Ung thư thanh quản giai đoạn II dù tiến triển hơn giai đoạn I nhưng vẫn là ung thư giai đoạn sớm, tiên lượng khả quan nếu được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Ung thư thanh quản xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trong thanh quản bao gồm vùng thượng thanh môn, thanh môn và hạ thanh môn. Bệnh nhân ung thư thanh quản giai đoạn II có thể gặp một số triệu chứng rõ ràng hơn so với ung thư thanh quản giai đoạn I như giọng nói thay đổi, ho kéo dài… do kích thước khối u phát triển gây ảnh hưởng đến chức năng của thanh quản. (1)
Hệ thống phân giai đoạn ung thư thanh quản phổ biến nhất được ứng dụng hiện nay là hệ thống TNM dựa theo hướng dẫn của Ủy ban Liên hợp về Ung thư Hoa Kỳ (AJCC – American Joint Committee on Cancer). Ung thư thanh quản có 5 giai đoạn – sớm nhất là giai đoạn 0 theo sau là giai đoạn I đến IV. Tựu trung, giai đoạn càng cao đồng nghĩa với ung thư càng lan rộng. (2)
Các giai đoạn của ung thư thanh quản của từng vùng (thượng thanh môn, thanh môn và hạ thanh môn) sẽ có sự khác biệt:
Xem thêm:
Trong bài viết này, chúng tôi trình bày việc phân giai đoạn ung thư thanh quản dựa theo hướng dẫn do Ủy ban Liên hợp về Ung thư Hoa Kỳ (AJCC – American Joint Committee on Cancer) cung cấp, với phiên bản 8 là phiên bản cập nhật mới nhất vào năm 2017. (3)
Giai đoạn II ung thư thanh quản | Phân đoạn | Chi |
Thượng thanh môn | T2 N0 M0
| Khối u đã xâm lấn niêm mạc của vùng lân cận hạ thanh môn hoặc thanh môn hoặc một phần ngoài thượng thanh môn, tuy nhiên không cố định thanh quản (T2). Ung thư chưa di căn đến các hạch bạch huyết lân cận (N0), chưa di căn đến các cơ quan khác của cơ thể (M0). |
Thanh môn | T3 N0 M0
| Khối u lan đến thượng thanh môn và/hoặc hạ thanh môn, và/hoặc làm hạn chế khả năng vận động của dây thanh (T2). Ung thư chưa di căn đến các hạch bạch huyết lân cận (N0), chưa di căn đến các cơ quan khác của cơ thể (M0). |
Hạ thanh môn | T2 N0 M0
| Khối u lan đến 1 hoặc 2 dây thanh với dây thanh cử động bình thường hoặc suy giảm (không cố định dây thanh) (T2). Ung thư chưa di căn đến các hạch bạch huyết lân cận (N0), chưa di căn đến các cơ quan khác của cơ thể (M0). |
Hệ thống phân chia giai đoạn ung thư thanh quản theo hệ thống AJCC mới nhất.
Bất kỳ điều gì làm tăng khả năng phát triển ung thư đều được cho là yếu tố nguy cơ. Yếu tố nguy cơ ung thư thanh quản có thể đến từ các hoạt động của chính bản thân người bệnh, tác động từ môi trường sống xung quanh hoặc do di truyền từ ba mẹ sang con cái qua bộ gen (gen là bộ mã hóa cho các tế bào trong cơ thể chúng ta). Yếu tố nguy cơ điển hình của ung thư thanh quản có thể bao gồm những yếu tố sau:
Ung thư thanh quản thường gặp ở bệnh nhân lớn tuổi (hơn 40 tuổi).
Ung thư thanh quản thường gặp ở nam giới nhiều hơn là nữ giới. Nguyên nhân có thể là do thói quen hút thuốc lá, sử dụng nhiều rượu bia gặp ở nam giới nhiều hơn.
