//= SITE_URL ?>
Thay đổi thời tiết như lúc giao mùa là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nhiều loại virus. Đây cũng là thời điểm dễ xảy ra hội chứng sốt siêu vi, nhất là ở trẻ em và người lớn tuổi.
Sốt siêu vi – còn gọi là sốt vi rút – là tình trạng sốt cấp tính do nhiễm phải loại vi rút hay siêu vi trùng. Hàng loạt các bệnh nhiễm trùng vi rút đều có thể gây sốt. Trong đó có một số bệnh gây sốt nhẹ; một số bệnh khác như sốt xuất huyết có thể gây sốt cao. (1)
Có nhiều chủng loại virus gây ra hiện tượng sốt siêu vi; phổ biến hàng đầu có thể kể đến như Enterovirus, Adenovirus hay Rhinovirus,… Phần lớn mất khoảng 4-5 ngày để hệ thống miễn dịch chống lại virus. Tuy nhiên vẫn có trường hợp sốt siêu vi nghiêm trọng cần đến sự hỗ trợ y tế khẩn cấp.
Virus gây sốt siêu vi thường hoạt động mạnh trong thời điểm thay đổi thời tiết
Có nhiều cách khiến bạn bị nhiễm siêu vi và dẫn tới sốt, thường gặp như: (2)
Sốt siêu vi có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, trong đó các đối tượng có nguy cơ cao bao gồm:
Trẻ em là đối tượng dễ bị nhiễm sốt siêu vi
Nguyên nhân gây bệnh sốt siêu vi là do nhiễm virus. Sốt là cách cơ thể phản ứng chống lại virus.
Một khi virus xâm nhập vào cơ thể sẽ mất từ 16 giờ tới 48 giờ để chuyển sang giai đoạn nhiễm trùng, sau đó sẽ xuất hiện tình trạng sốt. (3)
Người bị nhiễm siêu vi có thể sốt từ 37,2°C (nhiệt độ đo được ở nách) đến hơn 39°C tùy vào loại virus tiềm ẩn. Ngoài ra khi có hiện tượng sốt siêu vi, người bệnh còn có thêm các triệu chứng kéo dài trong vài ngày như:
Phần lớn các cơn sốt siêu vi kéo dài từ 3-4 ngày; một số ít kéo dài ít nhất 1 ngày. Ngoài ra có những cơn sốt khác như sốt xuất huyết có thể kéo dài từ 10 ngày trở lên.
Biểu hiện thường gặp khi bị sốt siêu vi là sốt, đau đầu, mệt mỏi,…
Hầu hết người bệnh gặp hội chứng nhiễm siêu vi không gặp nguy hiểm. Tuy nhiên nếu sốt trên 39°C hoặc trên 38°C đối với trẻ em thì nên đi thăm khám bác sĩ. Đặc biệt nếu có bất kỳ triệu chứng như đau đầu dữ dội, cứng cổ, mắt bị chói sáng,… xuất hiện kèm với sốt, bạn cần đi bệnh viện ngay lập tức bởi đó là các dấu hiệu cảnh báo viêm màng não.
Lưu ý: Nếu người bị nhiễm siêu vi đồng thời đang dùng thuốc ức chế miễn dịch như steroid, methotrexate hoặc thuốc điều trị ung thư; người ghép tạng; nhiễm HIV… hoặc hay có dấu hiệu rối loạn tri giác thì cần thăm khám ngay lập tức.
Cả 2 bệnh lý nhiễm trùng do virus và vi khuẩn gây ra có nhiều triệu chứng tương tự. Vì vậy để chẩn đoán bệnh sốt siêu vi, bác sĩ có thể sẽ tìm cách loại trừ nhiễm trùng do vi khuẩn qua xem xét các triệu chứng và tiền sử bệnh cũng như thực hiện các xét nghiệm máu hoặc lấy các mẫu bệnh phẩm như nước bọt hoặc chất dịch cơ thể.
Sốt siêu vi thường không cần điều trị. Không giống như các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, thuốc kháng sinh không có tác dụng với nhiễm trùng do virus – trừ khi bạn bị nhiễm trùng thứ cấp trong khi bị sốt siêu vi. (4)
Điều trị bệnh sốt siêu vi dựa vào nguyên nhân cơ bản gây bệnh, mức độ sốt cùng các triệu chứng khác đi kèm. Ở mức độ sốt nhẹ hơn, các phương pháp điều trị có thể bao gồm:
Điều không nên làm khi bị sốt nói chung và sốt siêu vi nói riêng là chườm lạnh hoặc ngâm nước lạnh để hạ sốt. Đây là sai lầm của không ít người. Thực tế khi thân nhiệt đang tăng cao thì việc tiếp xúc với nước có nhiệt độ thấp không chỉ không có tác dụng hạ sốt mà còn có thể ảnh hưởng xấu tới cơ thể. Thay vào đó người bệnh có thể tắm nước ấm sẽ tốt hơn.
Người bệnh sốt siêu vi nên dành thời gian nghỉ ngơi nhiều và tăng cường uống nước hơn
Bị nhiễm siêu vi dẫn đến sốt liệu có nguy cơ biến chứng? Mặc dù thông thường bệnh sẽ thuyên giảm triệu chứng trong vòng 1 – 2 tuần. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp nhiễm siêu vi gây ra các biến chứng nghiêm trọng như: mất nước, xuất hiện ảo giác/ mê sảng, hôn mê, co giật, suy thận, suy gian, sốt hô hấp hay suy đa cơ quan, nhiễm trùng huyết.
Do virus thường lây lan qua đường hô hấp, côn trùng cắn/ đốt, dịch cơ thể và đường ăn uống cho nên nếu áp dụng 6 cách phòng tránh dưới đây sẽ giúp bạn giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh hiệu quả: (5)
Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, với đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giỏi nhiều năm kinh nghiệm và hệ thống thiết bị y tế hiện đại, cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện. Nếu có các triệu chứng nghi ngờ cúm, khách hàng có thể liên hệ đến bệnh viện để gặp bác sĩ tư vấn loại thuốc phù hợp.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Sốt siêu vi là bệnh có thể gặp phải ở nhiều lứa tuổi. Hầu hết sốt siêu vi không gây nguy hiểm nhưng cần theo dõi kỹ nếu thân nhiệt tăng cao hơn 39°C. Khi bị bệnh, người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi và uống đủ nước; tránh để cơ thể suy nhược. Trong tình hình đang có dịch cúm A, việc tiêm vaccine phòng cúm hằng năm là một trong những cách phòng ngừa bị nhiễm siêu vi không nên bỏ qua.