Ghép sọ nhân tạo mang lại lợi ích lớn cho người bị khuyết sọ. Nhờ kỹ thuật ghép sọ não này, người bị khuyết sọ có cơ hội được hồi phục sức khỏe, tự tin về thẩm mỹ hơn và sớm trở lại cuộc sống bình thường.
Ghép sọ nhân tạo thường được áp dụng trong trường hợp người bệnh bị khuyết hổng sọ sau quá trình phẫu thuật điều trị chấn thương hoặc bệnh lý vùng sọ não. Hiện nay, người bệnh có thể được thực hiện hình thức phẫu thuật này ngay tại Việt Nam. Vậy, ghép sọ nhân tạo là gì? Ghép sọ nhân tạo chi phí bao nhiêu hay chi phí ghép sọ nhân tạo ra sao?
Ghép sọ nhân tạo là kỹ thuật sử dụng vật liệu nhân tạo để tạo hình, ghép vào phần xương sọ bị khuyết để khắc phục cả hai phương diện chức năng và thẩm mỹ cho người bệnh. Để tạo ra miếng ghép xương sọ nhân tạo với kích thước và hình dạng phù hợp với vùng khuyết sọ, bác sĩ có thể áp dụng kỹ thuật ghép sọ não 3D. Đầu tiên, người bệnh cần thực hiện chụp cắt lớp vi tính (chụp CT) sọ não. Dựa vào kết quả chụp CT sọ não, bác sĩ có thể dựng được hình ảnh 3D của phần khuyết xương sọ. Khi đó, phần sọ nhân tạo được tạo hình sao cho vừa khít với phần sọ não bị khuyết. (1)
Để tạo hình xương sọ nhân tạo, người ta thường chọn sử dụng vật liệu có độ bền cao, điển hình như: (2)
Ghép sọ nhân tạo được các chuyên gia về phẫu thuật thần kinh nhận định là giải pháp giúp cải thiện tình trạng khuyết sọ não có độ an toàn cao. Tuy vậy, phương pháp phẫu thuật sọ não này có thể tiềm ẩn một vài rủi ro nhất định như nhiễm trùng, tụ máu vết mổ, viêm màng não và những biến chứng khác như nhiễm trùng tiết niệu, viêm phổi… Để hạn chế các rủi ro này, người bệnh cần thực hiện ghép sọ nhân tạo tại cơ sở y tế uy tín quy tụ đội ngũ chuyên gia phẫu thuật thần kinh giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, được trang bị đầy đủ máy móc và thiết bị hiện đại. (3)
Ghép sọ nhân tạo có thể được áp dụng để cải thiện tình trạng khuyết xương sọ trong các trường hợp sau:
Thông thường, quá trình phẫu thuật ghép sọ nhân tạo diễn ra trong khoảng 3, 4 giờ đồng hồ với các bước thực hiện cơ bản như sau:
Sau quá trình phẫu thuật ghép sọ nhân tạo, người bệnh sẽ tiếp tục được theo dõi sức khỏe tại đơn vị chăm sóc hậu phẫu. Trong suốt quá trình theo dõi này, người bệnh được đội ngũ y tế kiểm tra các vấn đề như: (4)
Khi người bệnh có thể di chuyển và sinh hoạt bình thường, bác sĩ có thể chỉ định chụp cắt lớp vi tính sọ não để kiểm tra tình trạng sọ nhân tạo được cấy ghép. Nếu vùng ghép sọ được đánh giá ổn định, người bệnh có thể chỉ cần lưu trú tại bệnh viện thêm khoảng 3 ngày. Một số trường hợp đặc biệt, người bệnh sau mổ ghép sọ cần lưu trú tại bệnh viện lâu hơn. Điều này phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe cũng như chất lượng của phần sọ nhân tạo được ghép.
Sau khi được xuất viện, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt những lưu ý liên quan đến chế độ sinh hoạt, cách chăm sóc vết mổ từ bác sĩ. Đồng thời, để mau chóng hồi phục sức khỏe, người bệnh cần xây dựng chế độ dinh dưỡng chuyên biệt và tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ.
