Viêm cầu thận là tình trạng viêm xảy ra ở cầu thận bao gồm viêm ở các tiểu cầu thận và các mạch máu trong thận. Bệnh có thể xảy ra ở mọi độ tuổi với đa dạng nguyên nhân. Viêm cầu thận có 2 thể cấp và mạn, xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Vì vậy, việc chẩn đoán bệnh là vô cùng quan trọng. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ dẫn đến những hậu quả sức khỏe nghiêm trọng cho người bệnh, bao gồm kể cả tử vong.
Viêm cầu thận là tình trạng viêm xảy ra ở cầu thận bao gồm viêm ở các tiểu cầu thận và các mạch máu trong thận.(1)
Mỗi người thông thường có 2 quả thận Với mỗi quả thận trọng lượng khoảng 160 – 170 gram, có thể loại bỏ từ 1 -2 lít nước tiểu mỗi ngày. Hai quả thận khỏe mạnh có khả năng lọc 180 – 200 lít chất thải và máu mỗi 24 giờ.
Cấu trúc của thận được tạo bởi những mạch máu nhỏ, gồm những nút thắt, Thận có các chức năng lọc máu để tạo ra nước tiểu, bài tiết các chất thải, điều chỉnh các chất điện giải, duy trì ổn định HA, tham gia vào quá trình tạo máu. Nếu tổn thương ở thận, gây ra những triệu chứng như phù, tăng huyết áp, thiếu máu, tiểu máu, thay đổi thành phần nước tiểu.
Bệnh có thể xảy ra ở mọi độ tuổi với đa dạng nguyên nhân. Viêm cầu thận có 2 thể cấp và mạn, xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy, việc chẩn đoán bệnh là vô cùng quan trọng. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ dẫn đến những hậu quả sức khỏe nghiêm trọng cho người bệnh, bao gồm kể cả tử vong.
Bệnh viêm cầu thận được nhận biết thông qua những dấu hiệu lâm sàng. Tùy vào loại viêm cầu thận mà bệnh sẽ gây ra những triệu chứng khác nhau. Đối với viêm cầu thận mạn tính, bệnh thường không xuất hiện các triệu chứng rõ ràng. Đây là điều khiến người bệnh viêm cầu thận tăng cao nguy cơ bị viêm thận hơn những người khác.(2)
Tuy nhiên, viêm cầu thận nói chung vẫn có những triệu chứng phổ biến để người bệnh có thể nhận biết được. Một số triệu chứng chung của viêm cầu thận gồm:
Những triệu chứng phổ biến của viêm cầu thận cấp tính gồm:
Viêm cầu thận được chia thành 2 thể cấp tính và mạn tính. Mỗi thể là do những nguyên nhân khác nhau gây ra, cũng như có những triệu chứng khác nhau.(3)
Viêm cầu thận cấp, xuất hiện khi người bệnh nhiễm liên cầu khuẩn beta do nhiễm khuẩn ngoài da hoặc sau khi viêm họng hạt.
Đây được biết là hiện tượng viêm lan tỏa tại những đơn vị của thận, tuy nhiên tình trạng viêm này không bao gồm sinh mủ. Viêm cầu thận xuất hiện đột ngột và bất ngờ do nhiễm trùng hoặc ảnh hưởng từ những bệnh khác như lupus, hội chứng goodpasture, viêm đa động mạch nút,…
Viêm cầu thận cấp tính tuy có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Người bệnh vẫn cần đi khám và điều trị sớm để ngăn ngừa khả năng suy thận trong tương lai.
Viêm cầu thận mạn tính vẫn chưa xác định được rõ nguyên nhân gây bệnh. Theo thống kê từ Tổ chức Thận Quốc gia tại Hoa Kỳ, người có người thân trong gia đình mắc bệnh viêm cầu thận hoặc những bệnh liên quan đến thận có nguy cơ cao bị viêm cầu thận mạn tính.
Ở một số trường hợp, viêm cầu thận mạn tính là do viêm cầu thận cấp tính kéo dài phát triển thành. Bệnh gây ra tình trạng teo xơ thận và là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến suy thận mạn tính.
Viêm cầu thận mạn tính phổ biến ở nam giới trẻ tuổi và những người bị mất thính giác hoặc thị lực. Bệnh không thể điều trị hoàn toàn nhưng người bệnh có thể kiểm soát và làm chậm quá trình tiến triển bệnh bằng kết hợp điều trị và chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Viêm cầu thận là một bệnh tiết niệu nghiêm trọng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh trong thời gian đầu. Nếu bệnh kéo dài, người bệnh sẽ đối mặt với nguy cơ viêm cầu thận mạn tính, suy thận. Đây đều là những bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
Vì vậy, khi có những dấu hiệu nghi ngờ bị viêm cầu thận, bạn cần đến thăm khám với bác sĩ chuyên môn ngay để được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.
