//= SITE_URL ?>
Tứ chứng Fallot là một dị tật tim phức tạp và hiếm gặp, xảy ra ở khoảng 5 trong số 10.000 trẻ sơ sinh. Phẫu thuật tứ chứng Fallot thường được thực hiện trong năm đầu tiên của cuộc đời bệnh nhi nhằm sửa chữa khiếm khuyết tim bẩm sinh của trẻ, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh như những trẻ đồng lứa.
Phẫu thuật tứ chứng Fallot là phương pháp can thiệp nhằm sửa chữa các khiếm khuyết trên. Hầu hết các cuộc mổ tim tứ chứng Fallot đều được thực hiện trong năm đầu tiên của cuộc đời đứa trẻ, một số ít trường hợp được tiến hành phẫu thuật khi trẻ lớn hơn. Mục tiêu của cuộc phẫu thuật là loại bỏ thông liên thất, đồng thời làm giảm hẹp van động mạch phổi để cải thiện lưu lượng máu đến phổi. (1)
Tứ chứng Fallot là một nhóm các dị tật tim thường xuất hiện ngay sau khi sinh. Có trường hợp, bệnh được chẩn đoán ngay từ trong thai kỳ hoặc trong vòng 1-2 tháng đầu đời của trẻ. Trong tứ chứng Fallot, có 4 khuyết tật xảy ra ở tim, đó là:
Xem thêm: Các phương pháp chẩn đoán và điều trị tứ chứng Fallot
Hình ảnh cho thấy trái tim bị dị tật tứ chứng Fallot bẩm sinh
Tất cả trẻ sơ sinh mắc tứ chứng Fallot đều cần được phẫu thuật. Nếu không, trẻ sẽ phải đối mặt với nguy cơ kém phát triển về thể chất và tinh thần. Bác sĩ chuyên khoa tim bẩm sinh sẽ xác định thời điểm thích hợp nhất để mổ cho trẻ dựa trên tình trạng sức khỏe tổng quát cũng như mức độ bệnh của bé. (2)
Trẻ bị tứ chứng Fallot cần được phẫu thuật sớm để có cơ hội phát triển khỏe mạnh
Trong lúc chờ đợi cuộc phẫu thuật diễn ra, trẻ có thể cần dùng một số loại thuốc để duy trì lưu lượng máu từ tim đến phổi.
Có 2 phương pháp mổ tứ chứng Fallot phổ biến:
Phẫu thuật sửa chữa tứ chứng Fallot được thực hiện để cải thiện lưu lượng máu đến phổi, đồng thời đảm bảo máu giàu oxy và nghèo oxy chảy đến đúng vị trí. Bác sĩ phẫu thuật sẽ:
Việc sửa chữa hai khiếm khuyết này sẽ đồng thời giải quyết các vấn đề do hai khiếm khuyết còn lại gây ra. Cụ thể, khi tâm thất phải không còn phải làm việc quá sức để bơm máu lên phổi, nó sẽ trở lại độ dày bình thường. “Dán kín” lỗ thông liên thất có nghĩa là chỉ có máu giàu oxy chảy ra khỏi tâm thất trái vào động mạch chủ.
Vết rạch (vết cắt) mà bác sĩ phẫu thuật thực hiện trong quá trình mổ mở thường lành trong khoảng 6 tuần. Trong thời gian này, bác sĩ sẽ hướng dẫn cho người thân cách chăm sóc trẻ phù hợp: tư thế bế trẻ, cách tắm bé để không ảnh hưởng vết mổ, thời điểm có thể đưa trẻ đi tiêm ngừa…
Hình ảnh sửa chữa toàn bộ dị tật thông liên thất
Trước đây, bác sĩ thường tiến hành phẫu thuật tạm thời trong thời kỳ sơ sinh ở những trẻ mắc tứ chứng Fallot. Mục đích của cuộc phẫu thuật này cũng là cải thiện lưu lượng máu đến phổi. Sau đó khi trẻ lớn hơn, việc sửa chữa hoàn toàn bốn khiếm khuyết mới được thực hiện.
