Sốt ở trẻ em là hiện tượng thường gặp, là phản ứng của cơ thể đối với một bệnh nhiễm trùng hoặc cũng có thể không bao gồm nhiễm trùng khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn mức bình thường. Sốt giúp hệ thống miễn dịch chống lại sự tấn công của các tác nhân nhiễm trùng nhưng nó khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu và khiến cha mẹ lo lắng cho tình trạng sức khỏe của trẻ. Sốt ở trẻ em khi nào là nguy hiểm?
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Nguyễn Anh Duy Tùng – Trung tâm Thông tin Y khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM.
Sốt không phải bệnh mà là một phần phản ứng tự nhiên của cơ thể đối với nhiều bệnh tật, phổ biến nhất là các bệnh liên quan đến nhiễm trùng. Bình thường, nhiệt độ cơ thể của trẻ sẽ dao động trong khoảng từ 36.5 – 37.5 độ C. Khi trẻ bị sốt, nhiệt độ cơ thể của trẻ sẽ tăng lên trên 38 độ C. (1)
Để duy trì thân nhiệt ở mức bình thường, các cơ quan não, da, cơ và mạch máu sẽ giúp điều chỉnh nhiệt độ bằng cách:
Lưu ý, nhiệt độ cơ thể của trẻ sẽ có sự thay đổi tùy theo các thời điểm khác nhau trong ngày: thân nhiệt thấp hơn một chút vào buổi sáng và cao hơn một chút vào buổi tối, thân nhiệt tăng lên khi trẻ chạy nhảy, chơi đùa, tập thể dục. Đây là phản ứng sinh lý bình thường của trẻ và đây không phải sốt.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, khi trẻ bị sốt, các cơ quan điều chỉnh nhiệt độ vẫn sẽ hoạt động tích cực để kiểm soát nhiệt độ nhưng lúc này, chúng tạm thời đặt lại bộ điều nhiệt ở mức nhiệt độ cao hơn vì một số nguyên nhân sau:
Một số yếu tố làm tăng thân nhiệt khiến trẻ bị sốt, bao gồm:
Bên cạnh sự tăng lên về nhiệt độ, trẻ bị sốt có thể có một số triệu chứng đi kèm sau: (2)
Đo nhiệt độ cơ thể của trẻ là cách đơn giản nhất để xác định trẻ có sốt không. Cha mẹ có thể đo nhiệt độ của bé bằng cách:
Lưu ý, cha mẹ có thể dùng nhiệt kế kỹ thuật số thay vì dùng nhiệt kế thủy ngân để đo nhiệt độ cho bé vì loại nhiệt kế này dễ vỡ và khi chúng bị vỡ có thể gây tổn thương cho bé, khiến bé bị nhiễm độc.
Mục tiêu chính của việc chăm sóc trẻ bị sốt tại nhà là kiểm soát nhiệt độ của trẻ, ngăn chặn trẻ bị mất nước và theo dõi tình trạng sức khỏe, các triệu chứng của bệnh khiến trẻ bị sốt. (3)
Khi trẻ bị sốt, thân nhiệt của trẻ tăng cao khiến trẻ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi. Mẹ có thể hạ nhiệt cho trẻ bằng cách: Cho bé uống thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ, thường là acetaminophen hoặc ibuprofen.
Lưu ý, mẹ không dùng aspirin để hạ sốt cho trẻ, nhất là các cơn sốt có liêu quan đến bệnh thủy đậu hoặc các bệnh nhiễm trùng do virus khác. Hơn nữa, trong một số trường hợp, aspirin có thể khiến trẻ bị suy gan. Ngoài ra, mẹ nên tránh dùng ibuprofen khi trẻ bị sốt dưới 3 tháng tuổi hoặc đang có dấu hiệu mất nước.
Thân nhiệt của trẻ tăng cao do sốt khiến trẻ dễ bị mất nước. Do đó, mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường, đảm bảo cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể của trẻ. Ngoài ra, mẹ có thể cho bé thức ăn dạng lỏng như cháo loãng, súp… để bổ sung nước và dưỡng chất cho trẻ. Mẹ tuyệt đối không cho trẻ uống các thức uống chứa caffein, nước ngọt và trà vì chúng sẽ khiến tình trạng mất nước trở nên nghiêm trọng hơn.
Nếu trẻ có biểu hiện nôn mửa nhiều, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ về một số loại nước giúp trẻ bù nước và bù điện giải. Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, mẹ có thể bù nước cho trẻ bằng cách tăng số cữ bú cho trẻ.
