Siêu âm bàng quang giúp phát hiện các bệnh lý khá nguy hiểm như sỏi bàng quang, viêm bàng quang, bàng quang tăng hạt,… thậm chí là ung thư bàng quang. Mỗi người nên chủ động thăm khám sức khỏe, thực hiện siêu âm bàng quang 2 lần/năm để bảo vệ sức khoẻ bàng quang.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Trung tâm Thông tin Y khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM
Bàng quang là bộ phận chứa nước tiểu và đào thải nước tiểu nên nguy cơ viêm nhiễm hay mắc các bệnh lý khá cao. Thông qua hình ảnh siêu âm bàng quang, chuyên viên y tế có thể quan sát được tình trạng bàng quang, đưa ra các chẩn đoán sức khỏe liên quan. Nếu phát hiện bất thường, bác sĩ có thể chỉ định siêu âm bàng quang và nội soi bàng quang để tìm ra bệnh và có hướng điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân.
Siêu âm bàng quang như thế nào? Siêu âm là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh sử dụng sóng âm tần số cao để tạo ra hình ảnh các bộ phận của cơ thể. Như vậy, có thể hiểu, siêu âm bàng quang là một phương pháp dùng để quan sát hình ảnh của bàng quang trước và sau khi đi tiểu. Hình ảnh siêu âm bàng quang giúp thể hiện trực quan, sắc nét cấu trúc bên trong của bàng quang, cũng như lượng nước tiểu trong đó.
Để quá trình siêu âm bàng quang được diễn ra nhanh chóng và thuận lợi thì bàng quang của người bệnh càng căng đầy nước tiểu càng tốt. Sau khi siêu âm, từ hình ảnh thu được, bác sĩ có thể đánh giá được thể tích của bàng quang và các bất thường tại bàng quang.(1)
Phương pháp siêu âm bàng quang thường được chỉ định khi người bệnh bị rối loạn tiểu tiện, gặp các vấn đề về tiểu tiện như:
Thông thường, các vấn đề về rối loạn tiểu tiện sẽ đi kèm với triệu chứng đau lưng, sốt nhẹ hoặc nặng. Ngoài ra, với trẻ em, nếu có dấu hiệu tè dầm vào ban ngày thì nên siêu âm bàng quang để kiểm tra các vấn đề bệnh lý ở bàng quang.
Thông qua kỹ thuật siêu âm bàng quang, bác sĩ có thể quan sát và đánh giá được các yếu tố liên quan đến thể tích bàng quang, cụ thể là thể tích nước tiểu tồn lại sau khi đi tiểu. Từ đó, có thể chẩn đoán tình trạng bí tiểu do tắc nghẽn ở cổ bàng quang.
Bên cạnh đó, nhờ vào kỹ thuật siêu âm bàng quang mà có thể chẩn đoán được nhiều bệnh lý khác như:
Viêm bàng quang là tình trạng bàng quang bị viêm nhiễm do vi khuẩn gây ra. Hình ảnh siêu âm viêm bàng quang giúp bác sĩ chẩn đoán được tình trạng viêm nhiễm và từ đó có hướng điều trị phù hợp.
U bàng quang là tình trạng có khối u xuất hiện ở một vị trí bất kỳ trên bàng quang, có thể là u lành tính hoặc u ác tính. Có nhiều dạng u bàng quang khác nhau như u sợi thần kinh, u xơ đơn độc, u mềm cơ trơn, u nhú ngược,…
Siêu âm bàng quang có thể giúp đánh giá xem người bệnh có bị u bàng quang hay không và nếu có thì mức độ xâm lấn của khối u như thế nào,… Tuy nhiên, để đánh giá chính xác về tình trạng khối u và các vấn đề liên quan thì các bác sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện thêm nội soi bàng quang.
Sỏi bàng quang hình thành do chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng và tích tụ lại gây nên sỏi. Nếu sỏi bàng quang có kích thước nhỏ thì có thể không cần điều trị hoặc dùng thuốc để tiêu sỏi. Tuy nhiên, sỏi kích thước lớn thì cần phẫu thuật bởi sỏi bàng quang nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến viêm bàng quang, viêm thận, đau hạ vị, rò bàng quang,…
Ung thư bàng quang là tình trạng các tế bào trong bàng quang bị đột biến theo chiều hướng xấu. Hiện nay, số ca mắc ung thư bàng quang ngày càng tăng và đây được xem là bệnh lý ác tính, phổ biến thứ 2 trong nhóm các bệnh ung thư tiết niệu.
