Nhồi máu cơ tim cấp là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở mọi độ tuổi, đặc biệt là những người mắc bệnh mạch vành. Vậy đâu là những dấu hiệu giúp nhận biết sớm và “giờ vàng” để can thiệp?
Nhồi máu cơ tim cấp (đột quỵ tim) là tình trạng cơ tim bị thiếu máu nuôi và hoại tử do mạch vành (mạch máu nuôi cơ tim) bị tắc nghẽn đột ngột bởi cục huyết khối trong lòng mạch. (1)
Nếu lưu lượng máu không được phục hồi nhanh chóng, cơn nhồi máu cơ tim cấp có thể gây tổn thương cơ tim vĩnh viễn và tử vong. Tại Mỹ, có khoảng 635.000 người bị nhồi máu cơ tim và khoảng 300.000 người bị nhồi máu cơ tim lần thứ hai mỗi năm. Cứ 7 trường hợp tử vong thì có một trường hợp do bệnh tim mạch, trong đó có nhồi máu cơ tim.
Nguyên nhân gây ra nhồi máu cơ tim cấp là do mảng xơ vữa trong lòng mạch vành bị nứt hoặc vỡ, các tế bào máu gồm tiểu cầu và hồng cầu đến bám vào, tạo thành cục huyết khối gây bít tắc đột ngột lòng mạch, ngưng cấp máu nuôi cơ tim phía xa, dẫn đến cơ tim bị thiếu máu nuôi. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ đưa đến hoại tử cơ tim, gây suy tim hoặc đột tử.
Yếu tố nguy cơ khiến mảng xơ vữa bị nứt vỡ:
Nhồi máu cơ tim có thể xảy ra bất ngờ, nhưng có những trường hợp được cảnh báo trước hàng giờ, hàng ngày, hàng tuần bằng các dấu hiệu như:
Không phải ai cũng có các triệu chứng giống nhau. Một số người đau nhẹ, một số người đau nặng, một số khác xuất hiện dấu hiệu đầu tiên là ngưng tim đột ngột.
Tham khảo: Nhồi máu cơ tim có ST chênh lên
Biến chứng nhồi máu cơ tim cấp thường do cơ tim bị tổn thương. Các biến chứng bao gồm:
Tổn thương do nhồi máu cơ tim có thể ảnh hưởng đến cách thức các tín hiệu điện di chuyển trong tim, gây ra những thay đổi về nhịp tim (rối loạn nhịp). Một số trường hợp rất nghiêm trọng và gây chết người, đột tử.
Tình trạng hiếm gặp này xảy ra khi tim đột ngột không thể bơm máu, xảy ra khi tổn thương khối lượng cơ tim lớn >40%.
Mô cơ tim bị tổn thương nhiều có thể khiến tim không thể bơm máu. Suy tim có thể tạm thời (suy tim cấp) hoặc lâu dài (mãn tính).
Đôi khi nhồi máu cơ tim gây ra tình trạng phản ứng hệ thống miễn dịch bị lỗi. Tình trạng này được gọi là hội chứng Dressler (viêm tràn dịch màng ngoài tim sau nhồi máu cơ tim).
Tim bỗng nhiên ngừng đập mà không có bất cứ một tín hiệu nào báo trước. Sự thay đổi tín hiệu đột ngột của tim gây ngừng tim. Cơn nhồi máu cơ tim cấp làm tăng nguy cơ và đe dọa tính mạng người bệnh, có thể dẫn đến tử vong (đột tử do tim) nếu không được điều trị ngay lập tức.
Nhồi máu cơ tim cấp có khả năng xuất hiện cao hơn ở các đối tượng sau: (2)
Nếu không được sơ cứu đúng cách và can thiệp kịp thời, người bị nhồi máu cơ tim cấp có thể gặp các biến chứng nghiêm trọng như:
Nhồi máu cơ tim thường được chẩn đoán trong trường hợp khẩn cấp. Trước hết, bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng và bệnh sử của người bệnh. Tiếp đó sẽ đo huyết áp, mạch và nhiệt độ; đồng thời thực hiện các kiểm tra sức khỏe tim tổng thể.