Điều quan trọng khi chăm sóc trẻ bị sốt là theo dõi các biểu hiện của trẻ, từ đó, có biện pháp y tế hỗ trợ kịp thời. Sốt là một trong những triệu chứng ban đầu của một số bệnh nguy hiểm. Do đó, nếu nhiệt độ cơ thể của trẻ đã được giảm xuống dưới 39 độ C, trẻ uống đủ nước nhưng vẫn cảm thấy mệt mỏi, các biểu hiện sốt khác của trẻ không có dấu hiệu cải thiện, rất có thể trẻ đang gặp một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Sốt ở trẻ em khiến trẻ cảm thấy chán ăn. Tuy nhiên, lúc này mẹ nên chú ý cho trẻ ăn đầy đủ, không bỏ bữa, để có thể cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ. Điều này sẽ giúp cơ thể trẻ có nhiều năng lượng, tăng sức đề kháng và có thể đẩy lùi cơn sốt một cách nhanh chóng.
Chế độ dinh dưỡng của trẻ khi bị sốt phải đảm bảo có đủ lượng protein cho cơ thể, ít chất béo và cung cấp đủ calo cho các hoạt động của trẻ. Thông thường, trong 2-3 ngày đầu kể từ khi trẻ bắt đầu sốt, mẹ nên cho trẻ ăn thức ăn dạng mềm, dễ tiêu hóa như súp, cháo, ngũ cốc và bổ sung thêm vitamin cho trẻ thông qua nước ép trái cây hoặc các loại trái cây mềm như chuối, cam, đu đủ,… Đồng thời, các bữa ăn nên được chia nhỏ ra, mỗi bữa cách nhau khoảng 2h và sau đó, tăng dần khoảng cách giữa các bữa lên 4h.
Khi trẻ bị sốt, bố mẹ nên tránh cho trẻ ăn các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo, cay và chứa nhiều chất xơ.
Một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ sốt cho trẻ là mặc quá nhiều quần áo, hoặc quá ít cho trẻ. Khi trẻ mặc quá nhiều quần áo, thân nhiệt trẻ tăng nhanh khiến trẻ bị sốt. Khi trẻ mặc quần áo mỏng sẽ khiến cơ thể trẻ bị nhiễm lạnh, lúc này, cơ thể trẻ phải sản sinh nhiều nhiệt hơn bình thường, khiến trẻ bị sốt. Do đó, bố mẹ nên cho trẻ mặc quần áo phù hợp với nhiệt độ của môi trường xung quanh, đảm bảo sự thông thoáng và thoải mái cho trẻ.
Một trong những cách giúp trẻ hạ sốt nhanh chóng là chườm, lau người hoặc tắm cho trẻ bằng nước ấm. Điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy thư giãn, dễ chịu hơn. Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý thời gian tắm cho trẻ chỉ nên kéo dài trong khoảng 10-15 phút, nhiệt độ nước phải đảm bảo độ ấm vừa phải và không nên dùng các chất tẩy rửa mạnh, chứa cồn khi tắm cho trẻ bị sốt. Cách hạ sốt này không nên áp dụng cho trẻ sơ sinh và các trẻ còn quá nhỏ.
Khi chăm sóc cho trẻ em bị sốt, mẹ cần chú ý các lưu ý sau:
Trong quá trình chăm sóc trẻ bị sốt tại nhà, nếu trẻ xuất hiện các biểu hiện sau, mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được hỗ trợ y tế ngay lập tức:
Để phòng tránh sốt ở trẻ em, bố mẹ có thể ngăn chặn sự lây lan của virus, vi khuẩn bằng cách:
Sốt là dấu hiệu ban đầu của các bệnh nguy hiểm do virus, vi khuẩn gây ra. Một số trường hợp bệnh lý nguy hiểm gây ra sốt như: (4)
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Trên thực tế, bản thân sốt không gây hại đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, sốt ở trẻ em có thể liên quan đến các bệnh lý nguy hiểm. Do đó, điều quan trọng khi trẻ bị sốt là xác định nguyên nhân gây sốt ở trẻ em, từ đó, có biện pháp can thiệp phù hợp. Đồng thời, nắm được các cách chăm sóc trẻ khi bị sốt và phòng ngừa sốt sẽ giúp cha mẹ và người chăm sóc có thể bảo vệ sức khỏe của trẻ tốt hơn.
Giản Đơn