Nguyên nhân gây ra viêm cầu thận rất đa dạng, ở những trường hợp thuộc loại mạn tính, nguyên nhân trực tiếp vẫn chưa được xác định.(4)
Hiện nay, những nguyên nhân phổ biến gây ra viêm cầu thận gồm nhiễm trùng, ảnh hưởng từ những bệnh tự miễn, viêm mạch máu và tình trạng xơ cứng.
Các bệnh nhiễm trùng có thể là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn đến viêm cầu thận. Những bệnh nhiễm trùng tiềm ẩn khả năng cao viêm cầu thận gồm:
Bệnh tự miễn là những bệnh lý do hệ miễn dịch bị mất khả năng nhận biết cũng như phân biết kháng nguyên của cơ thể với các tác nhân bên ngoài. Các bệnh tự miễn có thể gây ra viêm cầu thận bao gồm:
Viêm mạch máu là sự thay đổi trong thành mạch máu do sự tổn thương mạch máu. Sự thay đổi có thể là dày lên, xuất hiện sẹo, suy yếu hoặc thu hẹp. Viêm mạch máu làm hạn chế lưu lượng máu, từ đó dẫn đến tổn thương nội tạng và mô.
Những loại viêm mạch máu có thể gây ra viêm cầu thận gồm:
Tình trạng xơ cứng, gây ra từ sẹo ở cầu thận cũng là một trong những nguyên nhân gây ra viêm cầu thận. Những bệnh có khả năng gây sẹo ở cầu thận bao gồm:
Khả năng viêm cầu thận còn có thể đến từ hội chứng Alport, là một loại hội chứng viêm thận di truyền. Nguyên nhân từ hội chứng Alport thường xảy ra trong gia đình và viêm cầu thận của người mắc hội chứng Alport hầu hết là viêm cầu thận mạn tính.
Bên cạnh đó, người có thị lực và thính lực kém, hoặc mắc các bệnh ung thư cũng có nguy cơ cao mắc bệnh viêm cầu thận.
Xem thêm: Viêm cầu thận Lupus: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Viêm cầu thận sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng lọc nước tiểu và chất thải trong cơ thể. Hơn nữa, bệnh còn làm ức chế vai trò điều hòa huyết áp của thận. Khi mắc viêm cầu thận, người bệnh sẽ chịu sự ảnh hưởng từ bệnh, liên quan đến quá trình lọc chất thải của gồm:
Tất cả những ảnh hưởng này sẽ gây ra những triệu chứng lâm sàng cho người bệnh, làm giảm chất lượng cuộc sống vì sự suy giảm của sức khỏe.
Người bị viêm cầu thận có nguy cơ gặp những biến chứng của bệnh,là những vấn đề liên quan đến sức khỏe thận. Đây là một lưu ý báo động cho những người bị viêm cầu thận vì những biến chứng này khá nguy hiểm, có thể tác động xấu đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh.
Hơn nữa, các biến chứng về thận thường có phác đồ điều trị phức tạp cũng như thời gian điều kéo dài. Người bệnh viêm cầu thận được khuyến cáo chăm sóc và điều trị bệnh kịp thời theo đúng chỉ định từ bác sĩ, kết hợp với chế độ dinh dưỡng phù hợp để giảm thiểu tối đa các biến chứng.
Những biến chứng có thể xảy ra khi bị viêm cầu thận bao gồm:
Viêm cầu thận thường được chẩn đoán thông qua kết quả xét nghiệm máu và nước tiểu. Đa số các triệu chứng đều không rõ ràng hoặc bị nhầm lẫn với những hiện tượng sinh lý thông thường khác. Người bệnh thường phát hiện bệnh khi đi khám một bệnh khác.
Người bị viêm cầu thận sẽ có lượng protein trong nước tiểu cao, một số trường hợp có lẫn máu bên trong nước tiểu. Kết quả xét nghiệm nước tiểu sẽ cho thấy:
Xét nghiệm máu là phương pháp chẩn đoán mà bác sĩ sẽ xem mức độ creatinin trong mẫu máu của người bệnh.
Kết quả xét nghiệm máu sẽ cho thấy:
Sinh thiết thận là phương pháp bác sĩ sẽ lấy một mẩu mô thận người bệnh và kiểm tra dấu hiệu viêm nhiễm dưới kính hiển vi. Để sinh thiết thận qua da, bác sĩ sẽ đưa kim dài vào vùng lưng, vị trí của thận để lấy mẩu mô.
