Sốt siêu vi ở trẻ em là một bệnh lý được gây ra bởi siêu vi trùng (virus) thường xảy vào thời điểm giao mùa, khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Vậy trẻ bị sốt siêu vi kéo dài bao lâu thì khỏi? Trẻ cần được chăm sóc và điều trị như thế nào?
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Nguyễn Anh Duy Tùng – Trung tâm Thông tin Y khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM.
Sốt siêu vi là tình trạng thân nhiệt của trẻ tăng cao hơn bình thường (trên 38 độ C khi đo ở trực tràng hoặc trên 37,5 độ C khi đo ở nách). Đây là phản ứng sinh lý bình thường của cơ thể nhằm chống lại sự xâm nhập của các tác nhân xâm nhập từ bên ngoài và ức chế sự phát triển của các tác nhân gây bệnh. (1)
Trẻ bị sốt siêu vi có thể được gây ra bởi nhiều chủng virus khác nhau, điển hình là Rhinovirus, Adenovirus và virus cúm. Các chủng virus này có thể lây lan nhanh chóng và phát triển mạnh mẽ khi thời tiết thay đổi thất thường, khi thời tiết chuyển đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại, từ lạnh sang nóng.
Ngoài ra, nếu trẻ thuộc một trong các trường hợp dưới đây, khi bị tác nhân gây bệnh tấn công, bệnh tiến triển nhanh chóng và có nguy cơ dẫn đến các biến chứng cao:
Sau khi virus xâm nhập vào cơ thể, hầu hết trẻ bị sốt siêu vi sẽ xuất hiện các triệu chứng dưới đây: (2)
Khi trẻ xuất hiện các triệu chứng này, bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và điều trị sớm, tránh để bệnh bước sang giai đoạn toàn phát với các biểu hiện có thể gồm:
Bên cạnh đó, mẹ cũng nên đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt khi trẻ có các biểu hiện sau:
Đa số các triệu chứng của sốt siêu vi ở trẻ em kéo dài 3-5 ngày bùng phát rầm rộ và sẽ khỏi hoàn toàn sau 7-10 ngày kể từ khi bệnh bùng phát nếu trẻ được điều trị kịp thời và đúng cách. Ngoài ra, bệnh có thể kéo dài đến 14 ngày.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh tiến triển nhanh chóng nhưng không được phát hiện cũng như điều trị kịp thời, sốt siêu vi ở trẻ có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, phụ huynh hoặc người chăm sóc cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để kiểm tra và điều trị đúng bệnh.
Không chỉ vậy, trong quá trình chăm sóc tại nhà, bố mẹ cần chú ý theo dõi sự thay đổi các triệu chứng bệnh để sớm phát hiện bất thường và có hướng xử lý kịp thời.
Hiện nay, các phương pháp điều trị sốt siêu vi sẽ được dựa vào loại virus gây bệnh và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Thông thường bác sĩ sẽ kê cho trẻ các loại thuốc giảm đau, hạ sốt như paracetamol hoặc ibuprofen với liều lượng phù hợp để giúp trẻ hạ sốt. Đối với các trường hợp trẻ bệnh nặng, bác sĩ có thể chỉ định tiêm paracetamol vào tĩnh mạch để giảm nhiệt độ, đưa thân nhiệt của trẻ về mức bình thường. Ngoài ra, nếu trẻ có các dấu hiệu nhiễm trùng thứ cấp có liên quan đến vi khuẩn, bác sĩ có thể cho trẻ uống một số thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng cho trẻ.
Lưu ý, các loại thuốc được sử dụng cho trẻ khi bị sốt siêu vi cần có sự đồng ý và thực hiện theo đúng liều lượng, tần suất và thời gian bác sĩ đã chỉ định. Trong quá trình điều trị tại nhà, mẹ không nên tự ý ngưng các phương pháp điều trị theo chỉ định mà không có sự đồng ý của bác sĩ.
Việc chăm sóc trẻ đúng cách sẽ giúp tình trạng sức khỏe của được cải thiện nhanh chóng, từ đó, trẻ nhanh khỏi bệnh. Để giúp trẻ bị sốt siêu vi nhanh khỏi bệnh, bố mẹ có thể thực hiện các biện pháp sau:
Sốt cao và các triệu chứng của sốt siêu vi khiến trẻ bị mất nước nghiêm trọng, do đó, mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước để bù lại lượng nước và điện giải đã mất. Đối với các trẻ được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ hoàn toàn, mẹ nên tăng cữ bú cho trẻ.
