Bệnh tay chân miệng được chia làm 4 cấp độ tương đương với mức độ nguy hiểm của bệnh. Phần lớn các trường hợp mắc bệnh ở cấp độ 1 hoặc 2. Tuy nhiên, một số ít trường hợp bệnh không được kiểm soát và điều trị tốt, chuyển biến thành tay chân miệng độ 3 gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và để lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng.
Bệnh tay chân miệng là một bệnh lý nguy hiểm được gây ra bởi virus với triệu chứng đặc trưng là sốt, nổi mụn nước ở lòng bàn tay, chân và vòm miệng. Bệnh có xảy ra ở mọi đối tượng, phổ biến ở trẻ dưới 5 tuổi và có nguy cơ gây biến chứng cao ở trẻ dưới 3 tuổi (chiếm 75% – 86% ca tử vong do tay chân miệng ở trẻ em). Bệnh có thể xảy ra quanh năm và nguy cơ bùng phát thành dịch vào khoảng từ tháng 2 đến tháng 4 và từ tháng 9 đến tháng 12.
Theo đó, bệnh tay chân miệng có 4 cấp độ. Trong đó, tay chân miệng cấp độ 3 được xem là cấp độ đáng báo động, bệnh nhân cần được nhập viện để điều trị tích cực. Tại đây, bác sĩ sẽ theo dõi chặt chẽ các chỉ số nhịp thở, nhịp tim, mạch đập,… từ đó cân nhắc thực hiện phương pháp điều trị phù hợp nhất đối với từng trường hợp cụ thể.
Bệnh tay chân miệng là một bệnh lý truyền nhiễm cấp tính, có thể lây truyền trực tiếp từ người qua người thông qua tiếp xúc trực tiếp với các giọt bắn có chứa virus trong không khí, nước bọt, dịch tiết từ bọng nước, chất nôn của người bệnh.
Bệnh được gây ra bởi chủng virus đường ruột, thường gặp là virus Coxsackie A16 và Enterovirus 71 (EV71). Trong đó, phần lớn các trường hợp mắc bệnh tay chân miệng gặp biến chứng nguy hiểm đều liên quan đến EV71. Ngoài 2 chủng virus này, tay chân miệng còn có thể được gây ra bởi một số chủng virus nhóm A hoặc nhóm B như: Coxsackie A4-A7, A9, A10, B1-B3, B5. Chính vì vậy, bệnh nhân vẫn có nguy cơ tái nhiễm tay chân miệng cao sau khi đã từng mắc bệnh này.
Trong một số trường hợp, bệnh tay chân miệng không được phát hiện và điều trị đúng cách, kết hợp với thể trạng sức khỏe và sức đề kháng còn non yếu của trẻ, bệnh diễn biến nhanh chóng, bước sang giai đoạn nguy hiểm hơn, tay chân miệng cấp độ 3.
Biểu hiện chính của tay chân miệng là các tổn thương trên da, niêm mạc, tập trung chủ yếu ở lòng bàn tay, miệng, lòng bàn chân, đầu gối, mông. Tuy nhiên, khi bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, chuyển sang tay chân miệng cấp độ 3, trẻ sẽ bắt đầu gặp phải những tổn thương nghiêm trọng hơn, nguy cơ gặp các biến chứng về thần kinh, hô hấp cao, thậm chí có thể đe dọa tính mạng của trẻ. Do đó, việc nắm rõ các triệu chứng ban đầu của bệnh tay chân miệng sẽ giúp bệnh được điều trị nhanh chóng, hiệu quả ngay từ khi còn ở giai đoạn nhẹ, tránh được nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho trẻ về sau.
Dưới đây là một số biểu hiện nghiêm trọng của tay chân miệng cấp độ 3, khi có các biểu hiện này, bố mẹ cần đưa trẻ đi cấp cứu kịp thời:
Xem thêm: Triệu chứng và cách điều trị bệnh tay chân miệng cấp độ 1
Hiện nay, bệnh tay chân miệng vẫn chưa có thuốc đặc trị, các phương pháp điều trị hiện có đều dựa trên nguyên tắc điều trị các triệu chứng và hỗ trợ hệ miễn dịch cho trẻ. Nếu bệnh ở mức độ nhẹ, bệnh nhân có thể khỏi bệnh qua chăm sóc tại nhà nhưng nếu bệnh chuyển qua tay chân miệng cấp độ 3, trẻ cần được điều trị nội trú và hồi sức tích cực tại bệnh viện.
Các phương pháp điều trị thường được sử dụng trong điều trị tay chân miệng cấp độ 3 gồm:
Tham khảo thêm: Nguyên nhân và triệu chứng tay chân miệng độ 2
Bệnh tay chân miệng hiện vẫn chưa có vacxin phòng ngừa. Tuy nhiên, dựa vào nguyên nhân, con đường lây truyền bệnh và các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh, bố mẹ có thể chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh tay chân miệng hiệu quả. Giữ vệ sinh cá nhân và môi trường sống sạch sẽ, chăm sóc, điều trị bệnh kịp thời là cách tốt nhất để phòng ngừa và ngăn ngừa bệnh trở nên nghiêm trọng, chuyển biến thành tay chân miệng cấp độ 3.
Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa bệnh tay chân miệng được các chuyên gia khuyến cáo:
Tay chân miệng là một bệnh lý có khả năng lây lan nhanh chóng, do đó, khi trẻ có dấu hiệu mắc bệnh, bố mẹ nên cho trẻ ở nhà, hạn chế đưa trẻ đến những nơi đông người. Đồng thời, nếu trẻ đang trong độ tuổi đến trường, việc thông báo sớm về tình trạng sức khỏe và bệnh lý của trẻ cho giáo viên phụ trách sẽ giúp dịch bệnh được phát hiện và kiểm soát hiệu quả hơn. (1)
Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc và những vấn đề sức khỏe khác của trẻ, bạn có thể liên hệ khoa Nhi, bệnh viện đa khoa Tâm Anh theo địa chỉ:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Ở giai đoạn tay chân miệng độ 3, bệnh nhân có nguy cơ cao gặp biến chứng nghiêm trọng về thần kinh, tim mạch, hô hấp và có thể sẽ phải đối mặt với nhiều hệ lụy nặng nề do bệnh gây ra. Do đó, bố mẹ nên chú ý đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và hỗ trợ điều trị sớm, ngay từ khi trẻ bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu bất thường.