Bệnh tim bẩm sinh là dị tật phổ biến nhất, và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trong số những dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ. Đây là những dị tật của cơ tim, van tim, buồng tim xảy ra từ trong bào thai và tồn tại sau sinh. Những bệnh tim bẩm sinh thường gặp? Khi nào cần phẫu thuật tim bẩm sinh? Các loại phẫu thuật tim bẩm sinh?… Bài viết sau đây sẽ giải đáp các thắc mắc này.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Văn Thị Thu Hương, khoa Tim bẩm sinh, Trung tâm Tim mạch, BVĐK Tâm Anh TP.HCM.
Bệnh tim bẩm sinh là các dị tật của buồng tim, van tim, vách tim và các mạch máu lớn, xảy ra ngay từ lúc còn ở thời kỳ bào thai.
Dị tật tim có thể được phát hiện sớm (trước khi trẻ chào đời hoặc ngay sau sinh). Nhưng đôi khi, bệnh không biểu hiện triệu chứng nên không được chẩn đoán cho đến thời thơ ấu, thanh thiếu niên hoặc trưởng thành.
Dị tật tim bẩm sinh có thể phẫu thuật chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng phác đồ
Nguyên nhân của đa số dị tật tim bẩm sinh vẫn chưa được biết. Nhiều trường hợp tim bẩm sinh do nhiều yếu tố kết hợp, có cả yếu tố di truyền và môi trường.
Một số dị tật tim bẩm sinh liên quan đến bất thường nhiễm sắc thể đã biết như trisomy 13, 18, 22, 21, hội chứng XO, hội chứng Klinefelter… nhưng không có tính di truyền.
Một số thông liên thất thường gặp ở trẻ châu Á, nguy cơ mắc tim bẩm sinh sẽ tăng lên nếu họ hàng thế hệ 1 (cha mẹ hay anh em) có bệnh tim bẩm sinh.
Có khoảng 3% bệnh tim bẩm sinh được di truyền từ đời này sang đời khác, đặc biệt là các bệnh van tim, bệnh cơ tim do tích tụ và các bệnh mạch máu lớn do rối loạn di truyền về enzyme.
Các bệnh nhiễm virus ở người mẹ khi mang thai 3 tháng đầu như: Rubella gây còn ống động mạch, hẹp động mạch phổi. Quai bị, Herpes, Cytomegalovirus, nhiễm Coxsackie B gây xơ hóa nội mạch.
Một số bệnh rối loạn chuyển hóa hoặc bệnh toàn thân ở người mẹ cũng có thể gây tim bẩm sinh như: đái tháo đường, phenylketonurea, lupus ban đỏ.
Ngoài ra, khi người mẹ tiếp xúc các yếu tố như hóa chất, tia xạ, thuốc co giật, rượu… cũng tăng nguy cơ con bị tim bẩm sinh.
Thông liên nhĩ có 4 thể: thông liên nhĩ lỗ thứ phát, thông liên nhĩ lỗ tiên phát, thông liên nhĩ thể xoang tĩnh mạch và thông liên nhĩ thể xoang vành.
Tùy vào thể bệnh và kích thước lỗ thông liên nhĩ mà lỗ thông có thể tự đóng hoặc chỉ định can thiệp khác nhau.
Trong các thể bệnh, thông liên nhĩ lỗ thứ phát có thể tự đóng, nếu kích thước nhỏ – trung bình. Cụ thể, nếu lỗ TLN có kích thước d = 3-5mm, khả năng tự đóng là 85%; nếu từ 5-8mm, khả năng tự đóng là 60%. Trường hợp lỗ thông liên nhĩ lớn hơn 8mm, gần như không tự đóng được.
Các thể bệnh khác của thông liên nhĩ thì không thể tự đóng được và phải can thiệp bằng phẫu thuật tim.
Phần lớn thông liên nhĩ không dẫn đến suy tim hoặc dẫn đến suy tim nhưng muộn sau 20 tuổi. Vì vậy không nên can thiệp ở trẻ <1 tuổi, ngoại trừ trường hợp suy tim hoặc tăng áp lực động mạch phổi không kiểm soát được.
