Hầu hết các trường hợp phẫu thuật can thiệp rách sụn chêm đầu gối ở Việt Nam trước đây là cắt bỏ sụn chêm rách, sửa phần sụn còn lại để đảm nhiệm chức năng của sụn. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy, sau 3 – 5 năm phẫu thuật cắt sụn chêm, có khoảng 10% trường hợp có biểu hiện thoái hóa khớp gối, nhất là những trường hợp cắt bỏ sụn chêm quá nhiều. Vậy đâu là cách điều trị rách sụn đầu gối hiệu quả nhất?
Theo thống kê, có khoảng 70% chấn thương thể thao, tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt… liên quan đến khớp gối, phổ biến nhất là chấn thương dây chằng, rách sụn khớp gối. Nếu không được chẩn đoán đúng, điều trị kịp thời và triệt để, bệnh nhân có nguy cơ suy giảm khả năng vận động và tái phát chấn thương.
Sụn khớp gối gồm có sụn chêm trong và sụn chêm ngoài, hình bán nguyệt, nằm giữa xương đùi và xương chày, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ sụn khớp của xương đùi và xương chày. Bề dày trung bình của sụn chêm khoảng 3-5mm.
Khớp gối chịu toàn bộ trọng lượng cơ thể, chính sụn chêm tạo nên sự vững chắc của khớp gối. Do đó, sụn chêm có vai trò:
Rách sụn chêm hay rách sụn đầu gối (tên tiếng Anh: Torn Meniscus) là một trong những chấn thương đầu gối thường gặp nhất. Sụn chêm giúp ổn định khớp, bảo vệ xương không bị hao mòn nhưng chỉ cần một cú xoay gối đột ngột khi tập luyện, chơi thể thao hoặc tai nạn trong lao động, tai nạn giao thông đều có thể dẫn đến sụn chêm bị rách/vỡ. Một số trường hợp khác, một phần sụn gối bị rách, vỡ ra, kẹt vào khớp gây thoái hóa đầu gối.
Chấn thương có thể xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau như rách sụn trong – ngoài, rách sừng trước – sau, rách vùng giàu mạch hoặc vô mạch,… Hình thái của vết rách cũng khác nhau, có thể là rách theo chiều dọc, chiều ngang, hình nan hoa, hình vạt hoặc các hình dạng phức tạp khác.
TS.BS Tăng Hà Nam Anh chia sẻ một số nguyên nhân gây vỡ sụn chêm thường gặp gồm:
Theo TS.BS Tăng Hà Nam Anh, khi mới dính chấn thương, người bệnh vẫn có thể đi lại bình thường, thậm chí vẫn tiếp tục chơi thể thao, tập luyện, thi đấu. Cơn đau do vết rách sẽ xuất hiện sau 2-3 ngày, lúc này người bệnh có thể nhận biết thông qua các dấu hiệu như:
Ngay khi có các triệu chứng kể trên, người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, chẩn đoán chính xác và có phương pháp điều trị phù hợp.
Sụn chêm có vai trò quan trọng, giúp việc đi lại và vận động được dễ dàng. Khi sụn chêm bị rách sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh, gồm:
TS.BS Tăng Hà Nam Anh cho biết, để chẩn đoán chính xác tình trạng và mức độ tổn thương của khớp gối, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh chụp X-quang và MRI khớp gối. Chụp X-quang có thể nhìn thấy hình ảnh hẹp khe khớp, còn chụp cộng hưởng từ MRI từ khớp gối giúp chẩn đoán tình trạng chấn thương, phát hiện các tổn thương kèm theo nếu có như dây chằng chéo trước, sụn khớp, dây chằng chéo sau, dây chằng bên,…
Phương pháp điều trị được thực hiện chủ yếu nhằm khắc phục triệu chứng đau nhức và cải thiện vận động cho người bệnh. Các phương pháp này khác nhau tùy từng vị trí, kích thước, hình thái và mức độ trầm trọng của tổn thương. Bên cạnh đó, tuổi tác và mức độ vận động của người bệnh cũng ảnh hưởng đến việc quyết định phác đồ điều trị.
Điều trị bảo tồn rách sụn chêm được áp dụng cho những trường hợp tổn thương nhỏ, ở vị trí ⅓ ngoài sát bao khớp máu nuôi dồi dào, người bệnh ít đau, gối còn vững. Việc điều trị chủ yếu là chườm đá, bất động khớp gối, hạn chế vận động, sử dụng các thuốc giảm đau, chống viêm, chống phù nề.
Có 2 phương pháp phẫu thuật điều trị rách sụn chêm gồm: mổ mở và mổ nội soi. BVĐK Tâm Anh áp dụng phương pháp phẫu thuật nội soi trong điều trị đứt chấn thương. Đây được xem là phẫu thuật ít xâm lấn, giúp người bệnh phục hồi nhanh sau phẫu thuật, đảm bảo tính thẩm mỹ và điều trị triệt để.
Cắt bỏ sụn chêm được chỉ định cho những vết rách cũ trên 6 tuần, vị trí rách ở vùng ⅔ trong, vùng máu nuôi nghèo nàn. Trong số các trường hợp rách sụn chêm khớp gối, đây là trường hợp nghiêm trọng nhất, không có khả năng phục hồi. Bác sĩ buộc phải cắt bỏ bằng kỹ thuật cắt tiết kiệm vùng rách, chừa vùng nguyên giáp bao khớp, giữ vững khớp và độ chịu lực toàn cơ thể.