Tổng chi phí ghép sọ nhân tạo bao gồm chi phí tạo sọ nhân tạo; chi phí thực hiện phẫu thuật; chi phí hậu phẫu. Trong đó, chi phí để tạo nên phần sọ nhân tạo phụ thuộc vào loại vật liệu và kích thước mảnh ghép sọ. Ngoài ra, chi phí thực hiện phẫu thuật và chi phí hậu phẫu tại từng bệnh viện sẽ có sự chênh lệch tùy thuộc vào các yếu tố như: kỹ thuật thực hiện, kinh nghiệm, chuyên môn của bác sĩ giải phẫu thần kinh; điều kiện y tế và chất lượng dịch vụ tại bệnh viện; tình trạng khuyết sọ cũng như thể trạng của người bệnh…
Tổng chi phí ghép sọ nhân tạo tại các cơ sở y tế ở Việt Nam có thể rơi vào khoảng từ 60.000.000 VNĐ đến trên dưới 250.000.000 VNĐ. Để tham khảo chi phí ghép sọ nhân tạo thực tế, bạn có thể trực tiếp đến bệnh viện nhận tư vấn hoặc liên hệ thông qua số hotline, địa chỉ email.
*Lưu ý: Bảng giá dịch vụ trên đây là bảng giá tham khảo tại thời điểm cập nhật bài viết. Người bệnh vui lòng liên hệ trực tiếp bệnh viện để được tư vấn cụ thể về chi phí tại thời điểm sử dụng dịch vụ.
Phẫu thuật ghép sọ nhân tạo là kỹ thuật phức tạp cần được bác sĩ giải phẫu thần kinh giàu kinh nghiệm, có chuyên môn cao thực hiện với sự hỗ trợ của máy móc hiện đại. Để tối ưu hiệu quả khắc phục tình trạng khuyết sọ não và hạn chế nguy cơ xảy ra biến chứng, người bệnh nên chọn thực hiện hình thức phẫu thuật này tại các bệnh viện uy tín.
Chuyên khoa Phẫu thuật Thần Kinh, Trung tâm Khoa học Thần Kinh, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh quy tụ đội ngũ bác sĩ giải phẫu thần kinh giỏi chuyên môn, có kinh nghiệm dày dặn. Khoa áp dụng các kỹ thuật, vật liệu mới, hiện đại phục vụ ghép sọ nhân tạo hiệu quả như titanium, xi măng sinh học… Đồng thời, khoa sở hữu đầy đủ máy móc chuyên dụng hiện đại hàng đầu như robot mổ não AI Modus V Synaptive duy nhất ở Việt Nam, hệ thống định vị dẫn đường thần kinh Neuro-Navigation AI thế hệ mới nhất, kính vi phẫu ứng dụng chức năng chụp huỳnh quang 3D thế hệ mới nhất…
Để đặt lịch thăm khám, tư vấn các vấn đề về sức khỏe tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Hy vọng bài viết này đã phần nào cung cấp những thông tin cơ bản về phẫu thuật ghép sọ nhân tạo, bao gồm loại vật liệu sử dụng, đối tượng áp dụng, quy trình và chi phí thực hiện. Nếu có thêm thắc mắc về hình thức phẫu thuật ghép sọ nhân tạo cũng như chi phí ghép sọ nhân tạo, người bệnh có thể liên hệ trực tiếp với bệnh viện triển khai để được tư vấn chi tiết.
Harvesting of calvarial bone graft. (2023). Aofoundation.org. https://surgeryreference.aofoundation.org/cmf/trauma/skull-base-cranial-vault/further-reading/harvesting-of-calvarial-bone-graft
Agrawal, A., & Lakshmi Narayan Garg. (2011). Split calvarial bone graft for the reconstruction of skull defects. Journal of Surgical Technique and Case Report, 3(1), 13–13. https://doi.org/10.4103/2006-8808.78465
Cranioplasty. (2022, March 3). Hopkinsmedicine.org. https://www.hopkinsmedicine.org/health/treatment-tests-and-therapies/cranioplasty
Clinic, C. (2023). Cranioplasty: What It Is, Procedure, Recovery & Risks. Cleveland Clinic. https://my.clevelandclinic.org/health/treatments/24924-cranioplasty