Sốt xuất huyết đã bước vào mùa cao điểm khi số lượng bệnh nhân nhiễm bệnh đang có xu hướng gia tăng. Tính từ đầu năm đến nay, cả nước có hơn 27.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết. Mỗi tuần, TP.HCM có từ 500-600 ca mắc bệnh, Hà Nội có hơn 200 ca, và đã có 3 trường hợp tử vong. Đáng lưu ý, phần lớn các trường hợp bệnh diễn tiến nặng do người bệnh chủ quan, tự điều trị tại nhà.
Hà Nội vừa ghi nhận 2 ca tử vong do sốt xuất huyết, một ca là bệnh nhân nam 57 tuổi, ca còn lại là một thanh niên trẻ tuổi. Cả hai đều có điểm chung là xuất hiện triệu chứng sốt xuất huyết diễn biến nặng nhưng không đến bệnh viện ngay mà tự điều trị tại nhà, khi nhập viện đã quá muộn và không qua khỏi.
Trong khi đó, theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh, trong 2 tháng gần đây, trung bình mỗi tuần, thành phố ghi nhận 500 trường hợp mắc sốt xuất huyết. Từ đầu năm 2020 đến đầu tháng 9, TP.HCM có gần 12.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó đã có 1 ca tử vong. Tại các địa phương khác như Đồng Nai, Ninh Bình, Cần Thơ… mỗi tuần cũng có hàng chục ca bệnh, trong đó có rất nhiều ca bệnh nặng do chủ quan tự điều trị tại nhà.
Theo dự báo, đỉnh dịch năm nay sẽ rơi vào tháng 10 – 11. PGS.TS.BS Nguyễn Thị Quỳnh Hương – Trưởng khoa Nhi, BVĐK Tâm Anh, Hà Nội khuyến cáo, từ đây đến cuối năm, dự báo bệnh sốt xuất huyết sẽ còn tăng do mùa mưa, là môi trường thuận lợi để muỗi truyền bệnh sinh sôi. Khi có dấu hiệu sốt xuất huyết, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để điều trị, tránh trường hợp nhập viện trễ khiến bệnh diễn tiến nặng, nguy hiểm.
Theo Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế: Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra, có thể gây thành dịch. Virus Dengue xâm nhập từ người bệnh sang người lành thông qua vết muỗi đốt từ muỗi vằn truyền bệnh có tên khoa học là Aedes aegypti và Aedes albopictus, trong đó chủ yếu là do Aedes aegypti.
Bệnh xảy ra ở tất cả các nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới. Ở Việt Nam, bệnh lưu hành phổ biến ở cả 4 miền Bắc, Trung, Nam và Tây Nguyên, kể cả ở thành thị và vùng nông thôn. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát thành dịch lớn vào mùa mưa, nhất là vào các tháng 7, 8, 9, 10.
Bệnh sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra với 4 týp gây bệnh được ký hiệu là D1, D2, D3, D4. Cả 4 týp gây bệnh này đều gặp ở Việt Nam và luân phiên gây dịch. Do miễn dịch được tạo thành sau khi mắc bệnh chỉ có tính đặc hiệu đối với từng týp cho nên chúng ta có thể mắc bệnh sốt xuất huyết lần thứ 2 hoặc thứ 3 bởi những týp khác nhau.
Tùy vào giai đoạn và mức độ bệnh, những triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết sẽ khác nhau:
Đây là thể bệnh nghiêm trọng nhất đối với bệnh nhân mắc sốt xuất huyết. Dấu hiệu của bệnh bao gồm tất cả những triệu chứng kể trên. Người bệnh có thể xuất hiện tình trạng xuất huyết nặng và tụt huyết áp, ứ dịch ở khoang màng phổi và ổ bụng nhiều. Trường hợp này nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Bệnh sốt xuất huyết được xếp vào nhóm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm bởi diễn tiến của bệnh rất nhanh và đột ngột. Thông thường bệnh nhân mắc sốt xuất huyết sẽ phải trải qua 3 giai đoạn:
Sốt xuất huyết thường bắt đầu với triệu chứng sốt. Trong vòng từ 4 – 7 ngày, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng như: sốt cao, đau đầu, buồn nôn, phát ban, đau nhức khớp và cơ… Bệnh tiến triển rất nhanh, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như:
Bệnh sốt xuất huyết có triệu chứng đa dạng và có thể chuyển biến nhanh dẫn tới biến chứng vô cùng nghiêm trọng nhưng CHƯA CÓ VẮC XIN DỰ PHÒNG và KHÔNG CÓ THUỐC ĐẶC TRỊ. Làm thế nào để cả gia đình bạn tránh được bệnh sốt xuất huyết?