Ghép sụn là một phẫu thuật khá phức tạp, đòi hỏi phải sử dụng sụn chêm đồng loại (allograft) để ghép. Do đó, với điều kiện hiện tại, Việt Nam chưa thực hiện được kỹ thuật điều trị này.
Sụn chêm có vai trò quan trọng trong điều hòa lực truyền từ xương đùi xuống xương chày, khi rách một phần hoặc rách toàn bộ sụn chêm sẽ ảnh hưởng đến khả năng điều hòa lực, sự phân phối lực không đều giữa các vùng xương đùi xuống xương chày, dẫn đến tổn thương lớp sụn và dần gây thoái hóa khớp. Sụn chêm bị cắt bỏ càng nhiều, nguy cơ thoái hóa khớp càng sớm và trầm trọng.
Vì thế, để hạn chế phải cắt bỏ sụn chêm, kỹ thuật khâu sụn chêm được chỉ định với các trường hợp rách dọc, rách mới trước 6 tuần, vùng ⅓ ngoài sát bao khớp nơi có nguồn cấp máu dồi dào cho khả năng làm lành tổn thương nhanh. Tuy nhiên, việc khâu sụn chêm ở vùng này cần thực hiện sớm, nếu can thiệp muộn, tổn thương tại vị trí rách đã xơ hóa thì cơ hội phục hồi không cao.
Việc khâu sụn chêm nhằm phục hồi hình thái giải phẫu, đảm bảo thực hiện chức năng của sụn chêm sẽ giải quyết được các phiền toái như đau, tràn dịch, kẹt khớp,… đảm bảo kéo dài tuổi thọ của khớp qua chức năng sụn. Các nghiên cứu cho thấy, kỹ thuật khâu sụn chêm cho hiệu quả cao trong phục hồi và duy trì chức năng khớp gối theo thời gian.
Để đưa ra chỉ định khâu hay cắt bỏ sụn chêm, cắt bỏ phần nào, khâu phần nào, bác sĩ cần thăm khám và đánh giá chính xác tổn thương. Do đó, khi có dấu hiệu bất thường, người bệnh cần đi khám sớm để được can thiệp kịp thời.
Phẫu thuật nội soi là phương pháp tối ưu đối với các trường hợp đứt dây chằng chéo, tổn thương rách sụn khớp gối nhằm tái tạo dây chằng về đúng chức năng nguyên bản và phục hồi giải phẫu sụn chêm khớp gối. Phương pháp phẫu thuật nội soi trong điều trị rách sụn chêm tại BVĐK Tâm Anh có nhiều ưu điểm vượt trội như:
PGS.TS.BS Trần Trung Dũng khuyến cáo, người bệnh sau điều trị rách sụn đầu gối cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ như tuân thủ thời gian nẹp bất động, tập những bài tập phù hợp, tránh những bài tập tác động nặng đến khớp gối để sớm lấy lại biên độ khớp, chống teo cơ,… Ngoài ra, người bệnh cần bổ sung các thực phẩm tốt cho xương khớp để quá trình hồi phục khớp gối diễn ra nhanh hơn.
Để phòng tránh rách sụn chêm đầu gối và các triệu chứng, biến chứng nguy hiểm của bệnh, PGS.TS.BS Trần Trung Dũng khuyến cáo người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:
Tiên phong trong việc cập nhật và ứng dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất, trang thiết bị máy móc hàng đầu thế giới trong chẩn đoán và điều trị như: hệ thống máy phẫu thuật robot Artis Pheno (Siemens), máy chụp CT 128 dãy, máy cộng hưởng từ hạt nhân MRI, máy nội soi công nghệ 3D độ phân giải cao, máy X-quang thế hệ mới,… BVĐK Tâm Anh đã thực hiện thành công các phẫu thuật điều trị bệnh lý, chấn thương xương khớp từ đơn giản đến phức tạp. Đặc biệt, BVĐK Tâm Anh là đơn vị thực hiện phẫu thuật thay khớp và ghép xương nhân tạo cho bệnh nhân ung thư xương đầu tiên tại Việt Nam.
Phòng ngừa rách sụn chêm cho người chơi thể thao
Bên cạnh đó, BVĐK Tâm Anh hội tụ đội ngũ bác sĩ, chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực cơ xương khớp hàng đầu Việt Nam như PGS.TS.BS Trần Trung Dũng, TS.BS Tăng Hà Nam Anh, BSCKII Phạm Trung Hiếu, BSCKII Vũ Tú Nam, ThS.BS Trần Quyết,… người bệnh sẽ được hội chẩn và áp dụng phác đồ điều trị phù hợp nhất với thời gian hồi phục nhanh nhất.
Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia hàng đầu tại Trung tâm Phẫu thuật Khớp – Y học thể thao BVĐK Tâm Anh, quý khách có thể liên hệ:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, TP.Hà Nội
Hotline: 1800 6858 – 024 7106 6858
2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
Hotline: 0287 102 6789 – 0287 300 6858
Trên đây là những thông tin bạn cần biết về rách sụn chêm đầu gối – một chấn thương thường gặp trong sinh hoạt và tập luyện thể thao. Hãy đến ngay cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhất nếu có các triệu chứng như trong bài để được khám và điều trị kịp thời!