệnh giai đoạn đầu, việc sử dụng ánh sáng mạnh hơn và đeo kính chỉ mang tính đối phó bệnh tạm thời. Nhưng nếu thị lực suy giảm cản trở các hoạt động thông thường, người bệnh có thể cần phẫu thuật.
Nguyên nhân dẫn đến cườm mắt được chia thành 2 loại: nguyên phát và thứ phát.
Với người bệnh cườm nước:
Với người bệnh cườm khô: có thể xảy ra do bẩm sinh hoặc do tuổi tác.
Với bệnh cườm khô:
Với người bệnh cườm nước: nguyên nhân đến cườm nước thứ phát bao gồm mắt bị viêm, nhiễm trùng, xuất hiện khối u, phẫu thuật đục thủy tinh thể… do thuốc hoặc các bệnh khác, khiến thủy dịch không thể thoát ra, làm tổn thương dây thần kinh thị giác và tăng nhãn áp.
Dấu hiệu cườm mắt khi mắc cườm nước và cườm khô khá khác nhau.
Giai đoạn đầu, bệnh biểu hiện không rõ ràng, mắt chỉ hơi mờ. Đến khi bệnh rơi vào giai đoạn mạn tính khiến thị lực suy giảm nghiêm trọng. Lúc này, tầm nhìn của người bệnh kém, hay chói mắt, lóa mắt khi thấy ánh sáng mạnh. Thậm chí, mắt có thể nhìn thấy hiện tượng ruồi bay, các chấm đen, nhìn màu sắc không chính xác, rơi vào tình trạng song thị, dù đeo kính cũng không cải thiện thị lực.
Giai đoạn đầu, bệnh thường có dấu hiệu đau nhức mắt, đau nửa đầu cùng bên mắt bị đau. Cơn đau đầu dữ dội đôi khi kèm biểu hiện buồn nôn, nôn, lóa mắt, đỏ mắt, căng cứng ở mắt, cảm giác mắt bị châm chích. Bệnh tiến triển nhanh, khi người bệnh nhìn bóng đèn lại thấy quầng sáng cầu vồng.
Giai đoạn nặng, bệnh chuyển sang mạn tính với triệu chứng xốn và mỏi mắt, đôi khi nhìn mờ. Bệnh thường phát hiện ở giai đoạn nặng, ảnh hưởng tầm nhìn xung quanh. Riêng trẻ em bị bệnh cườm nước thường rất sợ ánh sáng, nheo mắt, chảy nước mắt không kiểm soát. Một số trường hợp quá nặng có thể dẫn đến mù lòa.
Với bệnh cườm nước có các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như [4]:
Với bệnh cườm khô, có các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm:
Cườm khô và cườm nước sẽ được bác sĩ chẩn đoán bằng các phương pháp khác nhau.
Dựa vào tiền sử bệnh tật, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra mắt toàn diện. Cườm nước có thể được phát hiện thông qua:
Bác sĩ sẽ xem xét tiền sử bệnh và các triệu chứng, đồng thời khám mắt. Bác sĩ có thể tiến hành một số xét nghiệm, bao gồm:
Để điều trị bệnh cườm mắt, tùy theo tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc nhỏ mắt, thuốc uống hoặc phẫu thuật.
Bác sĩ sẽ điều trị cườm nước bằng thuốc nhỏ mắt, thuốc uống hoặc phẫu thuật cườm mắt (hoặc kết hợp các phương pháp điều trị) để giảm áp suất nội nhãn, phòng ngừa mù lòa.
Khi uống thuốc theo toa của bác sĩ mà xảy ra tác dụng phụ, bạn cần thông báo ngay để bác sĩ điều chỉnh, tư vấn. Cần tái khám định kỳ để bác sĩ theo dõi áp suất nội nhãn, các trường hợp nghiêm trọng sẽ cần phẫu thuật. Bác sĩ sẽ dùng laser để tạo hình vùng bè, giúp tăng cường thoát lưu thủy dịch, hoặc phẫu thuật thông thường bằng các công cụ để tạo lỗ nhỏ dưới kết mạc, sau đó chất lỏng sẽ chảy qua lỗ này và được máu hấp thụ.
Nhờ những tiến bộ của y học nên có hơn 90% người bệnh cườm khô hồi phục thị lực nhờ điều trị sớm. Trong phẫu thuật phaco, bác sĩ sẽ nhũ tương hóa thủy tinh thể, hút ra và thay thế bằng thủy tinh thể nhân tạo. Sau mổ đục thủy tinh thể, người bệnh thường phục hồi thị lực rất nhanh.
Các cách dưới đây có thể giúp người bệnh kiểm soát bệnh cườm và tăng cường sức khỏe cho mắt.
Với bệnh cườm nước:
Với bệnh cườm khô:
Các bước sau có thể giúp phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu, điều này làm chậm tiến trình của bệnh và ngăn mù lòa.
Với bệnh cườm nước:
Với bệnh cườm khô:
Chuyên khoa Mắt, BVĐK Tâm Anh là nơi hội tụ các bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh về mắt, giúp người bệnh nhanh hồi phục và nâng cao chất lượng cuộc sống.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Bệnh cườm mắt là một trong những bệnh nguy hiểm có khả năng gây mù lòa cao. Vì vậy người bệnh cần đi khám ngay nếu xuất hiện các triệu chứng của bệnh để bác sĩ lên phác đồ điều trị kịp thời.