Gây tê là phương pháp vô cảm, dùng thuốc tê để ức chế tạm thời dẫn truyền xung động thần kinh nhằm làm mất cảm giác đau nhưng người bệnh vẫn còn ý thức nhận biết và tỉnh táo trong khi phẫu thuật. Gây tê áp dụng trong các trường hợp phẫu thuật nhỏ, tứ chi hoặc dành cho người không thể gây mê, giảm đau sau phẫu thuật…
Gây tê là thủ thuật tiêm thuốc vào mô để làm mất đi cảm giác của vùng này, thường được thực hiện trước mỗi ca phẫu thuật. Lúc này, dây thần kinh sẽ ngưng hoạt động tạm thời nên người bệnh sẽ không còn cảm giác đau. Cách gây tê thông thường là tiêm thuốc tê ngay xung quanh vùng cần phẫu thuật. Bác sĩ cũng có thể làm tê tất cả dây thần kinh của một cánh tay hay chân…
Gây tê được chia thành hai phương pháp: Gây tê vùng và gây tê tại chỗ (1). Cụ thể:
Gây tê vùng ngăn chặn tín hiệu đau từ một bộ phận cụ thể của cơ thể truyền đến não. Cảm giác đau và các thông điệp khác truyền qua hệ thần kinh dưới dạng xung điện. Thuốc gây tê vùng hoạt động bằng cách thiết lập một rào cản điện. Chúng liên kết với các protein trong màng tế bào thần kinh để cho các hạt mang điện ra vào và khóa các hạt mang điện dương.
Thông thường, các tín hiệu điện của não là một bản hợp xướng lộn xộn khi các phần khác nhau của não giao tiếp với nhau. Khả năng kết nối đó giúp chúng ta tỉnh táo và nhận biết các vấn đề xung quanh. Nhưng khi bị gây mê, những tín hiệu trở nên ổn định và có tổ chức hơn, nghĩa là các phần khác nhau của não không còn kết nối với nhau, vì thế người bệnh không còn nhận thức về cảm giác đau khi phẫu thuật.
Cũng theo BS Lưu Kính Khương, dựa trên tình trạng hiện tại của người bệnh và những vấn đề như tiền sử bệnh và bệnh lý kèm theo; cơ địa dị ứng, hen suyễn; nghiện rượu, thuốc lá… bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh phương pháp vô cảm phù hợp.
Bác sĩ gây mê còn dựa trên các yếu tố tiền sử vô cảm như có tai biến gây mê hay không; kết quả khám lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng; tính chất cuộc phẫu thuật như cắt bỏ nhiều tổ chức hay ít; vị trí phẫu thuật như đầu mặt, cổ, ngực, bụng, tay chân… Ngoài ra, bác sĩ gây mê còn phải xem xét loại phẫu thuật như lấy thai, phẫu thuật thẩm mỹ, hay cắt khối u…; thời gian phẫu thuật dự kiến; hình thức phẫu thuật nội soi hay phẫu thuật mở; người bệnh ở tư thế nằm ngửa, nghiêng hay sấp…
Quy trình gây tê với những phẫu thuật nhỏ như nhổ răng khôn, đốt bỏ nốt ruồi, mụn cóc, khâu vết thương trên các chi… không cần chuẩn bị nhiều. Tuy nhiên, với thủ thuật gây tê ngoài màng cứng hay gây tê tủy sống thì cần phải được chuẩn bị kỹ càng.
Trước khi phẫu thuật, người bệnh được thăm khám, bác sĩ sẽ giải thích cho họ cùng hợp tác khi gây tê. Tiếp đó, bác sĩ vệ sinh vùng gây tê, cho người bệnh an thần tối hôm trước phẫu thuật (nếu cần). Bệnh nhân cũng được thử phản ứng thuốc tê bằng kỹ thuật test thuốc tê trong da, thường ở một phần ba trên trong da cẳng tay.
Thời gian hồi phục sau khi gây tê tại chỗ ít hơn nhiều so với gây mê toàn thân và hầu hết các thủ thuật sử dụng gây tê tại chỗ tương đối nhanh chóng. (2)
Tuy nhiên, người bệnh vẫn cần thực hiện một số biện pháp phòng ngừa cơ bản trước khi làm thủ thuật để chuẩn bị cho quá trình gây tê, bao gồm:
Trong hầu hết trường hợp gây mê là an toàn. Một vài trường hợp, rủi ro có thể xảy ra như tai biến về tim mạch, hô hấp, thần kinh, phản vệ… Các rủi ro cũng phụ thuộc vào loại phẫu thuật, tình trạng của bệnh nhân, loại gây mê được sử dụng. So với gây mê, gây tê có một số ưu điểm hơn, tuy nhiên cũng cần lưu ý các biến chứng có thể gặp của biện pháp này như ngộ độc thuốc tê, yếu liệt chi, tổn thương thần kinh, đau thắt lưng, bí tiểu, đau đầu.
Những rủi ro từ gây tê vùng bao gồm: dị ứng với thuốc gây tê, chảy máu quanh cột sống, đi tiểu khó, giảm huyết áp, nhiễm trùng ở cột sống, tổn thương thần kinh và co giật (rất hiếm khi xảy ra), ngộ độc, nhức đầu dữ dội.
Đối với các thủ thuật áp dụng phương pháp gây tê tại chỗ, người bệnh có thể trở lại làm việc và tiếp tục các hoạt động ngay sau khi điều trị trừ khi bác sĩ có các quy định khác.
Tuy nhiên, người bệnh sẽ cần thêm thời gian để hồi phục nếu thực hiện một trong các phương pháp gây tê vùng. Theo đó, người bệnh cần tuân theo những lưu ý sau:
Dù vẫn còn những tác dụng phụ đối với mỗi phương pháp gây tê thế nhưng lợi ích mang lại vượt xa yếu tố nguy cơ. Cho đến nay, y học vẫn đang tìm tòi và phát triển nhiều phương pháp gây gây tê, gây mê giúp giảm đau và hạn chế tối đa tác dụng phụ cho người bệnh sau phẫu thuật.