Đột quỵ và cấp cứu đột quỵ (hay cấp cứu tai biến mạch máu não) là một tình trạng y tế khẩn cấp. Người bệnh cần được phát hiện sớm, sơ cứu, chuyển viện đúng và được can thiệp cấp cứu đột quỵ càng sớm càng tốt, nhằm tăng khả năng cứu sống và hạn chế tối đa các biến chứng.
Khi một người không may bị đột quỵ, mỗi giây đều có giá trị bởi chỉ cần chậm 1 giây thì có đến 32.000 tế bào não chết; sau 59 giây thì có 1,9 triệu tế bào não sẽ chết. Vì thế, những gì bạn làm trong thời điểm quan trọng đó có thể giúp cứu sống người bệnh. Do đó, khi thấy một người có các dấu hiệu đột quỵ, những người xung quanh nên sơ cứu, chuyển người bệnh vào bệnh viện nhanh nhất và an toàn nhất. Quan trọng hơn, quy trình và các kỹ thuật can thiệp cấp cứu người bị đột quỵ ra sao để đạt hiệu quả cao?
Theo các chuyên gia, quy trình sơ cứu và cách cấp cứu đột quỵ đúng, nhanh chóng sẽ giúp tăng cao tỷ lệ sống sót và hồi phục cho người bệnh.
Các dấu hiệu thường gặp ở người bị đột quỵ có thể có một trong số các triệu chứng sau: đau đầu dữ dội, mất thăng bằng đi không vững, nhìn đôi, méo một bên mặt, nói khó, nói đớ, tê yếu một bên thân, không thể giơ hai tay lên cùng lúc,… Lúc này, điều quan trọng là nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất có điều trị đột quỵ cấp để cấp cứu (cấp cứu đột quỵ) rất quan trọng.
Nếu thấy hoặc biết một người đang có dấu hiệu đột quỵ, bạn cần: (1)
Nếu thấy một người có những biểu hiện đột quỵ như yếu hai tay, méo miệng, đau đầu,… và họ muốn đi ngủ thì tốt nhất bạn không nên để họ đi ngủ rồi sau đó mới đưa đi cấp cứu. Thời gian đặc biệt quan trọng khi cấp cứu tai biến. Nếu người bệnh ngủ, đồng nghĩa với việc thời gian cấp cứu chậm hơn và các tế bào não sẽ chết đi nhiều hơn, để lại những biến chứng nặng nề và thậm chí còn gây tử vong. (2)
Ngoài ra, khi thấy người bị đột quỵ, không tự ý cho người bệnh uống bất kỳ loại thuốc nào. Có hai loại đột quỵ là đột quỵ xuất huyết não (do vỡ mạch máu dẫn đến chảy máu não) và đột quỵ do nhồi máu não (do cục máu đông dẫn đến tắc nghẽn mạch máu). Ví dụ, nếu cho người bệnh sử dụng aspirin để làm giảm triệu chứng đau đầu do đột quỵ, người bệnh có thể bị chảy máu não nhiều hơn do aspirin là chất làm loãng máu. Hay người bệnh bị nhồi máu não mà cho uống hạ huyết áp nhanh sẽ làm vùng nhồi máu lan rộng ra do thiếu máu nuối. Vì thế, tốt nhất khi xử trí người bị tai biến mạch máu não thì không tự ý cho người bệnh sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
Một lưu ý khác là trong khi chờ đợi bác sĩ cấp cứu đột quỵ, người nhà không nên cho người bệnh ăn uống bởi có thể gây sặc, ngạt thở. Đồng thời, cũng không được chích kim vào khóe miệng hay ngón tay của người bệnh hoặc tự ý để người bệnh ở nhà điều trị không có tác dụng gì ngược lại làm cho bệnh nhân có thể bị nhiễm trùng hay huyết áp tăng vọt do đau.
Xem thêm: Sơ cứu đột quỵ tại nhà đúng cách, khoa học: Lưu ý khi xử lý.
Khi thấy người có dấu hiệu đột quỵ, bạn không nên để người bệnh tự chạy xe đến bệnh viện. Những người xung quanh có thể lái xe đưa người bệnh đi cấp cứu trong các trường hợp khẩn cấp. Hoặc, nên gọi ngay số cấp cứu của các bệnh viện có khả năng cấp cứu đột quỵ gần nhất để người bệnh được đưa vào viện bằng xe chuyên dụng. (3)
Bệnh nhân đột quỵ được đưa đến bệnh viện bằng xe cấp cứu có thể được chẩn đoán và điều trị nhanh hơn những người không đến bằng xe cấp cứu. Do trên xe cấp cứu, nhân viên y tế có thể bắt đầu thực hiện sơ cứu, điều trị cấp cứu bệnh nhân trên đường đến bệnh viện.
