Không giống như tổn thương do thoái hóa khớp, bệnh viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng đến màng hoạt dịch của khớp, gây sưng đau, từ từ bào mòn xương và dẫn đến biến dạng khớp. Nếu người bệnh chủ quan không điều trị, nguy cơ tàn phế rất cao. Hãy cùng Tâm Anh tìm hiểu các lý do và cách điều trị căn bệnh này cực kỳ hiệu quả, chuẩn khoa học ngay trong bài viết bên dưới!
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa, Trưởng khoa Nội cơ xương khớp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội.
Viêm khớp dạng thấp (RA – Rheumatoid Arthritis) là bệnh lý viêm khớp tự miễn mạn tính, do tổn thương xuất phát từ màng hoạt dịch của khớp. Đây là bệnh lý phổ biến nhiều ở nữ so với nam, thường ở độ tuổi trung niên, đi kèm với các dấu hiệu lâm sàng, cận lâm sàng rõ ràng.
Bệnh tự miễn này xảy ra khi hệ thống miễn dịch, vốn có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể chống lại sự tấn công của vi khuẩn/virus, gặp trục trặc và tấn công các mô lành trong cơ thể. Hậu quả là gây viêm bao hoạt dịch, khiến cho các khớp trở nên sưng, nóng, đỏ và đau. Người bệnh có nguy cơ tàn phế và tổn thương nhiều cơ quan khác, chẳng hạn như mắt, tim, phổi, da, mạch máu… (1)
Bệnh này thường gây ảnh hưởng đến các khớp đối xứng trong cơ thể, chẳng hạn như cả hai tay, hai cổ tay hoặc hai đầu gối. Đây chính là điểm phân biệt bệnh lý viêm khớp RA với các loại viêm khớp khác. Nếu tình trạng viêm xuất hiện ở nhiều khớp (thông thường từ 4 – 5 vị trí) thì được gọi là viêm đa khớp dạng thấp.
Khi RA tiến triển, cơ thể người bệnh sẽ thay đổi. Một số thay đổi bạn có thể nhìn thấy và cảm nhận được, trong khi những thay đổi khác không gây cho bạn bất cứ cảm giác gì. Mỗi giai đoạn RA sẽ có các mục tiêu điều trị khác nhau.
Ở giai đoạn đầu, người bệnh có cảm giác đau khớp, cứng khớp hoặc sưng đỏ vùng khớp bị viêm. Bên cạnh đó là tình trạng viêm bên trong khớp, khiến các mô trong khớp sưng lên. Tuy không có tổn thương xương nhưng màng hoạt dịch của khớp bị tổn thương.
Lúc này, màng hoạt dịch bị viêm nặng hơn, có thể gây tổn thương sụn khớp. Sụn chính là mô bao phủ phần cuối của xương tại vị trí khớp. Khi sụn bị tổn thương, người bệnh sẽ cảm nhận được những cơn đau, đồng thời có thể hạn chế vận động.
Khi bệnh lý viêm khớp dạng thấp ở người lớn đã tiến triển đến giai đoạn 3, tình trạng bệnh đã nghiêm trọng. Tại thời điểm này, tổn thương không chỉ lan đến sụn mà ảnh hưởng cả xương. Khi lớp sụn giữa các xương bị mòn, xương cọ xát với nhau, khiến người bệnh bị đau và sưng nhiều hơn. Một số người bị yếu cơ và mất hẳn khả năng vận động. Đó là do xương bị tổn thương, thậm chí biến dạng.
Ở giai đoạn muộn, các khớp đã ngừng hẳn hoạt động, khiến bệnh nhân đau, sưng, cứng khớp và mất khả năng vận động. Nghiêm trọng hơn, các khớp có thể bị hỏng và gây ra chứng dính khớp.
Đây là những căn bệnh xảy ra khi hệ thống miễn dịch thay vì bảo vệ lại quay sang tấn công màng hoạt dịch. Đây là lớp màng bao quanh khớp. Kết quả là tình trạng viêm làm dày bao hoạt dịch, cuối cùng phá hủy sụn và xương trong khớp. Các gân và dây chằng giữ khớp với nhau cũng yếu đi và căng ra. Dần dần, khớp mất đi hình dạng ban đầu và sự liên kết.
Cho đến nay, y khoa vẫn chưa tìm được lý do vì sao hay nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng viêm khớp dạng thấp, mặc dù có nhiều ý kiến cho rằng bệnh xảy ra do yếu tố di truyền. Tuy gen của bạn không trực tiếp gây bệnh, nhưng gen lại là nguyên nhân khiến bạn dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường – chẳng hạn như nhiễm một số loại virus và vi khuẩn – tác nhân gây bệnh RA.
Những người càng có nhiều yếu tố rủi ro dưới đây thì nguy cơ mắc bệnh càng cao:
Dưới đây là danh sách các dấu hiệu viêm đa khớp dạng thấp thường gặp nhất được thống kê:
Bệnh RA ở giai đoạn sớm có xu hướng ảnh hưởng đến những khớp nhỏ hơn trước – đặc biệt là các khớp gắn ngón tay với bàn tay, ngón chân với bàn chân.
