Điều trị đột quỵ thiếu máu cục bộ đang được nhiều người quan tâm vì bệnh ngày càng phổ biến. Nếu không được chữa trị kịp thời, người bệnh có thể đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng. Vậy điều trị đột quỵ do thiếu máu cục bộ bằng cách nào và ở đâu?
Đột quỵ thiếu máu cục bộ (còn gọi là đột quỵ nhồi máu não) xảy ra khi mạch máu não bị chít hẹp hoặc tắc nghẽn do cục máu đông (huyết khối), làm cản trở quá trình lưu thông máu đến não. Lúc này, những khu vực não không được máu đến nuôi dưỡng sẽ bị tổn thương, ngừng hoạt động và chết đi. Trường hợp lưu lượng máu không quay trở lại đủ nhanh, não có thể bị tổn thương vĩnh viễn, thậm chí khiến người bệnh tử vong. Việc cấp cứu, điều trị đột quỵ thiếu máu cục bộ phải được tiến hành càng sớm càng tốt.
Đột quỵ do thiếu máu cục bộ diễn ra phổ biến ở người có vấn đề sức khỏe tác động đến cách máu lưu thông bên trong não. Các vấn đề này bao gồm mắc bệnh tăng huyết áp, béo phì, tiểu đường, bệnh rung nhĩ, cao cholesterol, cao mỡ máu, hút thuốc lá… Nguy cơ đột quỵ thiếu máu cục bộ cũng thường liên quan đến độ tuổi. Ước tính khoảng ⅔ ca bệnh xuất hiện ở người trên 65 tuổi. Tuy nhiên, người trẻ tuổi vẫn có nguy cơ bị đột quỵ thiếu máu cục bộ.
Phát hiện và sơ cứu cho người bị đột quỵ càng sớm sẽ càng tốt, giúp gia tăng cơ hội sống sót. Việc làm này giúp người bệnh giảm nguy cơ gặp phải những biến chứng nặng nề, hạn chế thời gian và chi phí chữa trị. Các bước sơ cấp cứu trong điều trị đột quỵ do thiếu máu cục bộ như sau:
Dưới đây là các phương pháp điều trị đột quỵ thiếu máu cục bộ đang được ứng dụng phổ biến, cụ thể gồm có:
Bác sĩ có thể cân nhắc lựa chọn thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch (rTPA) để điều trị đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch có tác dụng hoạt hóa plasmin, làm tiêu huyết khối, tái thông lại mạch máu đang bị tắc nghẽn. Từ đó, thuốc giúp người bệnh đột quỵ gia tăng khả năng phục hồi, giảm nguy cơ biến chứng, tàn tật. Để đạt hiệu quả tối ưu khi điều trị cấp cứu đột quỵ bằng thuốc tiêu sợi huyết, người bệnh cần được sử dụng thuốc trong 3 – 4,5 giờ đầu tiên (có thể mở rộng lên 6 giờ) kể từ lúc bị thiếu máu cục bộ. (1)
Hàm lượng thuốc điều trị đột quỵ do thiếu máu cục bộ cần được bác sĩ cân nhắc kỹ lưỡng. Dùng sai có thể gây ra tình trạng xuất huyết não. Sau khi tiến hành tiêm thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch, bác sĩ sẽ tiếp tục theo dõi tình trạng sức khỏe của người bệnh cũng như chỉ định thực hiện thêm những phương pháp chẩn đoán hình ảnh để kiểm tra xem các mô não có được tưới máu tốt trở lại không. Phương pháp điều trị đột quỵ thiếu máu cục bộ bằng thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch thường được áp dụng ở người bệnh từ 18 tuổi. (2)
Kỹ thuật can thiệp nội mạch có thể được áp dụng để điều trị đột quỵ do thiếu máu cục bộ trong trường hợp cục huyết khối lớn gây tắc nghẽn mạch máu não lớn. Kỹ thuật này có thể mở rộng áp dụng lên đến 24 giờ đầu kể từ khi người bệnh có dấu hiệu đột quỵ khởi phát. Can thiệp nội mạch được thực hiện bằng cách bác sĩ luồn một ống thông và dây dẫn siêu nhỏ (gắn camera và dụng cụ chuyên dụng) vào động mạch ở bẹn người bệnh, sau đó di chuyển đến vị trí mạch máu não bị tắc nghẽn. Kỹ thuật có thể thực hiện nhằm: (3)
Bên cạnh quá trình điều trị đột quỵ thiếu máu cục bộ, thực hiện các phương pháp phục hồi chức năng sau đột quỵ cũng là việc làm rất cần thiết, giúp người bệnh sớm mạnh khỏe, quay lại cuộc sống thường nhật. Những chức năng hoạt động của con người được chi phối bởi các vị trí chuyên biệt trong não. Tùy vào vị trí của mạch máu bị tai biến, chức năng sống của người bệnh có thể bị suy giảm, tác động ở nhiều mức độ khác nhau. Đột quỵ do thiếu máu cục bộ có thể ảnh hưởng đến khả năng vận động, thị giác, ngôn ngữ, trí nhớ, tâm tính… của người bệnh. Vì thế, mỗi người bệnh cần được bác sĩ chỉ định phác đồ phục hồi chức năng riêng biệt. (4)
Không có bất kỳ loại thuốc hay thảo dược nào giúp chức năng của não bộ được hồi phục. Thay vào đó, người bệnh cần áp dụng một số bài tập vật lý trị liệu, phục hồi chức năng theo hướng dẫn của bác sĩ, giúp tăng dần chức năng đã bị ảnh hưởng, ví dụ như: (5)
Bên cạnh đó, người bệnh có thể massage, bấm huyệt, xoa bóp để khí huyết lưu thông, hỗ trợ hồi phục chức năng sau đột quỵ.
