Thoái hóa khớp là một trong những hệ lụy của tuổi già, có thể ảnh hưởng đến bất kỳ khớp lớn, nhỏ nào trong cơ thể. Tuy không thường xảy ra nhưng thoái hóa khớp háng vẫn được xếp vào nhóm bệnh lý nguy hiểm. Nguyên nhân là do bệnh thường tiến triển chậm, khó phát hiện và có thể gây tàn phế nếu bệnh nhân không sớm điều trị, kiểm soát bệnh hiệu quả.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi TS.BS Tăng Hà Nam Anh, Giám đốc Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, TP.HCM
Về mặt sinh lý học, cấu tạo của khớp háng gồm 2 phần chính là:
Trong đó, phần ổ cối còn được bao bởi một lớp sụn viền có cấu trúc dạng sợi, chịu trách nhiệm phòng ngừa phân tách mặt khớp, đồng thời giúp duy trì lượng dịch trong khớp, đảm bảo độ chắc chắn và vững chãi của khớp háng.
Là nơi tiếp giáp giữa xương đùi và xương chậu, khớp háng đóng vai trò trụ đỡ cho phần thân trên của cơ thể. Đồng thời, đây cũng là điểm trụ trung tâm cho những động tác, cử động của cơ thể, đặc biệt là các động tác gập và duỗi. Bên cạnh đó, khớp háng còn hỗ trợ chống đỡ trọng lượng cơ thể và hấp thụ lực tác động lên cơ thể khi đứng hoặc chạy nhảy.
Khi khớp háng suy yếu bởi một số nguyên nhân, chẳng hạn như thoái hóa, những chức năng trên cũng mất dần và khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống thường ngày.
Thoái hóa khớp háng (tên tiếng Anh: Hip osteoarthritis) là một bệnh lý cơ xương khớp chủ yếu gặp ở người cao tuổi. Bệnh xảy ra khi lớp sụn khớp bị bào mòn bởi nhiều yếu tố khác nhau, gây nên những cơn đau dai dẳng và ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống thường ngày của bệnh nhân.(1)
Không những vậy, nếu người bệnh không có biện pháp can thiệp, kiểm soát tốt ngay từ đầu, thoái hóa có thể gây biến dạng cấu trúc khớp háng dẫn đến tàn phế vĩnh viễn.
Khớp háng bị thoái hóa có khả năng xảy ra ở tất cả mọi người, nhưng thường gặp ở những đối tượng như:
Bên cạnh yếu tố lão hóa, nguyên nhân khớp háng bị thoái hóa còn có thể liên quan đến nhiều vấn đề khác nhau, chẳng hạn như:
Mặt khác, cần lưu ý rằng không phải bệnh nhân nào cũng có những yếu tố trên. Ngược lại, ngay cả khi không có bất kỳ yếu tố nào, người bình thường vẫn có khả năng gặp phải vấn đề sức khỏe này.
Hầu hết bệnh nhân thoái hóa khớp đều có triệu chứng đau nhức. Tùy vào giai đoạn phát triển của bệnh mà tính chất cơn đau có thể thay đổi, ví dụ như:
Tuy các cơn đau nhức có xu hướng thuyên giảm khi bệnh nhân nghỉ ngơi, nhưng chúng lại trở nên dữ dội hơn khi thời gian nghỉ ngơi kéo dài.
Bên cạnh đó, bệnh thoái hóa khớp háng còn kéo theo một số dấu hiệu, biểu hiện khác như:
Thông thường, triệu chứng đau, cứng khớp háng do thoái hóa sẽ tiến triển dần theo thời gian. Cơn đau phát sinh đột ngột có thể cảnh báo chấn thương hoặc bệnh lý khác. Ngoài ra, nếu có biểu hiện sưng, nóng khớp, bệnh nhân cần sớm đến bệnh viện vì đây có khả năng là dấu hiệu nhiễm trùng.