Khi bệnh tiến triển, các biểu hiện sẽ lan xuống cổ tay, đầu gối, mắt cá chân, khuỷu tay, hông và vai. Trong hầu hết các trường hợp, những triệu chứng này xảy ra đối với các khớp giống nhau ở cả hai bên cơ thể.
Khoảng 40% người bị mắc bệnh tự miễn viêm khớp dạng thấp cũng gặp phải các dấu hiệu, biến dạng và triệu chứng không liên quan đến khớp. Cụ thể, bệnh sẽ ảnh hưởng đến:
Nếu không được can thiệp kịp thời, người bệnh sẽ gặp tình trạng:
Để chẩn đoán đạt tiêu chuẩn, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra cơ xương khớp tổng quát, cụ thể: vùng khớp đau nhức, các khớp bị đau có đối xứng nhau không, có xuất hiện bướu và nốt dưới da không, có hiện tượng cứng khớp (đặc biệt là vào buổi sáng) không…
Tiếp theo, bác sĩ có thể chỉ định bạn làm một số xét nghiệm như:
Các phương pháp chữa trị viêm khớp dạng thấp phổ biến là dùng thuốc, nghỉ ngơi, tập thể dục và phẫu thuật nhằm khắc phục tổn thương khớp. Việc chỉ định phương pháp nào cho bệnh nhân sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố như tuổi tác, sức khỏe tổng quát, tiền sử bệnh và mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Các loại thuốc có tác dụng giảm đau và cứng khớp bao gồm:
Bác sĩ cũng có thể kê toa cho bạn các loại thuốc mạnh hơn (DMARD). Chúng hoạt động bằng cách can thiệp hoặc ngăn chặn sự tấn công của hệ thống miễn dịch vào khớp. (3)
Trong trường hợp hai nhóm thuốc trên không cải thiện tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ cân nhắc việc sử dụng các liệu pháp thuốc sinh học.
Có thể bạn quan tâm: Viêm khớp dạng thấp có chữa được không?
Khi tổn thương khớp do viêm khớp dạng thấp trở nên nghiêm trọng, phẫu thuật là phương pháp duy nhất để phục hồi khả năng vận động của người bệnh. Bác sĩ sẽ thay phần khớp bị tổn thương bằng khớp nhân tạo (làm từ nhựa, gốm sứ, kim loại…). Thông thường, chỏm xương đùi, khớp gối và khớp háng được chỉ định phẫu thuật thay thế nhiều nhất.
Tại BVĐK Tâm Anh, các bác sĩ đã thực hiện thành công ca thay cùng lúc 8 khớp nhân tạo cho một bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp lâu năm. Sau hơn 20 năm sống chung với căn bệnh này, khiến các khớp bàn – ngón tay đều cong vẹo, biến dạng, mất gần như hoàn toàn chức năng cầm nắm.
Nhờ áp dụng công nghệ in 3D với vật liệu silicone, các bác sĩ đã tạo ra các khớp ngón tay nhân tạo để thay thế những khớp viêm gây đau nhức, biến dạng tay. Ca phẫu thuật không chỉ hồi sinh chức năng vận động cho các ngón tay mà còn đẩy lùi chứng viêm và đau nhức đeo bám nhiều năm, giúp người bệnh tránh được nguy cơ tàn phế.
Bệnh có thể được phòng ngừa và kiểm soát nhờ những biện pháp sau:
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), hút thuốc làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh RA. Cụ thể, những người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh tăng 1,3 – 2,4 lần. Không chỉ vậy, hút thuốc còn khiến các triệu chứng của bệnh tiến triển nhanh hơn.
Những người thừa cân có khả năng tiến triển RA cao hơn. Vì thế để phòng bệnh, bạn cần giữ cân nặng ổn định bằng cách:
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra, tiếp xúc với một số chất ô nhiễm môi trường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh RA. Vì thế, bạn hãy tránh xa amiăng và silica. Nếu môi trường làm việc bắt buộc bạn tiếp xúc với các hóa chất nguy hiểm này, hãy mặc đồ bảo hộ.
Khi có bất kỳ triệu chứng nào của RA, bạn cần đi khám càng sớm càng tốt. Theo CDC, việc điều trị sớm và tích cực sẽ giúp trì hoãn các tác dụng phụ của bệnh, cũng như giảm nguy cơ phát triển những tổn thương khớp nghiêm trọng sau này.