Các biến chứng và tác dụng phụ có thể thay đổi tùy vào phương pháp điều trị đột quỵ thiếu máu cục bộ được áp dụng, vị trí xảy ra đột quỵ bên trong não, tiền sử bệnh lý cùng nhiều yếu tố khác. Bác sĩ có thể cho người bệnh biết về những tác dụng phụ, di chứng có thể xuất hiện hoặc sẽ gặp phải khi điều trị đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể đề ra phương pháp giúp người bệnh quản lý, ngăn ngừa di chứng, tác dụng phụ.
Khi xuất hiện dấu hiệu đột quỵ như méo lệch mặt, miệng, tay chân bị yếu liệt, nói đớ, á khẩu, mất thăng bằng, đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, hoa mắt… người bệnh cần được đưa đến bệnh viện cấp cứu càng sớm càng tốt. Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là cơ sở y tế uy tín đã cấp cứu thành công cho nhiều ca đột quỵ, giúp người bệnh giữ được mạng sống, hạn chế tối đa biến chứng, di chứng.
Tại Trung tâm Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, y lệnh “Code stroke” sẽ được kích hoạt khẩn cấp khi có người bệnh đột quỵ cần cấp cứu. Lúc này, các liên chuyên khoa cấp cứu, thần kinh, chẩn đoán hình ảnh… sẽ kết nối và mở lối đi riêng cho người bệnh. Người bệnh được các bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm nhanh chóng đánh giá tình trạng thông qua máy móc hiện đại như máy chụp MRI 1.5 – 3 Tesla, máy chụp CT 768 lát cắt… Qua đó, bác sĩ có thể tiến hành hội chẩn và xử lý can thiệp cấp cứu đột quỵ nhanh chóng, hiệu quả
“Tiêu chuẩn kim cương” trong cấp cứu đột quỵ cấp từ lúc người bệnh nhập viện đến khi can thiệp bằng thuốc tiêu sợi huyết là dưới 45 phút. Với quy trình “Code stroke”, bệnh viện có thể rút ngắn thời gian cấp cứu xuống dưới 30 phút (thậm chí giảm còn 15, 20 phút tùy từng trường hợp) giúp người bệnh hạn chế tối đa di chứng. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể được cấp cứu, điều trị đột quỵ thiếu máu cục bộ bằng những phương pháp hiện đại khác như lấy huyết khối trực tiếp, tiêu sợi huyết tại chỗ, đặt stent động mạch máu…
Bên cạnh việc điều trị đột quỵ thiếu máu cục bộ, người bệnh cần áp dụng thêm các cách phòng ngừa nguy cơ tái phát căn bệnh này trong tương lai. Nếu một người từng mắc đột quỵ thì nguy cơ gặp cơn đột quỵ khác sẽ gia tăng đáng kể. Dưới đây là các phương pháp phòng ngừa đột quỵ thiếu máu cục bộ tái phát:
Để đặt lịch thăm khám, điều trị bệnh tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Tóm lại, có nhiều phương pháp điều trị đột quỵ thiếu máu cục bộ đang được ứng dụng. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện kỹ thuật cấp cứu đột quỵ phù hợp, mang đến lợi ích tối ưu cho người bệnh. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, mỗi người nên chủ động ngăn ngừa đột quỵ thiếu máu cục bộ từ sớm bằng những điều chỉnh khoa học trong ăn uống, sinh hoạt.