Bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh là một trong những căn bệnh lành tính và có thể tự khỏi. Tuy nhiên, bệnh vẫn vẫn có thể gây ra các triệu chứng phiền toái và một số biến chứng nguy hiểm cho trẻ.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Nguyễn Anh Duy Tùng – Trung tâm Thông tin Y khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM.
Bệnh tay chân miệng ở trẻ có khả năng lây lan nhanh chóng, nhất là ở những nơi có nhiều trẻ em như nhà thiếu nhi, trường mẫu giáo. Bệnh có thể xảy ra quanh năm. Tuy nhiên, tại Việt Nam, bệnh thường bùng phát mạnh vào mùa hè, nhất là vào khoảng tháng 4 đến tháng 6, và tháng 10 đến tháng 12. (1)
Tùy vào sức đề kháng của từng trẻ, trẻ sơ sinh bị tay chân miệng có thể hết bệnh sau khoảng 1 tuần hoặc hơn.
Bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh được gây ra chủ yếu bởi virus Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71. Hai loại virus này thường sinh sống và phát triển trong đường tiêu hóa. Ngoài ra, virus Coxsackievirus A6 cũng có thể khiến trẻ bị tay chân miệng và gây ra các biến chứng nghiêm trọng hơn.
Trẻ bị tay chân miệng có thể bị lây truyền trực tiếp từ người qua người nếu trẻ tiếp xúc với giọt bắn khi người bệnh ho, hắt hơi hay bé tiếp xúc với phân, dịch tiết từ các vết loét do bỏng nước của bệnh nhân. Bệnh lây lan mạnh nhất ngay cả khi các triệu chứng chưa xuất hiện. Do đó, tay chân miệng là một bệnh lý khó phát hiện để cách ly và có biện pháp phòng ngừa hoàn toàn.
Triệu chứng điển hình khi bé mắc bệnh tay chân miệng là các vết phồng rộp trên da. Tuy nhiên, trước khi xuất hiện những nốt ban phỏng nước này, bé sẽ bắt đầu với các triệu chứng như mệt mỏi, chán ăn, đau họng, sốt, đau bụng. Sau đó, bé sẽ xuất hiện các đặc điểm đặc trưng sau: (2)
Nếu trẻ có các triệu chứng của bệnh tay chân miệng, mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để được kiểm tra và chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh. Bác sĩ có thể hỏi mẹ các thông tin về các triệu chứng của bé và bắt đầu kiểm tra các vết loét, vết ban, thậm chí là yêu cầu thực hiện xét nghiệm để kiểm tra sự xuất hiện của virus thông qua một mẫu xét nghiệm từ cổ họng, mẫu phân, hoặc máu của bé. Từ đó, bác sĩ có thể biết được mức độ nghiêm trọng của bệnh và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có phương pháp đặc trị cho bệnh tay chân miệng, các phương pháp điều trị hiện có đều nhằm mục đích làm giảm nhẹ và điều trị các triệu chứng, đồng thời, hạn chế tình trạng mất nước ở trẻ. Tay chân miệng là bệnh do virus gây ra nên bệnh không thể điều trị bằng thuốc kháng sinh.
Bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh khiến trẻ khó chịu và thường hay quấy khóc, nhưng các triệu chứng của bệnh có thể dịu đi, thậm chí là hoàn toàn biến mất sau khoảng từ 7 đến 10 ngày nếu được chăm sóc và chữa trị đúng cách. Mẹ có thể thực hiện một số cách dưới đây để cải thiện tình trạng sức khỏe của trẻ:
Trẻ sơ sinh còn đang bú sữa mẹ nếu mắc bệnh tay chân miệng có thể khiến mẹ băn khoăn có nên tiếp tục cho bé bú không? Nếu cho bé bú có lây bệnh cho mẹ không? Tuy nhiên, mẹ nên an tâm và tiếp tục cho bé bú vì những nốt mụn bên trong miệng của trẻ sẽ không lây truyền virus qua núm vú của mẹ khiến mẹ bị nhiễm bệnh.
Hơn nữa, để trẻ có đủ năng lượng để chống chọi lại với virus và ngăn ngừa tình trạng thiếu nước, mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn và tăng cữ ăn cho bé. Ngoài ra, đối với trẻ đang uống sữa công thức, mẹ cần bổ sung đủ lượng nước cho bé.
