Người bị bệnh giun đầu gai do ăn thực phẩm chứa ký sinh trùng Gnathostoma spp. (như cá nước ngọt, lươn, ếch, nhái, bò sát, ốc, tôm, cua…) nhưng nấu chưa chín hoặc ăn sống, ăn tái, làm gỏi… Bệnh giun đầu gai dù được điều trị khỏi nhưng có từ 8% – 25% trường hợp để lại di chứng kéo dài hoặc tử vong. Vậy bệnh giun đầu gai là gì?
Bệnh giun đầu gai là bệnh truyền nhiễm do loại giun tròn trên đầu có gai, tên khoa học Gnathostoma spp. gây ra. Thế giới ghi nhận có ít nhất 5 loài giun đầu gai gây bệnh cho người, gồm Gnathostoma spinigerum, Gnathostoma hispidum, Gnathostoma doloresi, Gnathostoma nipponicum và Gnathostoma binucleatum. Riêng tại Việt Nam, Gnathostoma spinigerum là loài gây bệnh chủ yếu
Người đầu tiên trên thế giới ghi nhận nhiễm bệnh giun đầu gai là một phụ nữ ở Thái Lan. Cụ thể, năm 1889, bác sĩ Deutzer phát hiện phát hiện người bệnh này nhiễm ký sinh trùng Gnathostoma.
Hiện nhiều người ngày càng thích sưu tầm những món ăn “độc lạ” như gỏi cá sống, thịt tái, nướng chưa chín, thậm chí ăn sống với mù tạt, nhúng giấm các thực phẩm như: tôm, tép, cá nước ngọt, lươn, cua, chim, bò sát… Nếu chẳng may, ăn thực phẩm sống, nấu chưa chín có chứa ấu trùng giun đầu gai, người bệnh sẽ nguy cơ nhiễm bệnh rất cao.
Dù bệnh được điều trị khỏi nhưng thống kê cho thấy có từ 8% – 25% ca bệnh để lại di chứng kéo dài hoặc tử vong tỷ lệ tử vong.
Ký sinh trùng Gnathostoma spp. có thể xâm nhập vào các bộ phận như: mắt, tai, phổi, bàng quang, não… Nếu chúng di chuyển vào mắt dễ dẫn đến suy giảm thị lực, mù lòa; dây thần kinh, cột sống gây đau dây thần kinh, tê liệt cơ; vào não gây đau đầu, giảm ý thức, hôn mê, tử vong. Lưu ý, những bệnh nhân bị ký sinh trùng di chuyển dưới da ở vùng mặt sẽ có nguy cơ bị tấn công lên não, lên mắt nhiều hơn.
Giun đầu gai không lây từ người sang người. Vòng đời của giun đầu gai ký sinh chủ yếu ở chó, heo, mèo, động vật hoang dã (gọi là vật chủ), còn ở người nhiễm bệnh do vô tình ăn phải ấu trùng có trong thực phẩm, nguồn nước có nguồn bệnh. Ngoài ra, ở một số trường hợp hiếm gặp hơn là người bị giun đầu gai chui qua da.
Ở con người, nếu ăn thực phẩm (cá nước ngọt, ốc, ếch, nhái, rắn, lươn, tôm, cua…) chưa nấu chín, tái sống, gỏi… hay uống nguồn nước có chứa ấu trùng giun đầu gai thì sẽ nhiễm bệnh. Một ít người bị nhiễm giun đầu gai do ấu trùng chui qua da. Ấu trùng giun đầu gai có thể tồn tại trong cơ thể người từ 10 – 12 năm.
Ấu trùng Gnathostoma spp. có khả năng di chuyển ngẫu nhiên khắp cơ thể con người. Tùy thuộc vị trí di chuyển của ấu trùng mà bệnh giun đầu gai được chia thành 2 loại chính: bệnh giun đầu gai ở da và bệnh giun đầu gai trong nội tạng.
Người bệnh có thể vừa bị triệu chứng tại da kết hợp với các triệu chứng tại nội tạng, ví dụ da, mắt, thần kinh… kèm sốt. Tùy thuộc vào sự di chuyển của giun mà mỗi người có dấu hiệu bệnh có thể khác nhau. Biểu hiện bệnh có thể thay đổi từ 24–48 giờ, thậm chí đến 1-2 năm sau.
Ấu trùng giun đầu gai có thể gây ra nhiều biến chứng khác nhau, phụ thuộc vào đường di chuyển của ấu trùng và mức độ nông hay sâu ở vùng da, nội tạng do ấu trùng tấn công. Ví dụ, giun đầu gai khi di chuyển lên mắt có thể “tấn công” dây thần kinh thị giác, gây ra sẹo võng mạc, bong tróc, giảm thị lực, mù lòa, viêm màng bồ đào, viêm mống mắt, nhãn áp và xuất huyết…
Lo sợ nhất bệnh tấn công lên cột sống, não gây viêm cơ tủy sống, viêm não tủy, xuất huyết dưới nhện… dễ gây liệt, hôn mê, tử vong.
Hiện nay, bệnh giun đầu gai điều trị khá thuận lợi. Các loại thuốc điều trị hiệu quả là albendazole và ivermectin. Ngoài ra, tùy vào di chứng bệnh giun đầu gai để lại mà bác sĩ có hướng điều trị khác nhau trên mỗi bệnh nhân. Do đó, nếu nghi ngờ nhiễm ký sinh trùng giun đầu gai, người bệnh cần đến gặp bác sĩ điều trị để có hướng điều trị phù hợp nhất.
Trung tâm Xét nghiệm Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đạt chuẩn ISO 15189:2012, liên tục đầu tư máy móc thế hệ mới nhất với công nghệ hàng đầu từ các nước Âu – Mỹ như: máy chụp MRI 3 Tesla, máy chụp CT cắt lớp 768 lát cắt, máy siêu âm tim 4D hiện đại, máy siêu âm LOGIQ Fortis, máy móc và sinh phẩm xét nghiệm ký sinh trùng giun đầu gai, giun đũa, giun lươn, sán lá gan…
Đặc biệt, Trung tâm Xét nghiệm, khoa Khám bệnh… có những chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực ký sinh trùng, giúp người bệnh không chỉ sớm có kết quả xét nghiệm chính xác mà đảm bảo quá trình điều trị đạt hiệu quả cao.
Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Xét nghiệm, khoa Khám bệnh, quý khách có thể đặt hẹn trực tuyến qua các cách sau đây:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Bệnh giun đầu gai là bệnh do loài ký sinh trùng Gnathostoma spp. gây ra từ việc ăn thịt sống, chưa nấu chín, đặc biệt là các món gỏi, tái từ các loài cá nước ngọt, tôm, tép, cua, ốc, lươn, ếch, nhái… có chứa ấu trùng giun. Do đó, ngoài việc phòng ngừa ăn thực phẩm và dùng nguồn nước đã nấu chín, tiệt trùng thì người bệnh cần đi khám nếu nghi ngờ mắc bệnh giun đầu gai.