BS.CKII LƯU KÍNH KHƯƠNG

BS.CKII LƯU KÍNH KHƯƠNG

Trưởng khoa Khoa Gây mê hồi sức
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM

GIỚI THIỆU

Được xem như “người đưa đò” giúp các ca mổ cập bến an toàn, đồng hành song song với những bàn tay vàng trong ngành phẫu thuật, BS.CKII Lưu Kính Khương góp phần quan trọng trong việc thực hiện chu đáo và chuẩn xác công tác gây mê – hồi sức cho những ca phẫu thuật đầy thử thách.

Bác sĩ Khương từng tâm sự vào giai đoạn những năm 90 chuyên ngành này vốn không thu hút, việc đào tạo rất vất vả vì bác sĩ gây mê phải am hiểu cả nội khoa lẫn ngoại khoa, bệnh nhân thì ít biết bác sĩ gây mê là ai. Công việc của một bác sĩ gây mê thường thầm lặng vì thế mà ít ai theo nghề này.

Gần 20 năm trong nghề, trải qua nhiều hỷ nộ ái ố, chứng kiến nhiều trường hợp bệnh nhân đến viện trong tình trạng nguy kịch, ngàn cân treo sợi tóc, có trường hợp bệnh nhân nhập viện trong tình trạng bị máy xay thịt cuốn hết gần cánh tay, có bệnh nhân tự đâm vào ngực và cổ gần 20 nhát sau khi hút ma túy đá… công tác gây mê trước phẫu thuật đều rất khó khăn, để phòng tránh những tình huống này có thể xảy ra, bác sĩ phải khám thật kỹ để tối ưu hóa việc sử dụng liều lượng, phương pháp sau đó mới có thể tiến hành gây mê, phẫu thuật cho người bệnh.

Như những người anh hùng thầm lặng trong ngành y, bác sĩ gây mê là người đi trước về sau, dù cho công việc của phẫu thuật viên đã kết thúc thì người gây mê vẫn phải ở lại để hồi sức cho bệnh nhân. Và với tấm lòng nhiệt huyết yêu nghề và tận tụy với từng bệnh nhân, BS.CKII Lưu Kính Khương đã và đang giữ vững tay chèo, giúp những ca phẫu thuật có thể cập bến an toàn tại BVĐK Tâm Anh, TP.Hồ Chí Minh.

xem thêm

THÀNH VIÊN TỔ CHỨC

  • Hội viên Hội Gây mê hồi sức Việt Nam
  • Hội viên Hội Gây mê hồi sức TP.Hồ Chí Minh

LĨNH VỰC CHUYÊN MÔN

  • Gây mê, Hồi sức cấp cứu

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Phương pháp vô cảm trong phẫu thuật: Phân loại, rủi ro, lựa chọn

Phương pháp vô cảm có tác dụng làm mất tạm thời một phần hay toàn bộ đau đớn của người bệnh, giúp cuộc phẫu thuật thuận lợi. Việc lựa chọn phương pháp vô cảm phù hợp với từng người bệnh, tình trạng bệnh sẽ rất quan trọng, để...

Gây tê là gì? Những lưu ý quan trọng bệnh nhân cần phải biết

Gây tê là phương pháp vô cảm, dùng thuốc tê để ức chế tạm thời dẫn truyền xung động thần kinh nhằm làm mất cảm giác đau nhưng người bệnh vẫn còn ý thức nhận biết và tỉnh táo trong khi phẫu thuật. Gây tê áp dụng trong các trường hợp phẫu thuật nhỏ, tứ...

Gây mê là gì? 7 kỹ thuật gây mê thường gặp và các lưu ý cơ bản

Cùng với gây tê, gây mê cũng là phương pháp vô cảm giúp giảm thiểu tối đa cảm giác đau đớn cho người bệnh. Người bệnh khi được gây mê sẽ không cảm thấy đau đớn, do đó nằm yên, không cử động, không lo lắng… qua đó đảm bảo yếu tố an toàn và thành công...

Gây tê và gây mê nên chọn loại nào?

Gây mê và gây tê gọi chung là phương pháp vô cảm, giúp cho người bệnh không còn đau khi thực hiện thủ thuật, phẫu thuật. Vậy với những dạng bệnh nào chỉ cần gây tê, còn loại phẫu thuật nào bắt buộc phải gây mê? Thế nào là gây mê? Gây mê là phương...

Chọn phương pháp vô cảm đúng cứu bệnh nhân suy đa tạng cần phẫu thuật

Bệnh nhân cao tuổi, suy đa tạng bị nhiều cơ sở y tế từ chối gây mê phẫu thuật nẹp xương đùi. Người nhà đưa bệnh nhân tìm đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM điều trị và được các chuyên gia cùng hội chuẩn, triển khai phẫu thuật thành công với phương...

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

ĐỐI TÁC BẢO HIỂM