Bác sĩ sẽ chỉ định sinh thiết thận đối với những đối tượng có chỉ số bất thường ở nước tiểu hoặc máu.
Bệnh viêm cầu thận mạn tính không thể điều trị dứt điểm. Người bị viêm cầu thận mạn tính có thể kiểm soát các triệu chứng của bệnh. Tùy vào tình trạng sức khỏe mà bác sĩ sẽ chỉ định những loại thuốc hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của bệnh như:
Đồng thời, người bệnh viêm cầu thận mạn tính cần kết hợp lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học để làm chậm quá trình bệnh tiến triển cũng như ngăn ngừa nguy cơ bị suy thận.
Đối với bệnh viêm cầu thận cấp tính, phần lớn bệnh nhân có tiên lượng tốt và hồi phục chỉ cần điều trị hỗ trợ. Người bệnh có thể không cần uống nhưng cần thay đổi chế độ ăn uống. Những bệnh nhân có dấu hiệu nhiễm trùng do liên cầu khuẩn, cần cho kháng sinh diệt liên cầu.
Nhưng lưu ý đối với người bệnh viêm cầu thận cấp gồm:
Không có phương pháp nào phòng ngừa hoàn toàn bệnh viêm cầu thận. Tuy nhiên, bạn có thể hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh bằng cách thay đổi lối sống và chế độ ăn lành mạnh, khoa học. Đồng thời, tránh để nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng liên cầu khuẩn.
Bạn có thể hạn chế nguy cơ bị viêm cầu thận bằng cách tăng cường hệ miễn dịch cho bản thân. Bên cạnh đó, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, giảm thiểu khả năng mắc các bệnh nhiễm trùng cũng là một trong những cách phòng ngừa viêm cầu thận hiệu quả.
Chế độ sinh hoạt lành mạnh để phòng ngừa bệnh viêm cầu thận gồm:
Chế độ dinh dưỡng cũng là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến khả năng bị viêm cầu thận của bạn. Chế độ ăn phù hợp còn có thể giúp bạn cải thiện được tình trạng huyết áp tốt hơn.
Chế độ dinh dưỡng để hạn chế nguy cơ mắc bệnh viêm cầu thận bao gồm:
Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học – Tiết niệu của Hệ thống BVĐK Tâm Anh quy tụ đội ngũ các chuyên gia đầu ngành, Nội khoa và Ngoại khoa, giỏi chuyên môn, tận tâm.
Các chuyên gia, bác sĩ của Trung tâm luôn tự tin làm chủ những kỹ thuật mới nhất, phát hiện sớm và điều trị hiệu quả các bệnh lý về thận và đường tiết niệu, giúp người bệnh rút ngắn thời gian nằm viện, hạn chế nguy cơ tái phát, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Với hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại hàng đầu trong nước và khu vực; Phòng mổ đạt tiêu chuẩn quốc tế; Cùng với khu nội trú và dịch vụ cao cấp 5 sao… Trung tâm Tiết niệu Thận học nổi bật với các dịch vụ thăm khám, tầm soát và điều trị tất cả các bệnh lý đường tiết niệu. Từ các thường gặp cho đến các cuộc đại phẫu thuật kỹ thuật cao.
Có thể kể đến phẫu thuật nội soi sỏi thận, ghép thận, cắt bướu bảo tồn nhu mô thận; cắt thận tận gốc; cắt tuyến tiền liệt tận gốc; cắt toàn bộ bàng quang tạo hình bàng quang bằng ruột non; cắt tuyến thượng thận; tạo hình các dị tật đường tiết niệu… Chẩn đoán – điều trị nội khoa và ngoại khoa tất cả các bệnh lý Nam khoa.
Để đặt lịch khám và phẫu thuật tuyến tiền liệt với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học – Tiết niệu Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách có thể đặt hẹn trực tuyến qua các cách sau đây:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Bệnh viêm cầu thận là tình trạng cầu thận bị tổn thương dẫn đến hiện tượng viêm sưng. Bệnh làm giảm chức năng lọc nước tiểu và chất thải bên trong cơ thể người bệnh. Viêm cầu thận cấp tính có thể tự khỏi mà không cần dùng thuốc, ngoại trừ người bệnh có tình trạng nhiễm trùng cần điều trị.
Ngược lại, viêm cầu thận mạn tính tiềm ẩn nguy cơ suy thận rất cao, ảnh hưởng đến tính mạng và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, khi phát hiện mình bị viêm cầu thận mạn tính, bạn cần tiếp nhận điều trị ngay lập tức để giảm rủi ro gặp phải những biến chứng nguy hiểm cũng như để bệnh tiến triển nhanh chóng.