Tại Việt Nam, mỗi năm ghi nhận hơn 200.000 ca bị đột quỵ, hơn 50% trong số đó tử vong, những người may mắn qua khỏi nhưng phải chịu đựng di chứng nặng nề. Đáng báo động hơn nữa, tình trạng này đang có xu hướng trẻ hóa, thậm chí xuất hiện cả ở độ tuổi 20.
Đột quỵ (Stroke) hay tai biến mạch máu não là một bệnh lý cấp tính, thường xảy ra đột ngột khi nguồn máu cung cấp cho não gặp gián đoạn hoặc suy giảm. Khi đó, não bị thiếu oxy, dinh dưỡng và các tế bào não bắt đầu chết trong vòng vài phút. Người bị đột quỵ có nguy cơ tử vong cao nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời. Đây là một trong những bệnh lý thần kinh nguy hiểm và phổ biến nhất.
Tai biến mạch máu não có ba dạng chính (1), bao gồm:
Việc gián đoạn hoặc suy giảm nguồn cung cấp máu tới não gây tổn thương các mô bên trong não. Các triệu chứng do đó sẽ được biểu hiện ở các bộ phận mà các vùng não bị tổn thương kiểm soát, bao gồm:
Người bệnh cần được cấp cứu y tế ngay lập tức khi có các triệu chứng nguy hiểm trên. Việc được cấp cứu và điều trị kịp thời sẽ giúp ngăn chặn các hệ quả như tổn thương đến não, tàn phế và tử vong.
Hai nguyên nhân chủ yếu gây đột quỵ là do thiếu máu cục bộ (tắc nghẽn động mạch) hoặc do xuất huyết não (mạch máu bị vỡ hoặc rò rỉ). Ngoài ra, các cơn thiếu máu thoáng qua cũng khiến nguồn máu đến não gặp gián đoạn, nhưng chỉ gây ra những triệu chứng tạm thời, không kéo dài.
Các yếu tố nguy cơ bao gồm:
Nếu như không được cấp cứu kịp thời, người bị đột quỵ có nguy cơ:
Tìm hiểu bệnh sử cá nhân và của gia đình người bệnh.
Chẩn đoán qua các triệu chứng lâm sàng với quy tắc FAST (2) thông qua mặt, tay và lời nói. Cụ thể, các triệu chứng sẽ được quan sát về sự cân xứng khuôn mặt, độ tê và khả năng hoạt động của tay chân, khả năng nói chuyện có linh hoạt hay gặp khó khăn.
Ghi nhớ:
FAST là viết tắt của Face – Khuôn mặt; Arm – Cách tay; Speech – Lời nói; Time – Ghi nhớ khoảng thời gian phát hiện bệnh nhân và nhanh chóng đưa vào bệnh viện.
Bác sĩ sẽ cho bệnh nhân thực hiện một số kiểm tra cận lâm sàng để củng cố chẩn đoán:
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, “mất thời gian là mất trí não” (3). Thời gian vàng để cấp cứu bệnh nhân đột quỵ là 4 – 5 tiếng đối với trường hợp nhồi máu não phải dùng thuốc chống đông máu và trong vòng 6 tiếng đồng hồ với trường hợp nhồi máu não phải cần đến can thiệp lấy huyết khối.
Tùy vào tình trạng khẩn cấp của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định những biện pháp cấp cứu, can thiệp cần thiết:
Hướng dẫn sơ cứu cho người bị tai biến mạch máu não:
Câu hỏi 1: Tắm đêm có dẫn đến đột quỵ hay không? Vì sao?
KHÔNG. Tắm đêm không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra đột quỵ nhưng sẽ là yếu tố xúc tác, thúc đẩy gián tiếp. Chuyên gia khuyến cáo tuyệt đối không nên tắm đêm, đặc biệt là sau 23h. Bởi đây là thời điểm nhiệt độ xuống thấp nhất trong ngày, đồng thời huyết áp lên cao. Sự thay đổi nhiệt độ, trạng thái và huyết áp cơ thể sẽ ảnh hưởng đến sự lưu thông của máu, các mạch máu bị co lại và rất dễ gây thiếu máu não cục bộ, dẫn tới tai biến mạch máu não.
Câu hỏi 2: Tại sao đột quỵ ngày càng trẻ hóa?
Để trả lời cho câu hỏi này, hãy cùng nhìn lại những nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây ra bệnh đột quỵ. Thế hệ trẻ ngày nay với lối sống thiếu lành mạnh trong chế độ ăn uống và sinh hoạt không điều độ như: uống nhiều bia rượu, hút thuốc, sử dụng chất kích thích, ít vận động, làm tăng nguy cơ mỡ máu, béo phì, lượng cholesterol quá cao. Thêm vào đó, ngày càng nhiều bạn trẻ mắc các bệnh lý tim mạch và huyết áp cao – hai nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đột quỵ. (4)
Câu hỏi 3: Thực hư của thử thách đứng một chân để chẩn đoán đột quỵ?
Thử thách này bắt nguồn từ một nghiên cứu tại Nhật Bản vào năm 2014. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ được khảo sát ở một nhóm nhỏ đối tượng trong độ tuổi trên 60 và có các bệnh lý nền như đái tháo đường, cao huyết áp. Do đó, nghiên cứu này cùng thử thách đứng một chân để chẩn đoán đột quỵ cần được thử nghiệm lại với nhóm đối tượng đa dạng và mở rộng hơn. Vì vậy, để có sự chẩn đoán chính xác về đột quỵ, người bệnh cần được thăm khám và thực hiện các xét nghiệm, đặc biệt là tầm soát các bệnh lý nền.
Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, TP.Hà Nội
Hotline: 1800 6858
2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
Hotline: 0287 102 6789
Theo PGS.TS.BSCKII Nguyễn Văn Liệu, phương pháp hiệu quả nhất giúp ngăn ngừa tối đa các biến chứng nguy hiểm của đột quỵ hay tai biến mạch máu não chính là được phát hiện sớm và điều trị cấp cứu kịp thời. Hãy lắng nghe cơ thể bạn, khi có bất kỳ dấu hiệu bất ổn nào, hãy tìm đến những bác sĩ chuyên môn thần kinh và nơi có phương tiện kỹ thuật hiện đại để chẩn đoán và thăm khám.