Thời điểm can thiệp đóng lỗ thông khi biểu hiện suy tim hoặc lớn tim phải trên siêu âm tim. Thường tuổi thích hợp là 3 – 5 tuổi, khi cân nặng >10 kg.
Có hai phương pháp can thiệp đóng lỗ thông: thông tim đóng bằng dụng cụ hoặc phẫu thuật tim
Thông tim can thiệp đóng lỗ thông liên nhĩ bằng dụng cụ: TLN lỗ thứ phát, đường kính 38mm, còn luồng thông trái – phải, các rìa quanh lỗ thông >5mm, cân nặng bệnh nhân >8kg.
Chỉ định phẫu thuật tim đóng lỗ thông: Các thể bệnh khác ngoài TLN thứ phát, khi biểu hiện suy tim, sẽ được đóng lỗ thông bằng phẫu thuật tim.
Thông liên thất là tổn thương bẩm sinh do khiếm khuyết một hay nhiều nơi trên vách liên thất gây ra tình trạng thông thương giữa hai buồng thất. Các dạng TLT bao gồm: TLT phần màng, TLT phần cơ bè, TLT phần nhận và TLT phần phễu.
Trường hợp thông liên thất nhỏ ở phần màng và cơ bè có thể tự đóng 80%. Phẫu thuật tim đóng thông liên thất được chỉ định khi:
Theo sinh lý tự nhiên, ống động mạch thông thương trong thời kỳ bào thai và đóng lại ngay sau khi bé sinh ra đời.
Tứ chứng Fallot gồm 4 tổn thương: thông liên thất, hẹp động mạch phổi, động mạch chủ cưỡi ngựa và phì đại thất phải.
Phẫu thuật tứ chứng Fallot được chỉ định dựa vào độ tuổi, triệu chứng cơ năng, dung tích hồng cầu, siêu âm tim đánh giá kích thước động mạch phổi, động mạch vành, chức năng thất trái và van nhĩ thất.
Phẫu thuật tứ chứng Fallot gồm phẫu thuật sửa chữa triệt để (vá lỗ thông liên thất, sữa hẹp động mạch phổi) hoặc phẫu thuật sửa chữa tạm thời (tạo luồng thông động mạch phổi và động mạch hệ thống – phẫu thuật Blalock Taussig)
Nếu kích thước động mạch phổi nhỏ (<50% giá trị bình thường/diện tích da) hoặc trẻ <5kg có nhiều cơn tím nặng không kiểm soát được bằng điều trị nội, sẽ được chỉ định phẫu thuật tạm thời.
Trẻ không có cơn tím hoặc cơn tím rất ít, sẽ được theo dõi mỗi 6 tháng và phẫu thuật sữa chữa triệt để lúc 2 tuổi.
Hẹp động mạch phổi đơn thuần chiếm 8-12% các trường hợp tim bẩm sinh. Hẹp động mạch phổi có thể ở dưới van, tại van và trên van (thân, hai nhánh chính và nhánh ngoại biên). Hẹp động mạch phổi ngoại biên thường đi kèm các hội chứng dị tật bẩm sinh: nhiễm rubella bào thai, Williams, Noonan, Alagille…
Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh được trang bị hệ thống thiết bị hiện đại, phòng mổ tim tiêu chuẩn quốc tế, phòng hồi sức kiểm soát nhiễm khuẩn nghiêm ngặt; chuyên thực hiện các kỹ thuật phẫu thuật tiên tiến như: phẫu thuật tim bẩm sinh đường mổ nhỏ, thẩm mỹ cao; phẫu thuật tim hở có nội soi hỗ trợ (MICS); phẫu thuật van tim ít xâm lấn, đường mổ nhỏ (Mini-invasive); phẫu thuật bắc cầu động mạch vành ít xâm lấn (CABG) – không dùng máy tim phổi nhân tạo, mổ đường ngực bên…
Trung tâm áp dụng các kỹ thuật gây mê hồi sức tiên tiến (gây tê mặt phẳng cơ dựng sống, gây mê vô cảm, ECMO…) giúp giảm đau, hạn chế biến chứng sau mổ. Sau phẫu thuật, người bệnh được theo dõi chặt chẽ tại phòng hồi sức riêng biệt với đội ngũ chuyên gia chăm sóc 24/24, hồi phục nhanh và xuất viện sớm.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH