Nhiều người bỏ qua những thay đổi bất thường trên da, vô tình bỏ qua triệu chứng giai đoạn sớm của ung thư da. Theo thống kê, có khoảng 40-50% người da trắng độ tuổi trung niên mắc các bệnh lý liên quan đến ung thư da. Điều này không đồng nghĩa với việc người da màu không bị ung thư da khi các con số báo cáo ngày càng cho thấy tỷ lệ ung thư da gia tăng ở mọi chủng tộc do điều kiện làm việc, ăn uống và tiền sử bệnh trong gia đình. Vậy những dấu hiệu, hình ảnh ung thư da biểu hiện như thế nào?
Ung thư da là tình trạng các tế bào da phát triển một cách bất thường, bất tuân cấu trúc thông thường, hình thành nên các cấu trúc ung thư. Sau đó, các tế bào ung thư da lan đến khu vực lân cận, xâm lấn hạch bạch huyết, gọi là ung thư da di căn. Ung thư da có thể xuất phát từ biểu mô da và từ các tuyến phụ thuộc da. Trong đó có 3 dạng ung thư da chính:
Da có vai trò bao bên ngoài, bảo vệ cơ thể và có diện tích lớn nhất trong các cơ quan của cơ thể người. Tuy nhiên, đây cũng là bộ phận dễ bị tổn thương mà nhiều người chủ quan bỏ qua như có những dấu hiệu bất thường.
Ung thư da hoàn toàn có thể nhận biết sớm nếu người bệnh chú ý đến các dấu hiệu, triệu chứng bất thường xuất hiện trên da. Theo đó một số dấu hiệu cảnh báo ung thư da như các vết, ổ loét lâu lành, vết loét rớm máu; ổ dày sừng có loét; nốt sần, có vảy hoặc cứng bề mặt; nốt đỏ mạn tính, có thể loét…
Mặt khác, một số tổn thương, viêm nhiễm trên da có thể biến đổi từ lành tính chuyển sang ác tính sau một thời gian hình thành trên cấu trúc da.
Theo các thống kê dịch tễ, bệnh ung thư da thường gặp ở người trung niên, lớn tuổi, tỷ lệ nam gặp nhiều hơn nữ. Ung thư da có thể xuất hiện và phát triển ở tất cả các vị trí trên cơ thể, tập trung vùng đầu, cổ, thân, tứ chi, niêm mạc miệng, da quanh móng, hậu môn, bộ phận sinh dục. Trong đó 90% khối u được phát hiện tại vùng mặt (vùng da hay tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: mặt, cổ, lưng, ngực). Bệnh thường xuất hiện trên người da trắng trung niên, người thường xuyên làm việc trực tiếp dưới ánh nắng Mặt Trời không có biện pháp che chắn, người tiếp xúc với các tia, sản phẩm hóa chất…
Ung thư da trông như thế nào? Dưới đây là một số hình ảnh ung thư điển hình mà bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, các dấu hiệu ung thư có thể có sự khác biệt tùy thuộc vào từng bản chất da, màu da, vị trí và loại ung thư da… Tóm lại, những hình ảnh ung thư da mang đến những thông tin tham khảo hữu ích, tuy nhiên bạn vẫn nên đến bệnh viện để tiến hành kiểm tra da nếu thấy các dấu hiệu nghi ngờ ung thư da.
80% ca ung thư da được xác định là ung thư biểu mô tế bào đáy (ung thư da tế bào đáy). Các khối u này thường xuất hiện ở khu vực da tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng Mặt Trời như mặt, cổ, tay, lưng (người hay phơi trần, làm nông…)…
Ung thư biểu mô tế bào đáy thường có dạng nổi, màu hồng nhạt hoặc đỏ, có thể chứa tia máu dễ dàng quan sát bằng mắt thường. Một số trường hợp khác, các vết tổn thương có thể có dạng phẳng, màu hồng nhạt, có thể xuất hiện tình trạng dày sừng, đóng vảy. (1)
Ung thư biểu mô tế bào vảy thường xuất hiện ở những vùng da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng Mặt Trời như mặt, tai, cổ, mu bàn tay… Các tế bào ung thư biểu mô tế bào vảy thường có dạng phẳng, màu đỏ, hồng nhạt hoặc nâu trên da, bề mặt sần sùi do có các lớp vảy, sừng. Các nốt sần này thường phát triển chậm, có thể gây sẹo hoặc các vết lở loét trên da. (2)
Ung thư biểu mô tế bào vảy cũng có thể phát triển thành vết lở loét hoặc để lại sẹo trên bất kỳ vị trí nào của cơ thể. Ung thư biểu mô tế bào vảy có khả năng phát triển thành ung thư biểu mô tế bào đáy, dù trường hợp này hiếm xảy ra.
Nếu phát hiện sớm, ung thư biểu mô tế bào vảy có khả năng điều trị dứt điểm chỉ với các thủ thuật, tiểu phẫu. Tuy nhiên nếu phát hiện muộn hoặc trì trệ trong quá trình điều trị, ung thư biểu mô tế bào vảy có thể lây lan sang các bộ phận khác, kéo dài thời gian điều trị cũng như tiền bạc cho người bệnh.