Nguyên nhân gây ung thư bàng quang có thể do tiếp xúc với hóa chất, thường xuyên hút thuốc lá chủ động hoặc bị động, làm việc trong môi trường ô nhiễm, nhiễm ký sinh trùng,…
Siêu âm bàng quang kết hợp với các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khác có thể giúp đoán được những trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ bị ung thư bàng quang, chẳng hạn như tiểu không tự chủ, nước tiểu sẫm màu, đau tầng sinh môn, đau trên xương mu,…
Ngoài ra, hình ảnh siêu âm bàng quang còn giúp bác sĩ có thể chẩn đoán được các bất thường ở bàng quang khác như tình trạng ứ nước của đường tiết niệu, dày thành bàng quang, tổn thương polyp, túi thừa bàng quang, viêm tuyến tiền liệt, viêm niệu đạo,..,
Nhìn chung, kỹ thuật siêu âm bàng quang là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại, có thể giúp chẩn đoán nhiều bệnh lý nguy hiểm ở bàng quang để sớm phát hiện và có thể kịp thời điều trị nếu có.
Quy trình siêu âm bàng quang gồm những bước nào, có nhanh không? Trước và sau khi siêu âm bàng quang thì người bệnh cần làm gì? Theo đó, quy trình siêu âm bàng quang thường được áp dụng chung cho các cơ sở y tế như sau:(2)
Khi chỉ định người bệnh siêu âm bàng quang, nhân viên y tế sẽ hướng dẫn người bệnh uống nhiều nước và nhịn tiểu ít nhất 2 giờ trước khi thực hiện siêu âm. Điều này sẽ giúp bàng quang căng lên, từ đó việc siêu âm sẽ dễ dàng hơn.
Ngoài ra, người bệnh nên mặc quần áo rộng rãi, thoải mái và giữ tâm lý thả lỏng, không nên căng thẳng hay lo lắng.
Quy trình siêu âm bàng quang diễn ra rất nhanh. Người bệnh sẽ được hướng dẫn nằm ở tư thế ngửa trên bàn khám, vén phần áo qua bụng để nhân viên y tế dễ dàng thao tác.
Lúc này, bác sĩ sẽ sử dụng một loại gel chuyên dụng thoa lên vùng bụng của người bệnh rồi tiến hành đưa đầu dò máy siêu âm tì sát vào vùng da đã thoa gel. Đầu dò sẽ được di chuyển liên tục khắp các vùng cần kiểm tra. Trong quá trình siêu âm bàng quang, các bác sĩ có thể lựa chọn nhiều con đường tiếp cận bàng quang như con đường trên xương mu, đường qua tầng sinh môn, đường âm đạo hay đường trực tràng.
Tùy theo con đường tiếp cận mà đầu dò được lựa chọn để siêu âm cũng sẽ khác nhau. Chẳng hạn như nếu bác sĩ tiếp cận bàng quang thông qua con đường trên xương mu thì đầu dò sử dụng thường là đầu dò cong hoặc hình rẽ quạt. Còn nếu siêu âm thông qua tầng sinh môn thì sẽ ưu tiên đầu dò cong.
Trong quá trình siêu âm, bác sĩ sẽ quan sát bàng quang người bệnh, kiểm tra hình ảnh bàng quang được hiển thị trên màn hình máy tính và lưu lại toàn bộ những hình ảnh thu được.
Trong và sau quá trình siêu âm, các hình ảnh sẽ được các bác sĩ phân tích và đưa ra các kết luận chính xác. Từ đó sẽ đưa ra được hướng điều trị phù hợp cho bệnh nhân.
Kết thúc quá trình siêu âm bàng quang, nhân viên y tế sẽ đưa người bệnh khăn giấy để lau sạch lớp gel được thoa lên bụng. Lớp gel này là gel trong suốt, dễ lau chùi vệ sinh nên người bệnh không cần lo lắng gel bám lên quần áo hay lên da khó vệ sinh.
Sau đó, người bệnh chỉnh trang lại quần áo và ngồi chờ kết quả. Kết quả siêu âm bàng quang thường sẽ có trong ngày, người bệnh không cần phải quay trở lại bệnh viện vào hôm sau (trừ các trường hợp phải thực hiện thêm các xét nghiệm hay phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác).
Kỹ thuật siêu âm bàng quang không gây đau đớn, người bệnh không cần lưu viện hay nghỉ ngơi, kiêng ăn sau khi siêu âm mà có thể ăn uống, sinh hoạt như bình thường.
Phương pháp siêu âm bàng quang không xâm lấn, không gây đau, không sử dụng tia X hay năng lượng ion hóa. Hiện nay, siêu âm được đánh giá là phương pháp chẩn đoán hình ảnh an toàn cho người bệnh.
Nhìn chung, hình ảnh siêu âm bàng quang có vai trò rất lớn trong việc chẩn đoán các bệnh ở bàng quang. Do đó, người bệnh không nên lo lắng khi được chỉ định thực hiện kỹ thuật này.
