Bệnh thận IgA nguyên phát là nguyên nhân chính gây viêm cầu thận phổ biến trên thế giới. Bệnh dễ mắc ở người châu Á cũng như người da trắng. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh thận IgA sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, nhất là suy thận, ở giai đoạn cuối phải can thiệp bằng chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận. Bài viết này cung cấp đầy đủ các thông tin về nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và hướng điều trị bệnh thận IgA.
Bệnh thận IgA nguyên phát còn được gọi là bệnh Berger. Bệnh gây tổn thương cầu thận mạn tính có đặc trưng lâm sàng là tiểu ra máu đại thể tái diễn. Thận IgA không được xếp vào hàng các bệnh thận tự miễn, không có mối liên quan với bệnh gan hay nhiễm trùng đường tiết niệu. Bệnh làm tăng IgA trong huyết thanh và lắng đọng IgA ở vùng gian mạch cầu thận.
Thận IgA tiến triển chậm, biểu hiện khác nhau tùy thể trạng của mỗi người. Y học hiện tại vẫn chưa có cách điều trị dứt điểm bệnh thận IgA. Tuy nhiên, một số loại thuốc có thể làm chậm quá trình tiến triển của bệnh. Giữ huyết áp ổn định, giảm cholesterol trong máu cũng có thể giúp tầm soát bệnh thận IgA.
Bệnh thận IgA thường không có triệu chứng sớm, người bệnh thậm chí không cảm thấy bất kỳ ảnh hưởng nào đến sức khỏe trong gần 10 năm mắc bệnh. Một số biểu hiện lâm sàng có thể nhận biết được như: (1)
Khi thận IgA tiến triển thành suy thận giai đoạn cuối, người bệnh không điều trị sớm có thể nguy hiểm đến tính mạng. Lọc máu hoặc ghép thận có thể giúp người bệnh kéo dài thời gian sống.
Globulin miễn dịch A (IgA) là một loại protein kháng thể. Hệ thống miễn dịch tạo ra IgA để giúp tấn công vi khuẩn và chống nhiễm trùng. Nhưng với bệnh thận IgA, protein này tích tụ trong cầu thận, gây viêm và ảnh hưởng đến khả năng lọc máu của thận theo thời gian.
Y học hiện nay vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác khiến IgA tích tụ trong thận, một nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh thận IgA cao như:
Nguyên nhân chính xác của bệnh thận IgA vẫn chưa xác định nhưng những yếu tố này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh:
Bệnh thận IgA là bệnh nguy hiểm, nguyên nhân gây suy thận mạn. Kết quả cuối cùng của thận IgA phụ thuộc vào ba yếu tố khi phát hiện bệnh: mức độ tiểu đạm (vượt quá 1g/ngày), tăng huyết áp và mức độ tổn thương cầu thận, ống thận, mô kẽ trên sinh thiết thận. Nếu có nhiều yếu tố nguy cơ, khả năng mắc bệnh thận mạn và suy thận tăng lên.
Sau khi được chẩn đoán trong 10 năm, khoảng 10% bệnh nhân mắc thận IgA vẫn giữ được chức năng thận bình thường, dù lúc chẩn đoán họ đã suy thận.
Bệnh thận IgA thường có triệu chứng tương đối ít, dễ khiến người mắc bệnh lơ là và không nhận ra. Nếu không được phát hiện, theo dõi và điều trị kịp thời, bệnh thận IgA có thể tiến triển đến giai đoạn suy thận mạn cuối cùng, làm tăng tỉ lệ tử vong trong một số trường hợp.
Khai thác thông tin về tiền sử và diễn biến bệnh giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh thận IgA. Bác sĩ đưa ra một số câu hỏi như bệnh nhân có đi tiểu ra máu hay không? Gia đình có ai bệnh thận IgA hay không? Tiền sử bệnh về thận của bản thân, thông tin về thời điểm phát bệnh, mức độ các triệu chứng, đặc biệt tiểu máu, tiểu bọt,… và các dấu hiệu suy thận khác.
Bệnh thận thường gây biến chứng trên nhiều cơ quan, do đó bác sĩ sẽ khám tổng quát các bộ phận trên cơ thể để đánh giá mức độ bệnh. Khám phù và đo huyết áp là 2 phần khám bắt buộc.
Bệnh nhân lấy mẫu nước tiểu giữa dòng và đưa cho nhân viên y tế, mang về phòng xét nghiệm. Chỉ số đo lường lượng protein và tế bào máu trong nước tiểu cung cấp thông tin quan trọng giúp chẩn đoán bệnh thận IgA.
Bác sĩ so sánh lượng albumin với lượng creatinine trong mẫu nước tiểu để ước tính lượng albumin thải qua niệu quản trong 24 giờ. Nếu tỷ lệ albumin/creatinine lớn hơn 30 mg albumin cho mỗi gram creatinine (30 mg/g), kết luận bệnh nhân bị bệnh thận mạn tính. Phép đo này còn được gọi là A/C và có thể được thực hiện theo hai cách là định lượng hoặc bán định lượng. Thông qua việc kiểm tra tỷ lệ albumin/creatinine nước tiểu, bác sĩ có thể đánh giá tình trạng thận của bệnh nhân và từ đó đưa ra chẩn đoán chính xác hơn.