Các nhân viên y tế sẽ biết được cần sơ cứu, cấp cứu người bị đột quỵ như thế nào để nâng cao tỷ lệ sống sót và hồi phục sau đột quỵ của người bệnh. Bên cạnh đó, trên đường đi đến bệnh viện, nhân viên y tế trên xe cũng kịp thời thu thập thông tin về thời gian đột quỵ, triệu chứng của người bệnh và chuyển đến bệnh viện trước khi người bệnh đến phòng cấp cứu, giúp bác sĩ tại bệnh viện có thời gian chuẩn bị và đưa ra cách cấp cứu đột quỵ hiệu quả nhất.
Khi người bệnh được đưa đến bệnh viện để cấp cứu đột quỵ, các bác sĩ sẽ tiến hành thu thập thông tin về người bệnh, bao gồm:
Các thông tin này có thể được nhân viên y tế thu thập trước và chuyển đến bệnh viện trong quá trình đưa người bệnh đến khoa cấp cứu.
Song song đó, người bệnh sẽ được chỉ định chụp CT não hoặc MRI não để đánh giá tình trạng, xác định nguyên nhân, thể loại đột quỵ là do xuất huyết não hay tắc nghẽn mạch máu não… Đồng thời, bệnh nhân cũng sẽ được làm các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết khác. Từ đó, tổng hợp các kết quả, bác sĩ sẽ lựa chọn và trao đổi với thân nhân về phương pháp cấp cứu đột quỵ phù hợp nhất.
Sau khi xác định nguyên nhân đột quỵ, đánh giá tổng thể tình trạng sức khỏe người bệnh và trao đổi với người nhà thì bác sĩ sẽ tiến hành can thiệp. Các biện pháp can thiệp cấp cứu người bị đột quỵ được lựa chọn tuỳ thuộc vào loại đột quỵ, mức độ nghiêm trọng và thời gian phát hiện. Bao gồm: (4)
Hiện nay, Trung tâm cấp cứu đột quỵ tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM đang áp dụng đầy đủ các kỹ thuật cao giúp cấp cứu người đột quỵ nhanh chóng, hiệu quả. Trung tâm quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực cấp cứu đột quỵ. Với quy trình chuyên nghiệp, chặt chẽ, các bác sĩ có thể can thiệp và rút ngắn thời gian cấp cứu người bị đột quỵ để tăng khả năng điều trị, cấp cứu người bệnh, giúp người bệnh sớm hồi phục, hạn chế tối đa các di chứng, hạn chế tử vong.
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM còn sở hữu hệ thống các máy móc hiện đại bậc nhất, chuyên phục vụ và đẩy nhanh thời gian cấp cứu đột quỵ hiệu quả như máy CT 768 lát cắt, MRI 3 Tesla, hệ thống các máy xét nghiệm hiện đại… Bệnh viện còn ứng dụng robot mổ não hiện đại bậc nhất và lần đầu tiên được cấp phép tại Việt Nam. Robot kết hợp với chụp MRI bó sợi thần kinh giúp bác sĩ can thiệp đột quỵ nhanh, không phạm phải các bó sợi thần kinh và các mô não lành trong quá trình phẫu thuật não, hạn chế tối đa di chứng hậu phẫu.
Không phải trường hợp nào cũng may mắn được cấp cứu đột quỵ kịp thời trong thời gian vàng. Nhiều trường hợp người bị đột quỵ dù được cứu sống nhưng vẫn gặp nhiều biến chứng nặng nề, kéo dài.
Sau khi cấp cứu đột quỵ cho người bệnh, bác sĩ lâm sàng sẽ tiếp tục theo dõi khả năng hồi phục, đánh giá tình trạng sức khỏe của người bệnh và tư vấn phác đồ phục hồi phù hợp. Các biện pháp phục hồi sau đột quỵ có thể là tập vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, vận động thể chất, áp dụng hoạt động nhận thức và cảm xúc hoặc xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu,…
Khi chăm sóc người bệnh sau đột quỵ, người nhà cần lưu ý an ủi người bệnh, tránh để người bệnh lo âu, sợ hãi dẫn đến trầm cảm. Ngoài ra, nếu người bệnh đang chịu những di chứng do đột quỵ, càng cần động viên tinh thần để người bệnh lạc quan hơn và kiên cường điều trị phục hồi.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Đột quỵ có thể dẫn đến tàn phế nặng nề hoặc tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Hãy nhanh chóng đưa người bệnh đến bệnh viện để được cấp cứu đột quỵ hay cấp cứu tai biến càng sớm càng tốt.