Các nốt mụn nước xuất hiện trong miệng khiến bé cảm thấy đau khi nuốt. Do đó, mẹ nên cho bé ăn thức ăn mềm, được nghiền nhuyễn và dễ nuốt như súp, cháo. Bên cạnh đó, mẹ không nên cho bé ăn những món ăn cay và có vị chua vì chúng sẽ làm tăng cơn đau miệng của trẻ. Đồng thời, mẹ nên cho trẻ ăn khi thức ăn đã nguội hoàn toàn để hạn chế gây đau miệng cho trẻ.
Để làm dịu cơn đau của bé, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ về một số loại gel bôi giảm đau cho trẻ sơ sinh. Sau đó, mẹ có thể xoa một lớp gel mỏng lên các vết loét trên nướu, lưỡi và bên trong má của trẻ.
Mẹ có thể cho trẻ sơ sinh một số loại thuốc khác để giảm đau và hạ sốt như:
Cũng giống như các loại gel bôi giảm đau, trước khi sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt cho trẻ sơ sinh, mẹ cần đọc kỹ hướng dẫn ghi trên bao bì và hỏi bác sĩ về cách dùng và liều lượng phù hợp cho trẻ sơ sinh.
Các vết ban và những nốt mụn nước trên da trẻ khi bị sốt xuất huyết có thể khiến trẻ cảm thấy đau. Do đó, khi tắm rửa cho trẻ, mẹ nên thực hiện nhẹ nhàng, tránh làm mụn nước bị để hạn chế làm dịch trong nốt mụn bị rò rỉ ra ngoài, gây nhiễm trùng. Đồng thời, trẻ bị tay chân miệng cần được cách ly với những đứa trẻ khác để giảm khả năng lây bệnh.
Có 3 dấu hiệu sớm cảnh báo bệnh diễn biến nặng của tay chân miệng mà phụ huynh cần đưa trẻ nhập viện gấp để được khám và điều trị kịp thời, không nên chủ quan tự theo dõi ở nhà, tránh hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra, tránh biến chứng nặng:
Bệnh tay chân miệng ở trẻ dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh khác như: sốt phát ban, thủy đậu. Do đó, khi nghi ngờ trẻ mắc bệnh tay chân miệng hoặc có các biểu hiện của bệnh, mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để được kiểm tra, hướng dẫn về cách điều trị và chăm sóc bé tại nhà.
Thông thường, trẻ bị tay chân miệng sẽ tự khỏi sau khi đã trải qua hết các giai đoạn và được bố mẹ hỗ trợ điều trị và chăm sóc cẩn thận tại nhà. Do đó, mẹ không nhất thiết phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi phát hiện trẻ mắc bệnh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh có thể chuyển biến nghiêm trọng và dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như:
Ngoài ra, nếu da của trẻ có dấu hiệu bong tróc, thậm chí một số trẻ có thể rụng móng tay, móng chân sau khi các triệu chứng đã dần được cải thiện, mẹ không nên quá lo lắng vì đây là dấu hiệu các vết loét dần hồi phục, bé đang khỏi bệnh. Thay vào đó, mẹ nên cho trẻ đeo găng tay, mang vớ để tránh để bé gãi gây tổn thương da và có thể để lại sẹo cho bé. Đồng thời, mẹ nên bôi một lớp kem dưỡng da dành cho trẻ sơ sinh lên da bé nhằm làm mềm và dịu da bé. Các móng tay, móng chân bị rụng đi của trẻ cũng sẽ dần mọc lại bình thường.
Sau khi đã khỏi bệnh tay chân miệng, cơ thể trẻ sơ sinh sẽ sinh ra các kháng thể có thể miễn dịch với các chủng virus mà bé đã từng mắc phải. Tuy nhiên, virus coxsackie có rất nhiều chủng khiến bé vẫn có nguy cơ tái phát bệnh. Do đó, bố mẹ vẫn nên thực hiện các biện pháp phòng tránh cho trẻ ngay cả khi trẻ đã từng mắc bệnh tay chân miệng.
Dưới đây là một số cách phòng tránh tay chân miệng hiệu quả:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Trên thực tế, bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh không phải là một bệnh lý nguy hiểm nhưng khi trẻ mắc bệnh, bố mẹ cần phải chăm sóc trẻ cẩn thận và thực hiện một số biện pháp giảm đau, hỗ trợ điều trị cho bé để giảm nguy cơ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm. Để đảm bảo an toàn cho trẻ, tốt nhất, khi phát hiện trẻ có các triệu chứng của bệnh, bố mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra và tư vấn các phương pháp điều trị phù hợp.
Giản Đơn