Ngoài ra, mẹ có thể cho trẻ uống Oresol theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu trẻ không thể tự uống, mẹ có thể dùng bông sạch chấm nước Oresol lên môi, miệng của trẻ liên tục để niêm mạc môi, miệng hấp thụ nước để ngăn chặn tình trạng thiếu nước và điện giải.
Chế độ dinh dưỡng được xem là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tăng sức đề kháng, giúp trẻ nhanh khỏi bệnh. Do đó, khi trẻ mắc bệnh, mẹ cần duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý cho trẻ.
Mẹ nên cho trẻ ăn những loại thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa như cháo loãng, súp,… và bổ sung thêm nhiều vitamin và khoáng chất cho trẻ bằng cách thêm nhiều rau xanh và trái cây vào thực đơn hằng ngày. Đồng thời, mẹ nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày để đảm bảo trẻ không ăn quá no, vẫn cung cấp đủ dưỡng chất và năng lượng cho các hoạt động hàng ngày của cơ thể.
Khi trẻ bị sốt siêu vi, mẹ có thể tắm cho trẻ bằng nước lá thảo dược theo hướng dẫn của các bài thuốc dân gian. Điều này không chỉ giúp trẻ hạ sốt mà còn có tác dụng giảm ngứa, giảm viêm và hạn chế tình trang phát ban ở trẻ.
Một số loại lá thảo dược thường được mẹ sử dụng để tắm cho trẻ gồm: lá tía tô, lá trà xanh, ngải cứu, kinh giới, mướp đắng,…
Mẹ chú ý, vệ sinh lá cẩn thận trước khi dùng để tắm cho trẻ và chỉ tắm nhanh cho trẻ trong phòng kín gió, không tắm khi trẻ đang trong cơn sốt cao.
Lau chườm hạ sốt cho trẻ là một phương pháp điều trị vật lý, có hiệu quả trong các trường hợp trẻ sốt siêu vi nhẹ. Đối với các trường hợp trẻ sốt nhẹ, mẹ chỉ cần lau chườm đơn giản với nước ấm. Tuy nhiên, nếu trẻ sốt cao trên 38.5 độ C, mẹ cần kết hợp thêm thuốc hạ sốt để trẻ giảm thân nhiệt nhanh hơn.
Cách thực hiện:
5. Cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt siêu vi
Ibuprofen và Paracetamol là hai loại thuốc thường được sử dụng để hạ sốt cho trẻ vì tính an toàn và hiệu quả của chúng. Hơn nữa, hai loại thuốc này ít gây tác dụng phụ cho trẻ hơn các loại thuốc hạ sốt khác. Trong đó:
Lưu ý, Khi trẻ có biểu hiện sốt cao trên 38,5 độ C và không có dấu hiệu hạ sốt sau khi đã dùng thuốc hạ sốt, hơn nữa, trẻ có biểu hiện lơ mơ, co giật, đau đầu dữ dội, buồn nôn, muốn đi ngủ nhiều hơn,… hay sốt trên 5 ngày, mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được hỗ trợ y tế kịp thời.
Cách tốt nhất để phòng tránh sốt siêu vi cho trẻ là vệ sinh không gian sống sạch sẽ, thoáng mát để ngăn chặn sự tấn công của các tác nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, mẹ nên chủ động thực hiện các biện pháp sau để phòng tránh bệnh hiệu quả hơn:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Những thông tin cung cấp trong bài viết Trẻ bị sốt siêu vi kéo dài bao lâu thì khỏi? Mấy ngày sẽ thuyên giảm? chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Trẻ mắc bệnh nhiễm siêu vi, phụ huynh hoặc người chăm sóc trẻ không nên quá lo lắng hay quá chủ quan. Thay vào đó, nên chăm sóc trẻ chặt chẽ, uống thuốc theo toa bác sĩ và biết cách nhận biết các dấu hiệu nặng để đưa trẻ đến cơ sở y tế khám và chữa bệnh kịp thời, tránh để bệnh trở nên tồi tệ, chuyển biến thành nhiều biến chứng nguy hiểm.
Giản Đơn