Trước đây, các ca phẫu thuật vùng ngực đều được tiến hành bằng phương pháp mổ mở truyền thống, với đường mổ rất dài trên ngực kèm theo đó là nhiều biến chứng sau mổ. Hiện tại, kỹ thuật mổ nội soi lồng ngực có video hỗ trợ và mổ ít xâm lấn đã được phát triển và áp dụng rộng rãi nhờ ưu điểm đường mổ nhỏ, ít đau, nhanh hồi phục, ít biến chứng.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BS.CKI Trần Quốc Hoài, Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM.
Phẫu thuật nội soi lồng ngực có video hỗ trợ (VATS) là phương pháp phẫu thuật xâm lấn tối thiểu với đường mổ nhỏ, dựa vào camera độ phân giải cao và dụng cụ nội soi để thao tác xử lý tổn thương, được áp dụng để chẩn đoán và điều trị các bệnh ở lồng ngực như: tim, phổi, màng phổi, trung thất…
Trong phẫu thuật VATS, bác sĩ sẽ thực hiện những đường mổ nhỏ (1-4cm) trên thành ngực để đưa camera và dụng cụ phẫu thuật vào bên trong ngực xử lý tổn thương. Camera nội soi độ phân giải cao được kết nối với màn hình siêu nét, dựa vào đó bác sĩ sẽ thao tác phẫu thuật một cách tỉ mỉ và chính xác nhất. (1)
Phương pháp phẫu thuật nội soi lồng ngực có video hỗ trợ (VATS) được áp dụng để chẩn đoán và điều trị trong hầu hết các bệnh ở lồng ngực như:
Phẫu thuật nội soi lồng ngực được thực hiện ở hầu hết các bệnh nhân và có lợi ở những bệnh nhân lớn tuổi vì ít xâm lấn và hồi phục nhanh. Tuy nhiên, người bệnh cần điều chỉnh tình trạng bệnh nền nguy hiểm trước mổ có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả phẫu thuật, các bệnh bao gồm:
Phẫu thuật nội soi lồng ngực có video hỗ trợ (VATS) là phương pháp phẫu thuật xâm lấn tối thiểu với các đường mổ nhỏ (< 8cm) so với các đường mổ dài và phá hủy mô lành như phương pháp mổ mở truyền thống. Ngoài ra, lợi thế của VATS là ít đau, ít biến chứng và thời gian hồi phục ngắn hơn, nhất là đối tượng có nguy cơ cao như người lớn tuổi. (3)
Trước khi được tiến hành phẫu thuật nội soi lồng ngực, người bệnh cần điều chỉnh thuốc đang sử dụng và thói quen để giúp cho cuộc mổ thuận lợi cũng như giảm thiểu biến chứng trong và sau mổ:
Ngoài ra, bạn sẽ phải làm các xét nghiệm và cận lâm sàng để kiểm tra chức năng tim, phổi. Các kết quả này cũng giúp bác sĩ đánh giá sức khỏe tổng thể để lường trước các biến chứng sau mổ có thể xảy ra. Một số kiểm tra cận lâm sàng sẽ được thực hiện thêm, chẳng hạn như:
Bệnh nhân được chuẩn bị mổ tại khoa lâm sàng và được chuyển vào phòng mổ. Bác sĩ gây mê thiết lập các hệ thống theo dõi điện tim, oxy máu, độ mê giãn cơ, tiến hành đặt ống nội khí quản hỗ trợ hô hấp và gây mê cho bệnh nhân để đạt hiệu quả ngủ sâu và giảm cảm giác đau trong suốt quá trình phẫu thuật.
Bác sĩ tiến hành rạch da với những đường mổ nhỏ, từ 1-4cm tùy vào loại phẫu thuật, rồi đưa camera và các dụng cụ phẫu thuật nội soi vào lồng ngực để thực hiện phẫu thuật.
Sau khi thương tổn đã được sửa chữa, cuộc mổ hoàn tất, toàn bộ dụng cụ được lấy ra. Người bệnh sẽ được đặt ống dẫn lưu trong màng phổi để dẫn lưu khí và dịch tồn lưu cũng như theo dõi liên tục biến chứng sau mổ nếu có. Thông thường, ống dẫn lưu này được rút sau 1-2 ngày tùy vào diễn tiến sau đó. Các vết mổ được khâu lại theo từng lớp da.