Các xét nghiệm để chẩn đoán nhồi máu cơ tim bao gồm:
ThS.BS Huỳnh Thanh Kiều – Trưởng khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM hướng dẫn một số nguyên tắc cơ bản khi sơ cứu cho người bị nhồi máu cơ tim cấp (đột quỵ tim): (3)
Các phương pháp điều trị tái lưu thông mạch vành bị tắc nghẽn trong nhồi máu cơ tim cấp gồm:
Chụp động mạch vành: Bác sĩ dùng 1 ống thông nhỏ, dài, mềm được luồn từ động mạch quay hoặc động mạch đùi hướng vào tim, đi đến động mạch vành. Qua ống thông, bác sĩ sẽ bơm thuốc cản quang, ghi lại hình ảnh mạch vành. Bác sĩ sẽ đưa stent vào vị trí mạch vành bị tắc, bung stent, nong mạch máu rộng ra, giúp dòng máu lưu thông lại bình thường.
Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành: Bác sĩ lấy 1 đoạn mạch máu từ bộ phận khác của cơ thể, làm cầu nối phía trước và phía sau chỗ tắc, giúp máu đi qua chỗ cầu nối mới. Phẫu thuật bắc cầu thường thực hiện khi hẹp mạch vành nặng, kéo dài lan tỏa không thể đặt stent được.
Bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim cần được điều trị và chăm sóc lâu dài để tránh tái phát và biến chứng về sau. (4)
Với hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại như: Máy đo ECG 12 chuyển đạo; máy siêu âm tim chuyên dụng (siêu âm tim từ tim thai, sơ sinh đến người lớn; siêu âm mạch máu toàn thân; siêu âm tim qua thực quản và siêu âm tim 3D cho hình ảnh sinh động, rõ nét và chính xác…); máy theo dõi huyết áp 24h; máy theo dõi điện tim 24h (Holter ECG); Thảm lăn gắng sức, xe đạp lực kế; Hệ thống chụp CT tim, mạch máu hiện đại (Chụp CT động mạch vành, động mạch chủ, mạch máu ngoại biên, đặc biệt CT tim); Hệ thống máy DSA – máy chụp mạch vành 2 bình diện giúp chụp và can thiệp bệnh mạch vành, bệnh động mạch ngoại biên và bệnh động mạch chủ…. và Cập nhật các phác đồ điều trị mới nhất theo hướng dẫn của các Hiệp hội Tim mạch trong nước và quốc tế (Hội Tim mạch châu Âu, Hội Tim mạch Hoa Kỳ, Hiệp hội Phẫu thuật lồng ngực Hoa kỳ,…), các chuyên gia đầu ngành và bác sĩ giàu kinh nghiệm tại Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khám, chẩn đoán và điều trị hiệu quả nhồi máu cơ tim cấp, bệnh mạch vành và các bệnh tim mạch.
Hệ thống phòng nội trú được thiết kế và bài trí theo tiêu chuẩn cao cấp với đầy đủ đồ dùng cá nhân, minibar, tivi màn hình LED, internet, thiết bị kết nối nhân viên y tế 24/24, hệ thống khí y tế và các thiết bị cấp cứu bố trí ngay tại giường, chuông bấm gọi nhân viên hỗ trợ mọi vấn đề trong ngày… Đặc biệt, đội ngũ điều dưỡng, nhân viên tận tâm chăm sóc khách hàng khám, điều trị tại bệnh viện cũng như tư vấn, hỗ trợ miễn phí qua tổng đài, website, fanpage…
Để được tư vấn và đặt lịch khám với các chuyên gia tim mạch hàng đầu tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, khách hàng vui lòng liên hệ:
Để phòng tránh cơn nhồi máu cơ tim cấp, tầm soát và khám tim mạch định kỳ là rất quan trọng. Một lối sống lành mạnh cũng sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Ngoài ra, việc sơ cấp cứu cho bệnh nhân lên cơn đột quỵ tim là “chìa khóa vàng” để giữ lại mạng sống cho bệnh nhân.