PGS.TS.BS Nguyễn Thị Quỳnh Hương cảnh báo: 3 SAI LẦM thường gặp khiến bệnh nhân trở nặng không thể cứu vãn.
Sốt xuất huyết được chia thành 3 mức độ: Nhẹ, có dấu hiệu cảnh báo và nặng. Mặc dù mức độ nhẹ có thể được chỉ định theo dõi tại nhà nhưng người bệnh vẫn cần đi khám để được chẩn đoán và theo dõi bởi bệnh có thể tiến triển từ mức độ nhẹ sang nặng. Đối với sốt xuất huyết ở mức độ nặng có thể gây ra biến chứng nặng như xuất huyết nội tạng, tổn thương não, tổn thương gan thận, thậm chí tử vong nếu không được phát hiện kịp thời. Nếu có chỉ định theo dõi tại nhà, cần lưu ý tái khám thường xuyên, nhập viện ngay khi có các dấu hiệu cảnh báo bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu như:
Sự thực là sau giai đoạn sốt cao lại chính là GIAI ĐOẠN NGUY HIỂM nhất của bệnh. Sau 2-7 ngày, phần lớn người bệnh đã hết sốt và cảm thấy đỡ khó chịu trong người nhưng đây lại là thời điểm quyết định cần kiểm soát bệnh chặt chẽ. Ở thời kỳ này, virus Dengue đã làm hệ miễn dịch suy yếu đi rất nhiều. Triệu chứng bắt đầu nhận rõ như: xuất huyết dưới da, chảy máu cam,… Tùy vào mức độ cũng như biến chứng của bệnh có thể dẫn đến chảy máu nội tạng, tràn dịch màng phổi, xuất huyết tiêu hóa, thậm chí tử vong. Chính vì vậy, đây là giai đoạn cần được bác sĩ theo dõi sát sao.
Bệnh sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra với 4 týp, ký hiệu là D1, D2, D3, D4. Cả 4 týp virus này đều có khả năng gây bệnh ở Việt Nam và luân phiên gây ra dịch bệnh. Miễn dịch được tạo thành sau khi mắc bệnh chỉ đặc hiệu đối với từng týp riêng lẻ, vì vậy có thể hiểu rằng: một người có thể mắc sốt xuất huyết 4 lần trong đời với 4 týp virus khác nhau.
Khi phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh sốt xuất huyết, bệnh nhân cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Trong 3-4 ngày đầu, nếu có chỉ định theo dõi tại nhà, người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ những lời khuyên sau:
PGS.TS.BS Nguyễn Thị Quỳnh Hương – Trưởng khoa Nhi, BVĐK Tâm Anh, Hà Nội cho biết, những dấu hiệu của sốt xuất huyết rất dễ nhầm lẫn với sốt phát ban,… vì thế, để chẩn đoán bệnh chính xác, không thể chỉ dựa vào những dấu hiệu bệnh mà còn cần phải làm xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh.
Thông thường, người bệnh sốt xuất huyết sẽ có tình trạng bạch cầu giảm, tiểu cầu giảm dưới 100.000/mm3, thể tích khối hồng cầu tăng hơn 20%.
Tùy thuộc vào từng trường hợp bệnh nhân cụ thể, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện thêm bước chẩn đoán hình ảnh để có thể đưa ra kết luận chính xác nhất:
Các chuyên gia khuyến cáo, để phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết cần thực hiện:
Hiện nay, trên thế giới vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu đối với bệnh nhân mắc sốt xuất huyết. Nếu nghi ngờ mắc bệnh, bạn cần đến khám tại cơ sở y tế và thực hiện theo yêu cầu của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý điều trị.
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, tận tâm với người bệnh. Tại BVĐK Tâm Anh, tất cả các phòng nội trú đều được trang bị hệ thống thiết bị y tế chuyên biệt phục vụ việc điều trị, cấp cứu tại chỗ nhằm mang đến cho khách hàng một quy trình chăm sóc sức khỏe an toàn và chuyên nghiệp.
Bên cạnh đó, khi điều trị nội trú tại BVĐK Tâm Anh, người bệnh sẽ được đáp ứng đầy đủ nhu cầu sinh hoạt, giải trí thường ngày, thoải mái như ở nhà với tivi màn hình phẳng, tủ cá nhân, két sắt, quầy bar mini phục vụ thức ăn nhẹ và đồ uống, điện thoại liên lạc, wifi,… giúp quá trình điều trị đạt hiệu quả cao nhất.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH