//= SITE_URL ?>
Tiểu không tự chủ ở người già là vấn đề tiết niệu thường gặp, gây phiền toái rất lớn đối với sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày. Tình trạng này xuất phát từ nhiều nhóm nguyên nhân khác nhau, biểu hiện với nhiều triệu chứng vô cùng khó chịu. Ngoài ra, đây còn có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác, do đó việc theo dõi và điều trị sớm là thực sự cần thiết.
Tiểu không tự chủ ở người già là tình trạng rò rỉ nước tiểu không kiểm soát xảy ra rất phổ biến, đặc biệt là ở nữ giới. Vấn đề này rất thường gặp nhưng không hoàn toàn đồng nghĩa với quá trình lão hóa bình thường. Trong khi đó, một số nghiên cứu cũng chứng minh tiểu không tự chủ ở người cao tuổi liên quan trực tiếp với các yếu tố bất thường của đường tiết niệu dưới. (1)
Cụ thể, bàng quang nằm ở vùng bụng dưới, là một phần của hệ tiết niệu. Trong quá trình đi tiểu, các cơ trong cơ quan này sẽ thắt chặt để đưa nước tiểu vào ống niệu đạo. Đồng thời, cơ quanh niệu đạo cũng giãn ra để kết hợp thải chất lỏng ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, khi các cơ trong và xung quanh bàng quang không hoạt động bình thường, nước tiểu ngay lập bị rò rỉ, dẫn đến hiện tượng tiểu không kiểm soát.
Tiểu không tự chủ ở người già xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, một số yếu tố điển hình nhất phải kể đến bao gồm: (2)
Tùy theo từng loại tiểu không tự chủ, triệu chứng xuất hiện sẽ khác nhau. Cụ thể như sau: (3)
Đây là tình trạng phổ biến nhất, thường xảy ra do bàng quang hoạt động quá mức. Triệu chứng dễ nhận biết là nhu cầu đi tiểu khẩn cấp, dẫn đến tiểu trước khi kịp vào nhà vệ sinh.
Đây là tình trạng cơ vòng không còn hoạt động. Triệu chứng rõ ràng nhất là bàng quang rò rỉ liên tục, dẫn đến hiện tượng tiểu hoàn toàn không kiểm soát.
Tình trạng này xảy ra khi sự gia tăng áp lực trong ổ bụng lớn hơn áp lực đóng của bàng quang. Triệu chứng dễ nhận biết là người bệnh cảm thấy đau bụng kết hợp rò rỉ nước tiểu khi ho, hắt hơi, cười, leo cầu thang hoặc nâng đồ vật.
Tình trạng này xảy ra khi bàng quang không bao giờ được làm rỗng hoàn toàn. Do đó, người bệnh luôn cảm thấy cần phải đi tiểu thường xuyên nhưng mỗi lần chỉ rò rỉ một lượng nước rất nhỏ. Nguyên nhân chính là do tắc nghẽn hệ thống đường tiết niệu hoặc sức co bóp của bàng quang rất yếu, dẫn đến không thể co lại được.
Triệu chứng thường gặp là cảm thấy muốn đi tiểu nhưng không thể kiểm soát hoặc thực hiện được hành vi đi vệ sinh. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ chứng rối loạn thần kinh, biến chứng đột quỵ hoặc viêm khớp.
Dấu hiệu nhận biết bao gồm tất cả triệu chứng của những loại kể trên. Tình trạng này thường xảy ra ở những người bị sa sút trí tuệ nặng, mắc bệnh Parkinson hoặc rối loạn thần kinh.
Bài viết liên quan: Tiểu không tự chủ ở trẻ em
Tiểu không tự chủ ở người già kéo dài, diễn ra liên tục và không có dấu hiệu cải thiện có thể là cảnh báo về một số bệnh lý nghiêm trọng như sau:
Nhiều người tin rằng chứng tiểu không kiểm soát ở người già là một phần hiển nhiên của quá trình lão hóa thông thường. Tuy nhiên, tình trạng này xảy ra thường xuyên, liên tục trong thời gian dài là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề bệnh lý nghiêm trọng khác. Do đó, ngay khi nhận thấy những triệu chứng bất thường sau, người cao tuổi cần được thăm khám và can thiệp y tế kịp thời: (4)
Đối với tình trạng tiểu không tự chủ ở người già, ban đầu, bác sĩ sẽ tiến hành khám sức khỏe, xem xét bệnh sử, hỏi về triệu chứng và các loại thuốc người bệnh đang dùng. Từ đó, một số phương pháp chẩn đoán có thể được chỉ định thực hiện bao gồm: (5)
Đối với người cao tuổi, trị liệu hành vi là phương pháp điều trị thường được ưu tiên hàng đầu đối với chứng tiểu không tự chủ. Cụ thể như sau:
Thuốc thường được chỉ định sử dụng kết hợp với các phương pháp trị liệu hành vi, bao gồm:
Đối với người cao tuổi là nữ giới, chứng tiểu không tự chủ có thể được điều trị bằng cách sử dụng một số thiết bị y tế như sau:
Phẫu thuật là lựa chọn điều trị cuối cùng khi các phương pháp trên hoàn toàn không mang lại hiệu quả. Một số thủ thuật được thực hiện phổ biến bao gồm:
Tình trạng tiểu không tự chủ ở người cao tuổi có thể được kiểm soát hiệu quả ngay từ ban đầu thông qua một số giải pháp đơn giản như sau:
Bài viết liên quan: Tiểu không tự chủ ở nữ giớ
Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học – Tiết niệu của Hệ thống BVĐK Tâm Anh quy tụ đội ngũ các chuyên gia đầu ngành, Nội khoa và Ngoại khoa, giỏi chuyên môn, tận tâm.
Nhà giáo nhân dân GS.TS.BS Trần Quán Anh, Thầy thuốc ưu tú PGS.TS.BS Vũ Lê Chuyên là những cây đại thụ trong ngành Tiết niệu Thận học Việt Nam. Cùng với các tên tuổi TS.BS Nguyễn Hoàng Đức, Thầy thuốc ưu tú TS.BS Nguyễn Thế Trường Thầy thuốc ưu tú BS.CKII Tạ Phương Dung, TS.BS Từ Thành Trí Dũng, ThS.BS.CKI Nguyễn Đức Nhuận, BS.CKII Nguyễn Lê Tuyên, ThS.BS Nguyễn Tân Cương, BS.CKII Đinh Cẩm Tú, BS.CKII Ngô Đồng Dũng, BS.CKII Võ Thị Kim Thanh ThS.BS Tạ Ngọc Thạch, BS.CKI Phan Trường Nam…
Các chuyên gia, bác sĩ của Trung tâm luôn tự tin làm chủ những kỹ thuật mới nhất, phát hiện sớm và điều trị hiệu quả các bệnh lý về thận, đường tiết niệu, giúp người bệnh rút ngắn thời gian nằm viện, hạn chế nguy cơ tái phát, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Với hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại hàng đầu trong nước và khu vực; Phòng mổ đạt tiêu chuẩn quốc tế; Cùng với khu nội trú và dịch vụ cao cấp 5 sao… Trung tâm Tiết niệu Thận học nổi bật với các dịch vụ thăm khám, tầm soát và điều trị tất cả các bệnh lý đường tiết niệu. Từ các thường gặp cho đến các cuộc đại phẫu thuật kỹ thuật cao.
Có thể kể đến phẫu thuật nội soi sỏi thận, ghép thận, cắt bướu bảo tồn nhu mô thận; cắt thận tận gốc; cắt tuyến tiền liệt tận gốc; cắt toàn bộ bàng quang tạo hình bàng quang bằng ruột non; cắt tuyến thượng thận; tạo hình các dị tật đường tiết niệu… Chẩn đoán – điều trị nội khoa và ngoại khoa tất cả các bệnh lý.
Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học – Tiết niệu Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách có thể đặt hẹn trực tuyến qua các cách sau đây:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Trên đây là tổng hợp tất cả các thông tin chi tiết liên quan đến chứng tiểu không tự chủ ở người già. Hy vọng với những chia sẻ này, người bệnh đã có thêm nhiều cập nhật hữu ích để chủ động phòng ngừa, theo dõi và điều trị hiệu quả.