Hiện nay, hầu hết trẻ sơ sinh mắc tứ chứng Fallot đều được sửa chữa đầy đủ các khiếm khuyết ngay từ khi còn nhỏ. Tuy nhiên, một số trẻ do sức khỏe quá yếu hoặc cân nặng quá nhỏ nên không thể sửa chữa toàn bộ. Bác sĩ phải phẫu thuật tạm thời trước nhằm cải thiện nồng độ oxy trong máu, đồng thời tạo cho em bé một khoảng thời gian để có đủ sức khỏe, cân nặng trước khi bước vào cuộc phẫu thuật sửa chữa toàn bộ.
Trong phẫu thuật tạm thời, bác sĩ sẽ đặt ống thông bằng vật liệu nhân tạo để nối trực tiếp phân nhánh lớn của động mạch chủ và động mạch phổi.
Ống thông giúp tạo ra một “con đường” hỗ trợ cho máu đi đến phổi để lấy oxy. Bác sĩ sẽ rút ống này khi các khuyết tật tim của em bé được sửa chữa trong quá trình sửa chữa toàn bộ sau này. Trong thời gian chờ đợi, bé cần sử dụng các loại thuốc để giữ cho ống nối luôn mở.
Biến chứng đáng lo ngại nhất sau khi phẫu thuật tứ chứng Fallot là lưu lượng máu đến phổi vẫn bị hạn chế. Nếu gặp phải tình huống này, trẻ có thể phải phẫu thuật bổ sung. (3)
Ngoài ra theo thời gian, những người đã từng trải qua ca mổ để sửa tứ chứng Fallot cũng có nguy cơ đối mặt với một số vấn đề về tim mạch khác, chẳng hạn như:
Trái tim có 4 van đóng mở theo từng nhịp tim. Các van này đảm bảo máu chỉ chảy theo một chiều. Nếu van đóng không kín, máu có thể phụt ngược trở lại buồng tim chứa nó. Tình trạng này gọi là hở van tim.
Vấn đề thường xảy ra nhất sau khi sửa chữa tứ chứng Fallot là hở van động mạch phổi. Hở van 3 lá và van động mạch chủ cũng có thể xảy ra. Trong một số trường hợp, đôi khi cần phải phẫu thuật lại để sữa chữa các biến chứng này.
Biến chứng này cũng rất thường xảy ra. Rối loạn nhịp tim liên quan đến tứ chứng Fallot bao gồm nhịp nhanh thất, rung nhĩ và cuồng nhĩ. Để cải thiện, người bệnh thường được điều trị bằng thuốc hoặc can thiệp hay phẫu thuật.
Loạn nhịp tim là một trong những biến chứng thường gặp sau ca mổ tứ chứng Fallot
Theo thời gian, van động mạch phổi có thể hẹp lại. Điều này sẽ làm giảm lượng máu đến phổi, cũng như khiến tim phải phải tăng cường làm việc. Đôi khi cần phải điều trị phẫu thuật để sữa chữa những tổn thương nàynày.
Miếng vá được sử dụng để bít lỗ thông liên thất có thể làm suy yếu thành tim, khiến thất trái có thể giãn (phình) ra một cách bất thường ảnh hưởng đến hoạt động chức năng của tim vì thế cần phải sữa chữa phẫu thuật.
Đôi khi, luồng thông qua thông liên thất vẫn tồn lưu ngay cả khi chúng đã được bít. Trong trường hợp lỗ thông lớn hoặc gây ra các vấn đề với chức năng của tâm thất phải, trẻ sẽ được phẫu thuật lại để bít lỗ thông.
Những người đã sửa chữa tứ chứng Fallot khi đến tuổi trung niên có khả năng phát triển bệnh mạch vành. Bệnh xảy ra do hẹp hoặc tắc nghẽn động mạch, khiến dòng máu đến tim bị cản trở. Để điều trị, bác sĩ sẽ kê toa thuốc giảm cholesterol, aspirin, thuốc chẹn beta… Ở mức độ nặng hơn, người bệnh có thể được xem xét nong mạch bằng bóng, phẫu thuật đặt stent, phẫu thuật bắc cầu động mạch vành…
Sau khi trải qua cuộc phẫu thuật sửa chữa tứ chứng Fallot, trẻ cần có chế độ chăm sóc đặc biệt để nhanh hồi phục và giảm thiểu nguy cơ biến chứng: (4)
Trẻ sơ sinh sau phẫu thuật thường mệt mỏi, lừ đừ, bú kém thậm chí bỏ bú. Vì thế, mẹ nên chia nhỏ các cữ bú để bé bú được lượng sữa nhiều hơn.