Xét nghiệm máu để ước tính tốc độ lọc của thận của người bệnh, gọi là mức lọc cầu thận ước tính (eGFR). Kết quả xét nghiệm sẽ cung cấp thông tin sau:
Việc xét nghiệm eGFR giúp bác sĩ đánh giá sức khỏe thận và tình trạng chức năng thận của bệnh nhân một cách dễ dàng và chính xác.
Sinh thiết thận là một phương pháp lấy mẫu mô thận thông qua da để phân tích. Quá trình này đòi hỏi lấy ít nhất 20 cầu thận để phân tích dưới kính hiển vi. Trước khi thực hiện, bệnh nhân sẽ được gây tê tại chỗ và siêu âm hoặc chụp cắt lớp vi tính để định vị mẫu.
Bác sĩ giải phẫu phân tích kết quả sinh thiết khi quan sát trên các loại kính hiển vi khác nhau. Việc này chỉ có thể thấy được các lắng đọng IgA tại cầu thận, sinh thiết cũng cho phép xác định mức độ tổn thương thận. Kết quả từ sinh thiết thận giúp bác sĩ hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và đề xuất phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Thuốc ức chế men chuyển (ACE) hoặc thuốc ức chế thụ thể angiotensin (ARB) có tác dụng cải thiện tình trạng mất protein qua nước tiểu, cân bằng huyết áp, hỗ trợ khắc phục các nguyên nhân gây bệnh thận IgA.
Omega-3 giúp giảm viêm ở cầu thận và không có tác dụng phụ đáng lo ngại cho sức khỏe. Để bổ sung omega-3, bạn có thể thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày hoặc sử dụng thực phẩm chức năng. Nhưng đừng quên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ chất bổ sung nào.
Một số trường hợp mắc thận IgA bác sĩ có thể sử dụng corticosteroid trong điều trị như prednisone để ngăn chặn bệnh tấn công vào cầu thận. Nhưng cần lưu ý nhóm thuốc này có thể có tác dụng phụ nghiêm trọng như: tăng huyết áp, tăng đường huyết, tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng. Do đó, cần tuân thủ theo chủ dẫn của bác sĩ khi dùng thuốc ức chế miễn dịch.
Trong trường hợp cholesterol cao, thuốc statin hỗ trợ hạ nồng độ cholesterol về mức cho phép, làm chậm quá trình tổn thương thận.
Giúp loại bỏ lượng chất lỏng dư thừa trong cơ thể, hỗ trợ thận hoạt động tốt hơn, cải thiện tình trạng huyết áp cao.
Tất cả những phương pháp điều trị này nhằm kéo dài thời gian cho bệnh nhân, giảm khả năng phải can thiệp bằng thận nhân tạo hay ghép thận. Những trong một số trường hợp nghiêm trọng, thận nhân tạo hoặc ghép thận là lựa chọn điều trị phù hợp nhất.
Do y học hiện tại vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây bệnh thận IgA, nhưng theo các nhà nghiên cứu, bệnh thận IgA vẫn có thể phòng ngừa như các bệnh lý khác. Trong trường hợp trong gia đình bạn có người mắc thận IgA, bạn nên thăm khám thường xuyên, hỏi ý kiến bác sĩ để có những biện pháp duy trì sức khỏe thận.
Ngoài ra, để phòng ngừa bệnh thận IgA bạn nên:
Thận IgA vẫn là một trong nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm nhất hiện nay, vẫn chưa có phương pháp hay bất kỳ loại thuốc nào có thể điều trị dứt điểm, phòng ngừa bệnh hiệu quả. Cho nên những gì bạn cần làm là cố gắng kiểm soát những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và hoạt động của thận.
Y học hiện nay vẫn chưa có thuốc hoặc phương pháp điều trị dứt điểm bệnh thận IgA, chỉ có thể ngăn chặn không cho bệnh tiến triển nặng và nhanh hơn.
Bài viết liên quan: Bệnh thận IgA có chữa khỏi được không? Có di truyền không?
Bệnh thận IgA nên ăn hạn chế thịt khi có suy giảm chức năng thận tùy thuộc giai đoạn, ít mỡ, đậu xanh, đậu nành, ngũ cốc, bơ đậu phộng, các loại trái cây tươi như cam, dưa hấu, lê, chuối, cà chua, rau diếp cá, khoai tây, phô mai tươi, các loại đồ ăn ít muối, ít natri,…
Bệnh thận IgA đến thăm khám và điều trị ngay tại trung tâm Tiết niệu – Thận học – Nam khoa, BVĐK Tâm Anh TP.HCM – nơi có các y bác sĩ, chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực với tài năng, kinh nghiệm và y đức. Kết hợp cùng trang thiết bị hiện đại, được nhập khẩu từ châu Âu, Mỹ, Nhật Bản,… giúp chẩn đoán nhanh, hỗ trợ điều trị, can thiệp kịp thời, ngăn chặn bệnh thận IgA tiến triển nặng.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Bệnh thận IgA là bệnh nguy hiểm, nguyên nhân chính dẫn đến suy thận và nhiều vấn đề về thận khác. Bệnh tiến triển chậm, triệu chứng mơ hồ khiến nhiều người chủ quan. Khi nghi ngờ mắc thận IgA, bạn nên đến Trung tâm Tiết niệu – Thận học – Nam khoa để được thăm khám, chẩn đoán và đề xuất phác đồ điều trị phù hợp.