Sỏi bùn túi mật không phải là vấn đề thường gặp nhưng có nguy cơ để lại biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Tình trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau với triệu chứng không rõ ràng, rất khó nhận biết. Do đó, người bệnh cần chủ động theo dõi sát sao để liên hệ ngay với bác sĩ khi nghi ngờ.
Sỏi bùn túi mật, hay cặn bùn túi mật là các chất tích tụ bên trong túi mật do sự lắng đọng lâu ngày của cholesterol, muối canxi, hoặc bilirubin. Về bản chất, cặn bùn túi mật không phải là một vấn đề y tế nhưng có nguy cơ dẫn đến các tình trạng bệnh lý, điển hình như sỏi mật, viêm tụy. Nhiều trường hợp, sỏi bùn cũng có thể tự biến mất theo thời gian. Hầu hết người bệnh đều được phát hiện tình trạng này trong quá trình siêu âm.
Sỏi bùn túi mật không phải là vấn đề phổ biến, tuy nhiên, những đối tượng thuộc các nhóm sau thường có nguy cơ mắc cao hơn:
Sỏi bùn túi mật thường xuất hiện do các nguyên nhân điển hình sau:(1)
Đối với một số trường hợp khác, sỏi bùn túi mật còn có thể liên quan đến các yếu tố sau:
Thống kê cho thấy, có đến 80% các trường hợp bị sỏi bùn túi mật nhưng không nhận thấy triệu chứng. Một số người chỉ phát hiện được trong quá trình chẩn đoán các bệnh liên quan như viêm tụy cấp tính. Dưới đây là một số dấu hiệu có thể nhận thấy khi bị sỏi:
Tuy nhiên, những triệu chứng này cũng có thể là cảnh báo của nhiều tình trạng bệnh lý khác. Do đó, người bệnh cần đến gặp bác sĩ thăm khám để được chẩn đoán chính xác. Không phải tất cả những trường hợp có sỏi bùn túi mật đều có triệu chứng rõ ràng. Khi cặn bùn hình thành bởi một số yếu tố, chẳng hạn như mang thai, cặn bùn cũng thường biến mất khi thai kỳ kết thúc.
Đôi khi, sỏi bùn túi mật sẽ tự biến mất mà không gây ra bất kỳ triệu chứng nào, thậm chí không cần can thiệp điều trị. Tuy nhiên, trong những trường hợp còn lại, người bệnh cần được chẩn đoán, phát hiện và chữa kịp thời để tránh biến chứng nguy hiểm, bao gồm:
Nếu nghi ngờ đau bụng do sỏi bùn trong túi mật, bác sĩ sẽ đặt một số câu hỏi liên quan đến bệnh sử và triệu chứng cụ thể. Sau đó, bác sĩ tiến hành thăm khám, ấn các điểm đau trên thành bụng. Ngoài ra, một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh cũng có thể được chỉ định thực hiện bao gồm:
Tùy vào mức độ nghiêm trọng của sỏi bùn túi mật, bác sĩ sẽ chỉ định lựa chọn điều trị phù hợp. Một số phương pháp phổ biến thường được áp dụng bao gồm:(2)
Các biện pháp liên quan đến thay đổi lối sống và chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp ngăn ngừa sỏi bùn túi mật tái phát. Cụ thể như sau:
Trong một số trường hợp, sỏi bùn túi mật cũng có thể tan nhờ sử dụng thuốc điều trị. Người bệnh nên trao đổi kỹ với bác sĩ để có lựa chọn hợp lý.
Nội soi mật tuỵ ngược dòng (ERCP) là một thủ thuật xâm lấn tối thiểu được chỉ định thực hiện đối với tình trạng sỏi kẹt ống mật chủ. Theo đó, bác sĩ sẽ dùng ống nội soi mềm đưa qua đường miệng, đến tá tràng để tiếp cận ống mật chủ và tiến hành gắp sỏi. Trong quá trình này, máy chụp X-quang có thể được sử dụng kết hợp để giúp loại bỏ sỏi trong đường mật một cách triệt để.