Khi hút thuốc lá, khói thuốc lá đi qua thanh quản trước khi đến phổi của bạn. Làn khói này chứa nhiều hóa chất độc hại, tác động xấu đến sức khỏe. Hút thuốc lá (thuốc lá điếu, tẩu, xì gà) được cho làm tăng nguy cơ phát triển ung thư thanh quản. Đây là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ung thư thanh quản ở các bệnh nhân phương Tây. Nguy cơ ung thư càng tăng khi thời gian người bệnh hút thuốc càng lâu năm hay số điếu hút mỗi ngày càng nhiều.
Uống nhiều rượu bia trong thời gian dài làm tăng nguy cơ ung thư thanh quản. Hiện tại chưa có định nghĩa cụ thể về lượng rượu bia tiêu thụ có thể làm tăng nguy cơ ung thư thanh quản. Tuy nhiên, một số hướng dẫn về dinh dưỡng khuyến cáo rằng nam giới không nên uống quá 3 lon bia (330ml) 5%/ngày và không quá 9 lon/tuần, rượu 40% không uống quá 100ml/ngày và không quá 250ml/tuần; nữ giới không nên uống quá 2 lon bia (330ml) 5%/ngày và không quá 7 lon/tuần, rượu 40% không quá 75ml/ngày và không quá 150ml/tuần. Nguy cơ mắc ung thư thanh quản sẽ cao hơn nếu bạn có cả 2 thói quen là hút thuốc lá và uống nhiều rượu bia.
Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC- International Agency for Research on Cancer) liệt kê sương mù chứa Acid và Asbestos là những chất được chứng minh làm tăng nguy cơ mắc ung thư thanh quản.
HPV (Human papilloma virus) là viết tắt tên của một loại virus gây u nhú ở người. Đây là một loại bệnh phổ biến, thường không gây ra triệu chứng và có thể tự khỏi. Một số nghiên cứu cho rằng HPV tuýp 16 có liên quan đến ung thư thanh quản nhưng các bằng chứng vẫn còn chưa rõ ràng. Ngoài ra HPV là nguyên nhân hàng đầu liên quan đến các loại ung thư đầu và cổ khác, nhưng mối liên quan giữa virus u nhú HPV với ung thư thanh quản còn rất hạn chế.
Một số dấu hiệu được cho là triệu chứng ung thư thanh quản giai đoạn II gồm: (4)
Ung thư thanh quản giai đoạn II dù tiến triển hơn giai đoạn I nhưng vẫn là ung thư giai đoạn sớm, nên các triệu chứng thường không quá rõ ràng và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý tai – mũi – họng thông thường. Do đó bác sĩ khuyến nghị đối với người trên 45 tuổi có một trong các dấu hiệu trên, kéo dài và không đáp ứng với điều trị nội khoa thông thường nên đến bệnh viện kiểm tra và tầm soát. Phát hiện ung thư thanh quản ở giai đoạn càng sớm, lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp giúp tăng cơ hội điều trị khỏi bệnh.
Theo Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh (ONS – Office for National Statistics), khoảng 70% bệnh nhân ung thư thanh quản giai đoạn II có thể sống sau 5 năm kể từ thời điểm chẩn đoán bệnh. Ung thư thanh quản giai đoạn II là giai đoạn tiến triển tại chỗ, khối u nguyên phát đã lan ra khỏi vị trí ban đầu và gây ảnh hưởng đến hoạt động của dây thanh âm nhưng chưa làm bất động dây thanh; tế bào ung thư chưa di căn hạch bạch huyết vùng cũng như chưa di căn xa.
Tiên lượng sống sau 5 năm của bệnh nhân ung thư thanh quản giai đoạn II tương đối khả quan.
Tỷ lệ sống sau 5 năm ung thư thanh quản giai đoạn II dựa trên vị trí khối u được xác định như sau:
Số liệu thống kê tiên lượng sống bệnh nhân ung thư chỉ mang tính chất tham khảo. Nói cách khác, tỷ lệ sống của bệnh nhân ung thư thanh quản giai đoạn II còn phụ thuộc vào các yếu tố như tuổi, thể trạng, bệnh lý đi kèm của bệnh nhân, loại tế bào ung thư, khả năng tuân thủ điều trị hay khả năng đáp ứng điều trị của bệnh nhân, lối sống của bệnh nhân… (5)
Nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường cảnh báo nguy cơ mắc ung thư thanh quản, các bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp chẩn đoán sau:
Bác sĩ sử dụng ống soi nhỏ, có đèn và camera ở phần đầu ống nội soi có thể đưa từ mũi hoặc từ họng để khảo sát vùng thanh quản. Hình ảnh thu nhận được sẽ hiển thị trực tiếp trên màn hình.