Khớp háng được che bởi nhiều lớp mô cơ và dây chằng bên ngoài nên những thương tổn ở bộ phận này thường khó nhận biết, đồng thời dễ bị nhầm với tổn thương thắt lưng hoặc xương chậu. Điều này khiến bệnh nhân dễ chọn sai hướng điều trị, từ đó tạo điều kiện cho quá trình thoái hóa ở khớp háng tiếp tục tiến triển và kéo theo hàng loạt biến chứng nghiêm trọng như:
Chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp háng không phải là điều dễ dàng. Tuy nhiên, với nền y học đang trên đà phát triển vượt bậc, hiện nay các bác sĩ đã có thể tìm kiếm và xác định tình trạng này bằng những phương pháp, kỹ thuật sau:
Trước tiên, các bác sĩ sẽ muốn biết bệnh nhân đã có những triệu chứng gì, diễn ra trong bao lâu, bắt đầu khi nào và chúng ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày ra sao. Bệnh sử cá nhân và gia đình cũng có thể được đề cập tới. Sau đó, họ sẽ tiến hành kiểm tra một số vấn đề như:
Sau khi khám lâm sàng, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh tiếp tục đi chụp X-quang nhằm tìm kiếm nguyên nhân khiến người bệnh đau nhức, khó chịu. Nếu bệnh nhân bị thoái hóa khớp háng, hình ảnh chụp X-quang sẽ cho ra kết quả:
Ngoài ra, trong một số trường hợp, bệnh nhân còn phải làm thêm các xét nghiệm hình ảnh khác như siêu âm, chụp CT hoặc MRI nếu bác sĩ thấy cần thiết.
Nhằm xây dựng phác đồ điều trị hiệu quả và phù hợp nhất, đôi khi bác sĩ cũng sẽ yêu cầu tiến hành một số xét nghiệm chuyên sâu trong quá trình chẩn đoán thoái hóa khớp háng. Chúng có thể bao gồm:
Thực tế, bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn. Thay vào đó, mục tiêu của những phương pháp điều trị chủ yếu tập trung vào việc:
Hiện nay, các cách điều trị hiệu quả thường được áp dụng có thể kể đến như sau:
Thuốc giảm đau là lựa chọn chữa trị đầu tay của không ít bệnh nhân khi phải chịu đựng những cơn đau dai dẳng, khó chịu liên quan đến thoái hóa khớp.
Người bệnh có thể chọn dùng các thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAIDs) như ibuprofen, naproxen… Tuy nhiên, đôi khi những loại thuốc này có thể gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến dạ dày, tim mạch và thận nên cần đảm bảo dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Bệnh nhân sẽ cần dùng đến các loại thuốc kê toa như duloxetine hoặc tramadol. Tramadol là một trong số ít thuốc giảm đau opioid được kê đơn do những loại khác trong nhóm thuốc này có tính gây nghiện cao.
Ngoài ra, đôi khi bác sĩ cũng sẽ chỉ định tiêm steroid cho bệnh nhân để giảm sưng đau. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp tạm thời do thuốc có thể kéo theo một số tác động tiêu cực đối với cơ thể nếu được sử dụng lâu dài.
Nếu cách điều trị bệnh bằng thuốc không đem lại hiệu quả như mong đợi hoặc khả năng vận động và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân suy giảm nghiêm trọng, bác sĩ sẽ đề nghị tiến hành phẫu thuật nhằm:
Các loại phẫu thuật dùng trong điều trị khớp háng thường gồm:
Mục đích của phương pháp phẫu thuật này là loại bỏ khớp háng bị tổn thương và thay thế bằng khớp nhân tạo, từ đó giúp bệnh nhân cải thiện khả năng hoạt động, đồng thời dễ dàng tái hòa nhập với cuộc sống thường ngày.
Thay khớp háng được phân loại thành hai dạng gồm:
SUPERPATH là một dạng cải tiến của phẫu thuật thay khớp háng. So với kỹ thuật điều trị truyền thống, phương pháp này giảm thiểu quy mô xâm lấn bằng cách chỉ tạo đường mổ và lách qua bao khớp phía trên để bộc lộ phẫu trường thay vì phải cắt bao khớp và mô cơ xung quanh.
Nhờ vậy, các mô mềm quanh khớp được bảo tồn, giúp bệnh nhân bớt đau, đồng thời có thể đứng vững trở lại trong thời gian ngắn và sớm thực hiện những động tác “xấu” sau khi mổ như ngồi bắt chéo chân, ngồi xổm…
Trong thời gian qua, SUPERPATH đang ngày càng được nhiều bác sĩ chuyên khoa hàng đầu thế giới lựa chọn trong việc điều trị thoái hóa khớp háng. Mặc dù vậy, phương pháp này đòi hỏi độ khó kỹ thuật cao nên không phải bác sĩ hay phẫu thuật viên nào cũng có thể thực hiện.