Tùy theo cơ sở y tế thực hiện, tay nghề bác sĩ mà chi phí cho một lần thực hiện siêu âm bàng quang cũng sẽ khác nhau.
Nếu bạn siêu âm tại các bệnh viện lớn, đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại, bác sĩ giỏi chuyên môn giàu kinh nghiệm thì chi phí siêu âm thường cao hơn. Tuy nhiên đổi lại thì hình ảnh siêu âm cho ra độ chính xác cao, dễ dàng chẩn đoán được tình trạng sức khỏe.
Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại, đặc biệt là hệ thống máy siêu âm đời mới nhất, phục vụ cho nhu cầu siêu âm bàng quang và các kỹ thuật siêu âm, chẩn đoán hình ảnh khác.
Không chỉ vậy, Bệnh viện Tâm Anh còn quy tụ đội ngũ bác sĩ y khoa và kỹ thuật viên giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, nhiệt tình, tận tâm. Trong suốt quá trình thăm khám, siêu âm bàng quang, chẩn đoán bệnh lý, người bệnh sẽ được hỗ trợ và tư vấn một cách tận tình, chi tiết nhất.
Sau khi có hình ảnh siêu âm bàng quang, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán bệnh và đưa ra hướng điều trị, đảm bảo người bệnh phục hồi nhanh, an toàn, chi phí điều trị tiết kiệm và hợp lý nhất.
Để đặt lịch khám, siêu âm bàng quang tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Để chẩn đoán các bệnh lý sức khỏe ở bàng quang, siêu âm bàng quang được xem là phương pháp phổ biến và thường xuyên được lựa chọn nhất. Song song đó, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện thêm các xét nghiệm khác nhằm có thông tin về tình trạng bàng quang một cách chính xác nhất, từ đó hỗ trợ việc chẩn đoán và điều trị được chính xác, hiệu quả.
Các thủ thuật thường được chỉ định để kiểm tra bàng quang bao gồm nội soi bàng quang, nội soi sinh thiết bàng quang, chụp cộng hưởng từ (MRI) bàng quang, chụp cắt lớp vi tính (CT Scan) bàng quang, xét nghiệm nước tiểu,…
Siêu âm bàng quang giúp sớm phát hiện ra các khối u bất thường tại bàng quang, từ đó chẩn đoán ung thư bàng quang. Tuy nhiên, siêu âm bàng quang không thể giúp đánh giá mức độ hay giai đoạn ung thư, chiều sâu xâm lấn của tế bào ung thư,…
Do vậy, nếu nghi ngờ người bệnh bị ung thư bàng quang, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện thêm các biện pháp cận lâm sàng khác như chụp UIV, chụp CT, chụp MRI, chụp xạ hình xương, chụp PET-CT, xét nghiệm nước tiểu, chụp tĩnh mạch có cản quang, soi bàng quang,…
Sau khi thực hiện các thủ thuật này thì mới có thể kết luận người bệnh có bị ung thư bàng quang hay không và nếu có thì đang ở giai đoạn nào, điều trị ra sao,…
Có! Trước khi siêu âm bàng quang, nhân viên y tế sẽ hướng dẫn người bệnh nhịn tiểu trong khoảng tối tiểu 2 giờ trước khi thực hiện siêu âm. Việc nhịn tiểu, uống nhiều nước sẽ giúp bàng quang căng đầy, từ đó hình ảnh siêu âm sẽ được rõ nét hơn, đầy đủ hơn so với việc bàng quang rỗng, không chứa nước tiểu.
Bàng quang càng nhiều nước thì việc quan sát bàng quang và đưa ra kết quả chẩn đoán sẽ dễ dàng và chính xác hơn. Do đó, người bệnh nên phối hợp thực hiện theo đúng chỉ dẫn của nhân viên y tế, nói không với việc đi tiểu trước giờ siêu âm bàng quang.
Chỉ tính từ thời điểm người bệnh vào phòng siêu âm cho đến khi thực hiện xong thủ thuật siêu âm chỉ mất khoảng 10 – 15 phút. Nhìn chung, phương pháp chẩn đoán hình ảnh này vô cùng nhanh chóng.
Tuy nhiên, nếu bạn vừa đi vệ sinh xong thì bác sĩ có thể yêu cầu bạn uống thêm nước và đợi từ 2-3 giờ cho bàng quang căng đầy thì mới có thể thực hiện siêu âm.
Nhìn chung, phương pháp siêu âm bàng quang diễn ra nhanh chóng, không gây đau, không xâm lấn. Người có vấn đề về bàng quang, rối loạn tiểu tiện nên sớm thực hiện siêu âm bàng quang để được chẩn đoán tình trạng bệnh và có hướng điều trị thích hợp.