TTƯT.TS.BS NGUYỄN THỊ MINH ĐỨC

TTƯT.TS.BS NGUYỄN THỊ MINH ĐỨC

Trưởng khoa Khoa Nội thần kinh
Trung tâm Thần kinh
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM

GIỚI THIỆU

TTƯT.TS.BS Nguyễn Thị Minh Đức có hơn 32 năm nghiên cứu, khám và điều trị trong lĩnh vực Nội thần kinh. Bác sĩ Đức từng đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng tại nhiều bệnh viện công và bệnh viện quốc tế trước khi giữ vai trò bác sĩ khoa Nội thần kinh tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh.

Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Nội – Nhi – Nhiễm tại Trường Đại học Y khoa TP Hồ Chí Minh, bác sĩ Minh Đức tiếp tục hoàn thành chương trình đào tạo Thạc sĩ y khoa, sau đó là Tiến sĩ y khoa chuyên ngành Thần kinh cũng của Trường Đại học Y khoa TP Hồ Chí Minh vào các năm 1998 và 2009.

Trong hàng chục năm gắn bó với ngành y, bác sĩ Minh Đức đặc biệt dành nhiều tâm huyết cho lĩnh vực đột quỵ (tai biến mạch máu não) – bệnh lý được xem là “sát thủ thầm lặng” gây ra nhiều hệ lụy đáng tiếc cho người bệnh. Bác sĩ Minh Đức cũng tích cực trong công tác nghiên cứu khoa học. Bác sĩ là chủ đề tài và cộng sự của nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực thần kinh – đột quỵ, được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành uy tín. Với sự đóng góp không mệt mỏi cho y học nước nhà cùng phương châm “hết lòng vì người bệnh”, Bác sĩ Đức luôn được bệnh nhân cùng đồng nghiệp tin tưởng và nể trọng.

xem thêm

LĨNH VỰC CHUYÊN MÔN

  • Tầm soát, khám và điều trị đột quỵ.
  • Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý nội thần kinh khác.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đột quỵ có di truyền không? Cần làm gì để tránh nguy cơ đột quỵ?

Đột quỵ có di truyền không? Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh đột quỵ mang tính di truyền. Tuy nhiên, di truyền có thể là yếu tố nguy cơ dẫn đến các bệnh nền có liên quan đến đột quỵ như tăng huyết áp, mỡ máu cao, tiểu đường,... Đột...

Thời gian vàng cấp cứu đột quỵ ‘thần tốc’ cứu sống người bệnh

Thời gian vàng cấp cứu đột quỵ thường giới hạn trong 3-4,5 giờ đầu (một số trường hợp có thể mở rộng lên 6 đến 24 giờ) kể từ khi người bệnh có những dấu hiệu đột quỵ đầu tiên. Giờ vàng cấp cứu đột quỵ có vai trò quan trọng trong cứu sống người bệnh,...

Tắm đêm đột quỵ: Vì sao, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Tắm đêm đột quỵ hay tắm khuya đột quỵ (là cách nói ngắn gọn của người dân, đúng chuyên môn là tắm đêm làm tăng nguy cơ đột quỵ) là vấn đề đang được nhiều người quan tâm. Bất cứ ai cũng có thể có nguy cơ đột quỵ vì tắm đêm, do đó không thể chủ...

Đột quỵ ở người trẻ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Đột quỵ ở người trẻ chiếm khoảng 15% các ca đột quỵ. Con số này đang ngày một tăng lên, tuy nhiên nhiều người trẻ hiện chưa đủ quan tâm phòng bệnh đúng mức. Đặc biệt, chưa nhận biết được các dấu hiệu đột quỵ ở người trẻ hay dấu hiệu tai biến ở người...

Cấp cứu đột quỵ: Sơ cứu, chuyển viện và can thiệp thế nào hiệu quả?

Đột quỵ và cấp cứu đột quỵ (hay cấp cứu tai biến mạch máu não) là một tình trạng y tế khẩn cấp. Người bệnh cần được phát hiện sớm, sơ cứu, chuyển viện đúng và được can thiệp cấp cứu đột quỵ càng sớm càng tốt, nhằm tăng khả năng cứu sống và hạn chế...

Sốt đau đầu là bệnh gì? Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng

Sốt đau đầu là tình trạng cơ thể tăng thân nhiệt cao kèm theo biểu hiện đau đầu. Có nhiều nguyên nhân gây sốt và đau đầu, trong đó có trường hợp sốt cao đau đầu cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm, có thể gây tử vong nếu không kịp thời điều trị. Khi...

11+ loại thuốc đau đầu phổ biến, giúp xoa dịu cơn đau hiệu quả

Để đối phó với những cơn đau đầu ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc đau đầu khác nhau. Hiện nay, các thuốc nhức đầu thường được chia làm hai nhóm: thuốc giảm đau đầu không kê đơn và thuốc trị đau đầu có kê...

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

ĐỐI TÁC BẢO HIỂM