Hiện nay, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh tự hào là một trong số ít cơ sở tại khu vực Đông Nam Á có đủ khả năng để triển khai thành công và thường quy kỹ thuật tân tiến này. và chính TS.BS Tăng Hà Nam Anh (Giám đốc trung tâm Chấn thương chỉnh hình) là người đầu tiên thực hiện thành công phương pháp phẫu thuật tiên tiến này tại Việt Nam.
Trong trường hợp bệnh nhân chưa đáp ứng đủ yêu cầu cho phẫu thuật thay khớp háng, bác sĩ có thể đề xuất giải pháp tái tạo bề mặt chỏm xương đùi để thay thế. Lúc này, thay vì cắt đi chỏm xương đùi hình cầu, các chuyên gia chỉ loại bỏ bề mặt bị thương tổn và bọc lại bằng một lớp kim loại. Điều này làm cho ma sát giữa chỏm xương đùi và ổ cối xương chậu giảm bớt, từ đó giúp người bệnh bớt đau.
Ngoài ra, toàn bộ xương đùi vẫn được bảo toàn cũng giúp bệnh nhân có cơ hội thực hiện thay khớp háng trong tương lai nếu cần thiết.
Bên cạnh những cách chữa thoái hóa khớp háng trên, việc thay đổi lối sống hàng ngày lành mạnh hơn cũng góp phần làm chậm quá trình bào mòn sụn khớp. Những thay đổi này có thể gồm:
Xem thêm danh sách 20+ loại thực phẩm người bị thoái hóa khớp nên ăn tại đây
Tương tự các bệnh thoái hóa khớp khác, người có lớp sụn khớp háng bị bào mòn cũng cần có sự chăm sóc từ người thân để cải thiện hiệu quả điều trị và mau chóng phục hồi. Để giúp đỡ bệnh nhân nâng cao chất lượng sống, người chăm sóc cần:
Mặc dù không thể phòng ngừa bệnh hoàn toàn nhưng duy trì cân nặng khỏe mạnh sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ thoái hóa. Ngoài ra, tập thể dục thể thao cũng là điều cần thiết để tăng cường sức khỏe cho các mô cơ xung quanh khớp, nhờ đó hỗ trợ ngăn ngừa quá trình bào mòn sụn khớp xảy ra.
Quy tụ đội ngũ chuyên gia giỏi chuyên môn, ứng dụng nhiều kỹ thuật cao trong điều trị cơ xương khớp Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Trung tâm phẫu thuật khớp và Nội cơ xương khớp tại Hệ thống BVĐK Tâm Anh đã thăm khám và điều trị thành công cho hàng trăm ngàn bệnh nhân, trong đó có tình trạng thoái hóa khớp. Các chuyên gia đầu ngành của Phẫu thuật khớp như PGS.TS.BS Trần Trung Dũng, PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa, TS.BS Tăng Hà Nam Anh đã mang đến niềm vui cho vô số bệnh nhân sau khi những chấn thương cơ xương khớp lâu năm của họ được chữa khỏi hoàn toàn.
Bên cạnh đội ngũ y bác sĩ dày dặn kinh nghiệm thực tiễn và chuyên môn, hệ thống BVĐK Tâm Anh còn được đầu tư trang thiết bị hiện đại hàng đầu thế giới như hệ thống máy nội soi công nghệ 3D độ phân giải cao, máy X-quang thế hệ mới… nhằm phục vụ cho việc thăm khám và điều trị hiệu quả cho người bệnh. Đặc biệt nhất là công nghệ phẫu thuật bằng robot hiện đại và thông minh hàng đầu thế giới ARTIS pheno của thương hiệu Siemens nhập khẩu đồng bộ từ Cộng hòa Liên bang Đức.
Để được tư vấn và đặt lịch khám các bệnh lý cơ xương khớp – chấn thương thể thao tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách vui lòng liên hệ:
Nhìn chung, tuy thoái hóa khớp háng không thể điều trị khỏi hẳn và gây ra nhiều khó khăn trong cuộc sống nhưng nếu hiểu rõ về vấn đề sức khỏe này, bệnh nhân vẫn có thể kiểm soát tốt các triệu chứng và tái hòa nhập với cuộc sống thường ngày.