Với những trẻ lớn hơn, một khẩu phần ăn đủ chất sẽ cung cấp cho bé lượng calo, vitamin và khoáng chất cần thiết để chóng hồi phục. Nếu cần, mẹ có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc bé nhà mình cần bổ sung thêm chất dinh dưỡng gì, có trong các loại thực phẩm nào, có cần uống thêm vitamin không…
Tối thiểu 6 tuần sau ca phẫu thuật, trẻ cần hạn chế một số loại hoạt động thể chất, nhất là các môn thể thao đòi hỏi vận động mạnh như đá bóng, bóng rổ, điền kinh… Nên hướng dẫn trẻ tập nhẹ nhàng với bài tập đi bộ, bơi lội, đạp xe…
Dù đã phẫu thuật tứ chứng Fallot, trẻ vẫn cần được tái khám tim mạch định kỳ nhằm kiểm tra mức độ thành công của ca mổ cũng như phát hiện sớm biến chứng nếu có. Các cuộc thăm khám định kỳ cũng sẽ giúp bác sĩ đánh giá sức khỏe tổng quát và sức khỏe tim mạch của trẻ, từ đó điều chỉnh liều lượng thuốc cho hợp lý.
Trẻ sau phẫu thuật tứ chứng Fallot cần tái khám theo hẹn để bác sĩ theo dõi sự phát triển của trẻ.
Những trẻ bị dị tật tim nặng, như tứ chứng Fallot, có thể tăng nhẹ nguy cơ mắc bệnh viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn dù đã phẫu thuật. Đây là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng của màng trong ở các buồng tim và van tim.
Để giảm nguy cơ viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ở trẻ, bạn cần đảm bảo cho trẻ uống thuốc đủ liều theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, nên đưa trẻ đi khám sức khỏe răng miệng định kỳ, hướng dẫn trẻ chải răng đúng cách và giữ vệ sinh để răng luôn chắc khỏe.
Để tiến hành một cuộc phẫu thuật tứ chứng Fallot, trung tâm y tế phải được trang bị đầy đủ máy móc, trang thiết bị hiện đại; các kỹ thuật viên cần có tay nghề cao và nhiều kinh nghiệm trong phẫu thuật tim. Điều này đảm bảo ca mổ diễn ra thuận lợi, giảm thiểu biến chứng trong và sau khi mổ cũng như kịp thời xử lý các rủi ro có thể xảy ra lúc phẫu thuật.
Phòng Thông tim tại BVĐK Tâm Anh là nơi thực hiện các thủ thuật, phẫu thuật điều trị bệnh mạch vành, loạn nhịp tim, tim bẩm sinh…
Trung tâm Tim mạch BVĐK Tâm Anh là địa chỉ tin cậy trong thăm khám và điều trị bệnh lý tim bẩm sinh, đã tiến hành nhiều ca phẫu thuật tứ chứng Fallot, trả lại cho trẻ trái tim khỏe mạnh để phát triển bình thường như những trẻ đồng lứa.
Trung tâm quy tụ đội ngũ chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tim mạch, có kinh nghiệm nhiều năm trong phẫu thuật tim bẩm sinh. Tại đây còn có hệ thống máy móc tân tiến nhập khẩu từ nước ngoài như máy đo ECG, máy Holter ECG, máy siêu âm tim và mạch máu chuyên dụng, MSCT tim và động mạch vành, máy chụp cộng hưởng từ tim, hệ thống máy DSA… giúp phát hiện sớm, điều trị hiệu quả bệnh tim bẩm sinh cũng như các bệnh lý tim mạch khác.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Phẫu thuật tứ chứng Fallot là cuộc phẫu thuật cần thiết nhằm sửa chữa khiếm khuyết tim bẩm sinh của trẻ. Để duy trì hiệu quả ca mổ cũng như ngăn ngừa biến chứng, bố mẹ cần tuân thủ lời dặn của bác sĩ trong chăm sóc trẻ, đưa trẻ đi tái khám định kỳ. Có như vậy, trẻ sẽ phát triển khỏe mạnh và có cuộc sống bình an, hạnh phúc.