Nội soi thanh quản có thể được thực hiện khi bệnh nhân tỉnh táo, có thể khiến bệnh nhân không thoải mái, khó chịu trong quá trình nội soi. Nếu cần thiết, bác sĩ có thể gây tê cục bộ vùng mũi-họng giúp bệnh nhân giảm bớt cảm giác khó chịu và bớt đau.
Sinh thiết mô tế bào học được thực hiện đồng thời trong quá trình nội soi. Một công cụ từ ống nội soi tách một phần mô bất thường để gửi phòng xét nghiệm làm giải phẫu bệnh giúp xác định loại tế bào lành hay ác tính. Sinh thiết có thể được thực hiện khi nội soi thanh quản. Nếu cần thiết, nội soi thanh quản được thực hiện trong điều kiện bệnh nhân được gây mê toàn thân ở phòng mổ. bệnh nhân thường xuất viện trong ngày.
Có thể được dùng để đánh giá toàn bộ vùng tai mũi họng trước và sau điều trị.
Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh thường được sử dụng để đánh giá giai đoạn của bệnh, bao gồm:
Phương pháp điều trị ung thư thanh quản cần được lựa chọn mang tính cá thể hóa, nhằm đảm bảo tính phù hợp với thể trạng cụ thể của từng bệnh nhân. (6)
Xạ trị và phẫu thuật là hai phương thức điều trị chính yếu trước tiên cho bệnh ung thư thanh quản giai đoạn II.
Xạ trị (có thể kèm theo hóa trị) giúp mang lại cho bệnh nhân cơ hội bảo tồn thanh quản, bảo tồn giọng nói. Nếu bệnh tái phát sau xạ trị, xét chỉ định phẫu thuật cắt một phần hoặc cắt toàn bộ thanh quản.
Phẫu thuật nội soi cắt u kèm nạo hạch hoặc phẫu thuật mở cắt một phần thanh quản kèm nạo hạch. Tùy vào kết quả giải phẫu bệnh sau mổ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị tiếp theo là phẫu thuật lần 2 cắt rộng hoặc cắt toàn bộ thanh quản nếu cần; hoặc xạ trị sau mổ (có thể kết hợp với hóa trị nếu cần).
Khoa Ung bướu, BVĐK Tâm Anh được đầu tư trang thiết bị hiện đại, quy tụ đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm, áp dụng phác đồ điều trị cá thể hóa theo tiêu chuẩn quốc tế. Không chỉ chăm sóc chuyên biệt, hỗ trợ tiếp cận với các phác đồ, chuyên gia y tế hàng đầu thế giới, các bác sĩ khoa Ung bướu còn phối hợp cùng bác sĩ khoa Dinh dưỡng thiết lập chế độ ăn uống trước – trong và sau điều trị ung thư nhằm nâng cao tổng trạng sức khỏe cho từng bệnh nhân, cải thiện tình trạng phục hồi. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng hỗ trợ tư vấn tâm lý cho bệnh nhân và người thân, giúp bệnh nhân vững tâm và lạc quan, tăng hiệu quả điều trị thành công.
Để đặt lịch thăm khám, tầm soát, điều trị ung thư thanh quản tại BVĐK Tâm Anh, bạn có thể liên hệ theo thông tin:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Ung thư thanh quản giai đoạn II có tiên lượng khả quan nếu được phát hiện kịp thời và điều trị phù hợp. Ung thư thanh quản giai đoạn sớm (bao gồm giai đoạn I và giai đoạn II) có tiên lượng khá tốt nếu đáp ứng với điều trị. Do đó, nếu có các triệu chứng bất thường kéo dài, và/hoặc có các yếu tố nguy cơ, bệnh nhân cần chủ động khám sức khỏe và tầm soát nhằm phát hiện sớm bệnh ung thư thanh quản.