THS.BS.CKII HUỲNH THANH KIỀU

THS.BS.CKII HUỲNH THANH KIỀU

Trưởng khoa Nội tim mạch 1 - Trung tâm Tim mạch
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM

GIỚI THIỆU

Sau khi tốt nghiệp Đại học Y Dược TP.HCM, bác sĩ Huỳnh Thanh Kiều tiếp tục theo đuổi các khóa học chuyên sâu và nhận nhiều chứng chỉ về: Siêu âm bụng tổng quát, Siêu âm tim và bệnh lý tim mạch, Thực hành lâm sàng về tim mạch… Năm 2017, bác sĩ Huỳnh Thanh Kiều tốt nghiệp thạc sĩ Nội tổng quát và nhận bằng chuyên khoa 2 chuyên ngành Nội tim mạch năm 2023 tại Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP.HCM.

ThS.BS.CKII Huỳnh Thanh Kiều có hơn 20 năm công tác trong ngành y và gắn bó với Bệnh viện Tim Tâm Đức suốt 18 năm. Tại đây, bác sĩ Huỳnh Thanh Kiều từng đảm nhận chức vụ Phó trưởng khoa Phòng khám và Phó trưởng khoa Nội tim mạch 3. 

Không chỉ dành tâm huyết cho công tác khám chữa bệnh, ThS.BS.CKII Huỳnh Thanh Kiều còn thực hiện nhiều công trình nghiên cứu khoa học, tham gia nhiều hội nghị chuyên ngành như Hội nghị Tăng huyết áp châu Âu (Na Uy), Hội nghị Tim mạch châu Âu (Đức), Hội nghị Đái tháo đường (Hoa kỳ)… cũng như hướng dẫn giảng dạy cho sinh viên y khoa. Bên cạnh đó, ThS.BS.CKII Huỳnh Thanh Kiều cũng tham dự các khóa học nâng cao tại Thái Lan và Singapore, lấy chứng chỉ “Quản lý phòng khám kháng đông” và “Enhancing Diagnostic Confidence with Live 3D Echo”, Chứng nhận khóa đào tạo “Quản lý phòng khám kháng đông”, Chứng chỉ “Quản lý bệnh viện”….

Hiện nay, ThS.BS.CKII Huỳnh Thanh Kiều đang đảm trách vị trí Trưởng khoa Nội tim mạch 1 – Trung tâm Tim mạch tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM.

xem thêm

LĨNH VỰC CHUYÊN MÔN

  • Điều trị nội khoa bệnh tim mạch như suy tim, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, bệnh van tim, rối loạn nhịp, bệnh nhân sau mổ sửa hoặc thay van tim.
  • Tổ chức và quản lý phòng khám kháng đông cho bệnh nhân sau mổ thay van tim nhân tạo, bệnh nhân đang uống kháng đông. Điều chỉnh liều thuốc, xử trí quá liều kháng đông hoặc chỉnh thuốc kháng đông cho bệnh nhân trước và sau khi làm thủ thuật hoặc phẫu thuật.
  • Thực hiện các kiểm tra cận lâm sàng: siêu âm tim qua thành ngực, siêu âm tim qua thực quản, siêu âm mạch máu, siêu âm gắng sức Dobutamin, điện tâm đồ gắng sức, Holter ECG và theo dõi huyết áp di động 24 giờ (ABPM).
xem thêm

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bệnh cơ tim giãn có chữa được không? Các phương pháp điều trị

Bệnh cơ tim giãn nở có thể gặp ở mọi đối tượng, kể cả trẻ em và người lớn tuổi. Nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng như hở van tim, loạn nhịp tim, suy tim, hình thành huyết khối,... Vậy bệnh cơ tim giãn có chữa được...

Bệnh cơ tim giãn sống được bao lâu và có nguy hiểm không?

Bệnh cơ tim giãn thường không có biểu hiện cụ thể ở giai đoạn đầu. Chỉ khi bệnh tiến triển mới xuất hiện các triệu chứng tương tự như bệnh suy tim. Vậy bị giãn cơ tim có nguy hiểm không? Nếu mắc bệnh cơ tim giãn sống được bao lâu? Phương pháp điều...

Cảm giác bị tức ngực: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Cảm giác bị tức ngực không chỉ thường xuất hiện ở người cao tuổi, mà bất cứ ai cũng có thể gặp tình trạng này. Tìm hiểu rõ về nguyên nhân gây tức ngực, để từ đó có thể dễ dàng nhận biết các triệu chứng và có biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Bài viết...

Hẹp van tim là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Hẹp van tim là tình trạng van bị hẹp và không mở đúng cách. Các lá van có thể dày lên, cứng lại hoặc dính với nhau, dẫn đến kết quả là van không thể mở hoàn toàn. Do đó, tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu qua van và cơ thể bị giảm nguồn cung cấp...

Phương pháp điều trị hẹp van 2 lá đang được áp dụng hiện nay

Điều trị hẹp van 2 lá sớm sẽ giúp tránh các biến chứng nguy hiểm như suy tim phải, phù phổi, đột quỵ,... Vậy những phương pháp nào đang được áp dụng phổ biến hiện nay? Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS.CKII Huỳnh Thanh Kiều, Trưởng khoa Nội...

Tăng áp phổi sống được bao lâu? Tiên lượng sống và triển vọng điều trị

Tăng áp phổi là một tình trạng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng, xảy ra khi áp lực trong động mạch phổi quá cao. Khi áp lực trong động mạch phổi cao làm cho máu từ tim phải bơm lên động mạch phổi khó khăn, dẫn đến suy tim phải. Tăng áp phổi sống được bao...

Nhồi máu cơ tim cấp: Nguyên nhân, dấu hiệu và biến chứng phổ biến

Nhồi máu cơ tim cấp là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở mọi độ tuổi, đặc biệt là những người mắc bệnh mạch vành. Vậy đâu là những dấu hiệu giúp nhận biết sớm và “giờ vàng” để can thiệp? Nhồi máu cơ tim là gì? Nhồi máu cơ tim cấp...

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

ĐỐI TÁC BẢO HIỂM