Người bệnh có thể được rút ống nội khí quản hỗ trợ thở trong phòng mổ, theo dõi tại phòng hồi tỉnh một vài giờ trước khi chuyển về khoa để theo dõi tiếp.
Sau phẫu thuật, người bệnh sẽ có cảm giác đau ở khu vực vừa phẫu thuật. Bác sĩ sẽ cho uống thuốc hoặc truyền thuốc để giảm cảm giác đau cấp tính này.
Tại BVĐK Tâm Anh TP.HCM, kỹ thuật gây tê mặt phẳng cơ dựng sống (ESP) được ưu tiên sử dụng để giảm đau liên tục cho người bệnh với lượng thuốc tê tối thiểu và đem lại cảm giác dễ chịu cho người bệnh sau mổ, giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục.
Tùy thuộc ca phẫu thuật đơn giản hay phức tạp, người bệnh cần nằm viện theo dõi vài ngày sau mổ. Thời gian này, khoa Dinh Dưỡng sẽ cung cấp thức ăn đủ dưỡng chất tùy theo bệnh nền của bạn, và hãy cố gắng vận động nhẹ nhàng để tăng cường lưu thông máu, ngăn ngừa huyết khối. Hợp tác cùng kỹ thuật viên để nắm rõ động tác vận động trị liệu hô hấp sau mổ và có thể tự tập khi không có người hướng dẫn.
Bác sĩ sẽ kê toa thuốc ra viện, hướng dẫn người bệnh chế độ ăn uống, tập luyện và chăm sóc vết thương, lịch tái khám trong giai đoạn này.
Sau khi xuất viện về nhà, bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi, tránh mang vác vật quá nặng, vận động mạnh hoặc chơi thể thao cường độ cao trong 6 tuần đầu. Tập thể dục nhẹ, các bài tập thở đã được hướng dẫn tại bệnh viện, tập yoga.
Nếu xuất hiện các dấu hiệu bất thường ở vết thương như có dịch, mủ tiết ra, có dấu hiệu của nhiễm trùng, sốt cao, sưng hoặc đau vết mổ ngày càng trầm trọng, tức ngực khó thở tăng dần…, bạn cần quay lại bệnh viện ngay để được xử lý sớm biến chứng muộn sau mổ.
Ngoài ra, người bệnh cần tuân thủ lịch tái khám định kỳ để bác sĩ đánh giá hiệu quả ca mổ, theo dõi mức độ hồi phục và quan trọng hơn là phát hiện sớm các bất thường mới nếu có.
Bất kỳ cuộc phẫu thuật nào cũng có nguy cơ biến chứng và phẫu thuật nội soi lồng ngực tuy có độ an toàn cao nhưng cũng có thể xảy ra một số biến chứng như:
Được trang bị hệ thống máy móc tiên tiến và quy tụ đội ngũ y bác sĩ với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phẫu thuật Tim mạch – Lồng ngực, Trung tâm Tim mạch BVĐK Tâm Anh đã thực hiện thành công nhiều ca phẫu thuật nội soi lồng ngực cắt u trung thất, u tuyến ức, phẫu thuật điều trị ung thư phổi phức tạp… với tỷ lệ thành công cao, nguy cơ biến chứng thấp nhất cho người bệnh.
Để đặt lịch khám, điều trị tại khoa Phẫu thuật Tim mạch – Lồng ngực, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Nhờ ưu điểm đường mổ nhỏ, giảm đau, ít biến chứng và nhanh hồi phục, phẫu thuật nội soi lồng ngực có video hỗ trợ trở thành phương pháp xâm lấn tối thiểu được ưu tiên lựa chọn trong điều trị các bệnh lý vùng ngực. Chế độ chăm sóc sau mổ đóng vai trò quan trọng đối với hiệu quả ca phẫu thuật. Người bệnh cần uống thuốc đầy đủ, có chế độ ăn uống – vận động khoa học và tái khám đúng lịch hẹn của bác sĩ.