Người bệnh cần một chế độ chăm sóc đặc biệt để cải thiện triệu chứng và phòng ngừa biến chứng. Nếu bạn có người thân mắc bệnh này, hãy lưu ý những nguyên tắc sau khi chăm sóc họ:
Mặc dù không có chế độ ăn uống nào giúp điều trị viêm đa khớp dạng thấp, nhưng một số loại thực phẩm có tác dụng giảm viêm khá hữu hiệu. Thực đơn gợi ý cho người bệnh gồm có:
Vậy viêm khớp dạng thấp nên kiêng gì? Người bệnh cần hạn chế ăn thịt đỏ, thịt chế biến sẵn, thức ăn nhanh, thực phẩm nhiều muối, thực phẩm nhiều đường… vì chúng làm cho tình trạng tổn thương xương khớp trở nặng hơn, khiến khớp sưng và đau nhiều hơn. Ngoài ra, nên tránh xa thức uống có cồn vì chúng không chỉ làm giảm tác dụng của các loại thuốc chữa viêm khớp mà còn gây ra nhiều phản ứng phụ không tốt cho sức khỏe.
Đây là bệnh mãn tính ảnh hưởng chủ yếu đến khớp. Tuy nhiên, bệnh cũng có nguy cơ gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể, trong đó có mắt. (4)
Triệu chứng phổ biến nhất liên quan đến mắt là khô mắt dẫn đến nhiễm trùng. Nếu không được điều trị, tình trạng khô mắt nặng có thể gây tổn thương giác mạc. Khô mắt cũng có thể là triệu chứng của hội chứng Sjogren – một chứng rối loạn tự miễn thường liên quan đến bệnh.
Hiếm gặp hơn, bệnh có nguy cơ gây viêm củng mạc (phần lòng trắng) của mắt, khiến mắt sưng đỏ và đau.
Nếu bạn bị bệnh lý này kèm theo đau mắt, thay đổi thị lực hoặc gặp phải các vấn đề khác ở mắt, hãy gặp bác sĩ nhãn khoa để được thăm khám và điều trị, ngăn ngừa các biến chứng ảnh hưởng đến thị lực.
Viêm khớp dạng thấp và trầm cảm thường xảy ra cùng nhau. Mặc dù hầu hết các bác sĩ đều biết điều này, nhưng những người bị bệnh RA thường không được kiểm tra hội chứng trầm cảm. Vì vậy, bệnh có thể không được chẩn đoán và điều trị sớm. Các nghiên cứu cho thấy, nếu bệnh trầm cảm không được điều trị triệt để, quá trình chữa trị sẽ không đạt hiệu quả như mong muốn. Đồng thời, người bệnh mắc trầm cảm có thể:
Khi tình trạng viêm thuyên giảm, bạn nên tập thể dục. Quá trình tập luyện sẽ giữ cho các khớp linh hoạt và dẻo dai hơn. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến chuyên gia về dạng bài tập và cường độ tập luyện phù hợp với thể trạng của mình.
Viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính (Seropositive Rheumatoid Arthritis) là một thể đặc biệt của bệnh. SRA có thể đi kèm với các triệu chứng nghiêm trọng hơn so với thể âm tính.
Các triệu chứng của RA huyết thanh dương tính thường là:
Căn bệnh này không phải lúc nào cũng giới hạn ở các khớp. Một số bệnh nhân còn có biểu hiện viêm ở mắt, tuyến nước bọt, dây thần kinh, thận, phổi, tim, da và mạch máu.
Viêm khớp dạng thấp KHÔNG PHẢI là bệnh di truyền, nhưng nó rất hay truyền từ thế hệ trước sang thế hệ sau. Do đó, nếu bạn có người thân bị bệnh RA, hãy gặp bác sĩ ngay khi xuất hiện các triệu chứng đau khớp dai dẳng, sưng và cứng khớp mà nguyên nhân không phải do hoạt động quá sức hoặc chấn thương.
Khoa Nội cơ xương khớp BVĐK Tâm Anh với đội ngũ chuyên gia lành nghề, là địa chỉ tin cậy trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh lý xương khớp cấp và mạn tính như bệnh viêm khớp dạng thấp ở người trưởng thành, gout, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa khớp, lupus ban đỏ hệ thống, viêm cột sống dính khớp…
Khoa Nội cơ xương khớp BVĐK Tâm Anh được đầu tư hệ thống trang thiết bị hiện đại, đồng thời áp dụng các phương pháp chẩn đoán và điều trị theo tiêu chuẩn quốc tế. Khoa cũng chú trọng tới việc phối hợp với các chuyên khoa khác như khoa Chấn thương chỉnh hình, Trung tâm Phẫu thuật khớp – Y học thể thao để tìm ra phương pháp chữa trị tối ưu nhất cho người bệnh.
Để đặt lịch khám tại BVĐK Tâm Anh, quý khách có thể liên hệ theo các cách sau:
Viêm khớp dạng thấp không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng kiểm soát triệu chứng bệnh là điều hoàn toàn có thể. Khi thấy xuất hiện các dấu hiệu của bệnh, bạn nên thăm khám đúng chuyên khoa với chuyên gia giàu kinh nghiệm để được chẩn đoán đúng và có phác đồ điều trị phù hợp.