Với thủ thuật nội soi mật tuỵ ngược dòng (ERCP), người bệnh có thể sẽ phải nhịn ăn vài giờ trước khi thực hiện và cần thay đổi chế độ dinh dưỡng về sau.
Nếu người bệnh bị đau dữ dội liên quan đến sỏi bùn túi mật hoặc sỏi mật đã hình thành, gây ra hàng loạt các triệu chứng nghiêm trọng khác, phẫu thuật cắt bỏ túi mật sẽ được chỉ định. Phương pháp này thường ưu tiên với những người có tình trạng sức khỏe tốt. Phẫu thuật sẽ yêu cầu gây mê toàn thân, người bệnh ở trong trạng thái ngủ hoàn toàn trong quá trình thực hiện.
Sỏi bùn túi mật có thể được ngăn ngừa hiệu quả thông qua một số phương pháp:
Nhiều người mắc sỏi bùn túi mật nhưng không hề hay biết bởi triệu chứng không rõ ràng, đặc biệt là trong trường hợp nguyên nhân chỉ tạm thời, chẳng hạn như mang thai. Tuy nhiên, nếu tình trạng này dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hoặc gây đau mãn tính, bác sĩ sẽ chỉ định cắt bỏ túi mật. Nhìn chung, sỏi bùn trong túi mật không phải là vấn đề nguy hiểm trừ khi xuất hiện thời gian dài hoặc gây ra triệu chứng phức tạp.
Mặc dù sự tích tụ này cũng có thể là nguy cơ hình thành sỏi mật nhưng không xảy ra với tất cả mọi trường hợp. Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên chủ quan bỏ qua những rủi ro tiềm ẩn có thể gặp phải nếu không điều trị như viêm túi mật cấp tính, tắc nghẽn ống mật… Do đó, trong mọi trường hợp việc chẩn đoán kịp thời là thực sự cần thiết.
Sỏi bùn trong túi mật có thể tự khỏi hoàn toàn và không bao giờ trở lại, cũng có thể biến mất rồi tái phát hoặc dẫn đến hình thành sỏi mật. Tình trạng này thường gây đau kéo dài vài giờ, nếu nhận thấy đau bụng đột ngột và dữ dội, người bệnh nên liên hệ ngay với bác sĩ để được thăm khám sớm.
Hầu hết những người có sỏi bùn túi mật đều có thể sống bình thường và khỏe mạnh, thậm chí không cần can thiệp điều trị. Tuy nhiên, nhiều trường hợp sau khi chữa vẫn tái phát lần nữa.
Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa (BVĐK Tâm Anh TP.HCM) và Khoa Ngoại Tổng hợp (BVĐK Tâm Anh Hà Nội) là những trung tâm y tế chuyên khoa Tiêu hóa uy tín, cung cấp dịch vụ thăm khám và điều trị cao cấp, hiệu quả cho các bệnh nhân mắc các vấn đề về gan từ nhẹ đến nặng (gan nhiễm mỡ, viêm gan cấp tính, mạn tính, xơ gan, ung thư gan…). Hệ thống BVĐK Tâm Anh quy tụ đội ngũ bác sĩ Nội khoa – Ngoại khoa – Nội soi tiêu hóa chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, bên cạnh đó là sự hỗ trợ của hệ thống thiết bị y tế hiện đại, nhập khẩu từ nước ngoài, phục vụ tối đa nhu cầu thăm khám và điều trị của khách hàng.
Để đặt lịch thăm khám và điều trị các bệnh về gan với các chuyên gia bác sĩ về Tiêu hóa của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, xin vui lòng liên hệ:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Trên đây là tổng hợp tất cả các thông tin liên quan đến tình trạng sỏi bùn túi mật, nguyên nhân, triệu chứng điển hình và phương pháp điều trị hiệu quả. Hy vọng thông qua những chia sẻ này, bạn đã có thêm nhiều cập nhật hữu ích để chủ động theo dõi, phát hiện bệnh từ sớm.