Ung thư hắc tố ít phổ biến hơn so với ung thư biểu mô tế bào đáy và ung thư biểu mô tế bào vảy, tuy nhiên mức độ nguy hiểm của chúng cao hơn nhiều. Các khối u có màu sắc khác nhau, bề mặt khối u màu sắc không đồng nhất, có chỗ đậm chỗ nhạt, đường viền lởm chởm, cấu trúc không tròn, một nửa khối có thể không giống hoàn toàn so với phần còn lại của khối u.
Ung thư hắc tố có thể xuất hiện ở bất kỳ khu vực nào trên cơ thể, phổ biến ở ngực, lưng (nam giới) và chân (nữ giới). Ngoài ra, chúng cũng có thể xuất hiện trên mặt, cổ, tay… Ung thư hắc tố có màu nâu, đen, hồng nhạt, rám nắng, thậm chí là màu trắng. Một khối u hắc tố có thể có màu sắc không đồng đều và tròn như các nốt ruồi thông thường. Các cấu trúc này có thể tăng nhanh về kích thước, lan rộng ra các vùng da xung quanh. (3)
Trong trường hợp xuất hiện các vết đốm, nổi sần khác biệt so với những tổn thương thông thường trên da, bạn cần nhanh chóng thăm khám với bác sĩ để kiểm tra các nốt ruồi đang phát triển hoặc thay đổi khiến bạn lo lắng.
Ung thư biểu mô tế bào Merkel có hình dạng nổi, bề mặt căng bóng, có thể chứa dịch bên trong khối cấu trúc u. Đây là bệnh lý có nguy cơ tái phát cao và di căn đến các bộ phận khác của cơ thể.
Kaposi sarcoma (KS) biểu hiện bằng các vết sẫm màu đỏ hoặc hồng nhạt, phẳng, tạo thành các mảng sẫm màu và có thể lan rộng.
Bệnh dày sừng quang hóa (Keratosis Actinic) hay còn gọi là dày sừng ánh sáng là hiện tượng một vùng da bị bong tróc, sần sùi, đóng vảy từng lớp. Đây là hệ quả khi da tiếp xúc với ánh nắng Mặt Trời nhiều năm mà không có các biện pháp bảo vệ. (4)
Các mảng da bị tổn thương có kích thước khoảng dưới 2.5cm, có thể là nốt sần cứng, dạng nổi. Vùng da bị tổn thương có màu đỏ hoặc hồng nhạt, bề mặt có các vết nhăn và gây ngứa, rát cho người bệnh. Sừng môi quang hóa thường xuất hiện ở người từ 40 tuổi trở lên.
Viêm môi ánh sáng (Actinic Cheilitis) là tình trạng thường gặp ở thủy thủ, nông dân, phần lớn ở nam giới và đến 90% xuất hiện ở môi dưới. Dấu hiệu mắc viêm môi ánh sáng như các vết loét tổn thương, bong tróc xuất hiện trên bờ môi, đường ranh chia môi dưới với các vùng da lân cận. Các vết lở loét này có thể bị viêm nhiễm, gây đau nhức, nứt nẻ, vết nứt sâu khắp môi, khiến người bệnh khó chịu và tự ti.
Bệnh sừng da (Cutaneous Horns) là hiện tượng có các vết hình nón, cứng, giống sừng xuất hiện trên da. Sừng da thường xuất hiện trên người lớn tuổi, chủ yếu ở độ tuổi 60-79. Đây là bệnh lý xuất hiện ở cả nam và nữ giới, tuy nhiên nguy cơ ác tính xuất hiện cao hơn ở nam giới.
Các nốt ruồi bình thường xuất hiện trên cơ thể ngay từ khi sinh ra hoặc do các thay đổi trên da do mụn… Tuy nhiên nếu cơ thể xuất hiện các cấu trúc ung thư với kích thước lớn hơn 6mm và tăng nhanh chóng, màu sắc không đồng đều, khối cấu trúc có thể đóng vảy, sưng và chảy dịch… bạn cần nhanh chóng thăm khám để được tư vấn, chỉ định điều trị sớm.
Nevi loạn sản là sự xuất hiện của nhiều vết đen có kích thước khác nhau, với tần suất dày. Chúng thường có kích thước không quá 8mm ở cấu trúc chính. Đây cũng là hệ quả sau thời gian dài tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng Mặt Trời hoặc những phụ nữ mang thai, người bị nổi tàn nhang…
Một số dấu hiệu cho thấy da có những thay đổi bất thường bạn cần đi khám như:
Khi nghi ngờ bản thân mắc ung thư da, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để tiến hành thăm khám lâm sàng, thực hiện các xét nghiệm nhằm xác định chắc chắn liệu bạn có bị ung thư da hay không?
Để xác định người bệnh có mắc ung thư da hay không, các phương pháp lâm sàng chẩn đoán ung thư da có thể được xác định như sau:
Để đặt lịch khám bệnh, tầm soát và điều trị ung thư da cũng như giải đáp các thắc mắc liên quan, bạn có thể liên hệ theo thông tin:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Hy vọng bài viết Hình ảnh ung thư da dễ nhận biết, đừng chủ quan với các dấu hiệu mang đến những thông tin giúp người bệnh sớm nhận ra các dấu hiệu bất thường trên da, nhanh chóng thăm khám để nhận các chỉ định điều trị phù hợp.