Báo chí vừa qua đưa tin về một trường hợp cầu thủ bóng đá Đan Mạch đang thi đấu thì bất ngờ gục ngã trên sân. Điều này đã làm dấy lên mối quan tâm của mọi người về vấn đề đột tử khi chơi thể thao hay khi tập thể dục, làm sao để tầm soát nguy cơ đột tử, tập luyện ở mức nào là phù hợp và an toàn?
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Huỳnh Thanh Kiều – Trưởng khoa Nội Tim mạch, Trung tâm Tim mạch, BVĐK Tâm Anh TP.HCM
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh tập thể dục hoặc chơi thể thao phù hợp với tình trạng sức khỏe giúp kéo dài đời sống, giảm tử vong bệnh tật. Nhưng ở một số cá nhân đặc biệt, việc tập thể dục hoặc chơi thể thao có thể là yếu tố khởi phát gây đột tử, thường xảy ra ở người trước giờ ít vận động hoặc có bệnh tim mạch trước đó mà không được phát hiện.
Nguy cơ này khác nhau tùy theo độ tuổi và có bệnh tim mạch và môn thể thao tham gia. Tỷ lệ ngưng tim tăng cao ở người tập luyện với cường độ mạnh, đặc biệt ở người tập không thường xuyên.
Tỷ lệ đột tử ở vận động viên chơi thể thao cường độ mạnh khoảng 1.6/100.000 người, so với ở người bình bình thường là 0.75/100.000 người [1].
Thống kê cho thấy, 56 – 80% đột tử ở vận động viên trẻ xảy ra trong lúc đang chơi thể thao, nguy cơ xảy ra ở nam cao gấp 3-9 lần so với nữ [2].
75% trường hợp đột tử khi chơi thể thao hoặc đang tập luyện là do nguyên nhân tim mạch; còn lại là do bất thường mạch máu não, co thắt phế quản, commotio cordis(*), và một số trường hợp không xác định được nguyên nhân.
Đột tử do tim (CSD, Cardiac sudden Death) ở vận động viên > 35 tuổi thường liên quan đến bệnh xơ vữa mạch vành, trong khi ở người trẻ nguyên nhân chính là do bệnh tim cấu trúc hay di truyền. Các nguyên nhân tim mạch khác dễ gây đột tử gồm bệnh cơ tim phì đại, bệnh cơ tim thất phải sinh loạn nhịp, hẹp van động mạch chủ, bất thường đường đi của động mạch vành, viêm cơ tim, bệnh tim bẩm sinh, hội chứng QT dài, hội chứng kích thích sớm,…
Vì vậy cần tầm soát và tư vấn trước khi chơi thể thao nhằm phát hiện những bất thường có thể gây đột tử trong lúc tập luyện, đặc biệt ở người lớn tuổi, người mới bắt đầu luyện tập hay chơi môn thể thao cường độ mạnh, hoặc thi đấu. Với mỗi độ tuổi sẽ có những hướng dẫn cụ thể về thể loại, thời gian và cường độ tập phù hợp.
Chương trình khám tầm soát gồm: Bác sĩ hỏi tiền sử bản thân, gia đình, khám lâm sàng, đo ECG và siêu âm tim. Những người trên 35 tuổi cần làm thêm xét nghiệm loại trừ bệnh mạch vành do xơ vữa trước khi chơi thể thao như điện tâm đồ gắng sức hay chụp cắt lớp động mạch vành có thuốc cản quang.
Những lợi ích khi làm điện tâm đồ gắng sức (ECG gắng sức): Phát hiện thiếu máu cơ tim (bệnh mạch vành do xơ vữa), đánh giá thay đổi huyết áp khi gắng sức, phát hiện rối loạn nhịp liên quan gắng sức, và xác định mức độ gắng sức ở người già hoặc người có bệnh tim mạch khi cần tập luyện.
Những trường hợp cần được đánh giá sâu hơn [2]:
Qua khám tầm soát, nếu người bệnh có nguy cơ đột tử hoặc có bệnh tim mạch mà trước đây không biết thì sẽ được hướng dẫn điều trị phù hợp. Khuyến cáo không nên chơi những môn thể thao cạnh tranh hay thi đấu, điều trị phòng ngừa bằng thuốc hay đặt máy phá rung ngừa đột tử.
(*): commotio cordis: một thuật ngữ Latinh (có nghĩa là chấn động hoặc xáo trộn tim) mô tả đột ngột ngừng tim từ một cú đánh vào ngực.
Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành và các bác sĩ giàu kinh nghiệm; được trang bị hệ thống máy móc hiện đại như: máy đo ECG 12 chuyển đạo, máy siêu âm tim chuyên dụng, máy theo dõi điện tim 24h (Holter ECG), thảm lăn gắng sức, xe đạp lực kế, hệ thống chụp CT tim, mạch máu hiện đại, hệ thống máy DSA chụp mạch vành 2 bình diện… và thường xuyên cập nhật các phác đồ điều trị mới nhất theo hướng dẫn của các Hiệp hội Tim mạch trong nước và quốc tế (Hội Tim mạch châu Âu, Hội Tim mạch Hoa Kỳ, Hiệp hội Phẫu thuật lồng ngực Hoa kỳ,…) giúp chẩn đoán, tầm soát và điều trị hiệu quả các bệnh tim mạch.
Để được tư vấn và đặt lịch khám với các chuyên gia tim mạch tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, khách hàng vui lòng liên hệ:
Tài liệu tham khảo
1. Boraita A. Sudden Death and Sport. Is There a Feasible Way to Prevent it in Athletes? Rev Esp Cardiol 2002;55(4):333-6.
2. El-Tahlawi M. How do you prevent “sudden death” during sports activities?. Vol. 19, N° 17 – 31 Mar 2021