Bệnh bướu giáp nhân xảy ra ở phụ nữ nhiều hơn nam giới, thường trên 50 tuổi. Vậy khi nào nên phẫu thuật bướu giáp nhân? Phẫu thuật bướu giáp nhân có nguy hiểm không? Bỏ bao nhiêu phần? Bài viết sau sẽ chia sẻ cụ thể hơn về vấn đề này!
Vai trò tuyến giáp vốn là một phần của hệ thống các tuyến nội tiết. Tuyến giáp nằm ở cổ tạo ra hormone thyroxine (T4), triiodothyronine (T3). Các hormone này có vai trò quan trọng trong các chức năng của cơ thể như:
Nhân tuyến giáp hay bướu giáp nhân là sự phát triển bất thường của các tế bào tuyến giáp, hình thành nên một hoặc nhiều nốt, khiến cổ to ra. (1)
Phân loại bướu giáp nhân bao gồm:
Phẫu thuật bướu giáp nhân khi tuyến giáp lớn gây chèn ép làm khó thở, khó nuốt. Ngoài ra, phẫu thuật bướu giáp nhân khi nghi ngờ u tuyến giáp ác tính (ung thư) nhưng các kết quả xét nghiệm không cho kết quả chính xác. Việc phẫu thuật trong trường hợp này giúp đem mẫu mô bệnh phẩm đi giải phẫu bệnh để có kết quả chính xác.
Nếu cơ thể có dấu hiệu bất thường ở cổ cần đi khám sớm để tầm soát bệnh bướu giáp nhân, có phương pháp điều trị sớm.
Bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ bướu giáp nhân khi:
Quy trình phẫu thuật bướu giáp nhân bao gồm:
Trước khi phẫu thuật, bác sĩ gây mê sẽ gây mê toàn thân để thư giãn cơ bắp, ngăn cơn đau. Các bác sĩ sẽ đặt 1 ống thở xuống cổ họng để làm thủ thuật.
Bác sĩ sẽ thực hiện các quy trình phẫu thuật bướu giáp nhân, bao gồm:
Trong quá trình phẫu thuật chẩn đoán ung thư tuyến giáp, bác sĩ có thể lấy mẫu các hạch bạch huyết xung quanh tuyến giáp để kiểm tra về ung thư tuyến giáp. Nếu các bác sĩ thấy các tế bào ung thư sẽ loại bỏ các hạch bạch huyết gần đó ở cổ. Khi ca phẫu thuật đã hoàn thành, bác sĩ sẽ khâu vết mổ lại.
Phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp mất mất khoảng hơn 4 giờ. Nếu phẫu thuật chỉ loại bỏ một phần tuyến giáp sẽ rút ngắn thời gian hơn.
Với bác sĩ phẫu thuật có kinh nghiệm, có chuyên môn thực hiện phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp sẽ rất an toàn, không gây nguy hiểm.
Các biến chứng có thể gặp (nhưng hiếm) sau khi cắt bỏ tuyến giáp như:
Mặc dù ít gặp những biến chứng trên có thể gặp nhiều hơn khi phẫu thuật bướu giáp như sau:
Người bệnh trước khi phẫu thuật nên hỏi ý kiến của bác sĩ về tình trạng bệnh để tránh biến chứng nguy hiểm.
Người bệnh phẫu thuật tuyến giáp cần được thực hiện các đánh giá trước phẫu thuật một cách kỹ lưỡng thông qua hỏi bệnh, khám lâm sàng, các xét nghiệm cận lâm sàng nhằm đánh giá chức năng tim mạch, hô hấp. Điện tâm đồ, chụp X-quang ngực thẳng trước phẫu thuật ở người bệnh trên 45 tuổi có triệu chứng của bệnh tim mạch. Xét nghiệm máu để phát hiện các rối loạn đông máu.
Nếu người bệnh có thay đổi về giọng nói hoặc có tiền sử phẫu thuật vùng cổ trước đây (phẫu thuật giáp trạng, cận giáp trạng, phẫu thuật cột sống cổ, động mạch cảnh…) hoặc nghi ngờ ung thư tuyến giáp xâm lấn, cần được đánh giá chức năng dây thanh âm thường xuyên trước phẫu thuật. Biện pháp này cần thiết để đánh giá chức năng dây thần kinh thanh quản quặt ngược (chi phối vận động dây thanh âm) hoạt động bình thường hay không.
Nếu người bệnh ung thư tuyến giáp thể tuỷ sẽ cần được đánh giá phát hiện các hội chứng có tính chất gia đình xảy ra bởi các u nội tiết như: u tuyến thượng thận (u tuỷ thượng thận), u tuyến cận giáp gây triệu chứng cường cận giáp do giải phóng dư thừa hormone cận giáp.
Bác sĩ sẽ cho người bệnh biết về tình trạng bệnh, dự kiến cắt bỏ tuyến giáp như thế nào. Chẳng hạn như cắt 1 thuỳ giáp, hay cắt toàn bộ tuyến giáp.
Với người bệnh ung thư tuyến giáp thể nhú hoặc thể nang, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt gần toàn bộ tuyến giáp hoặc toàn bộ tuyến giáp nếu phải điều trị bằng i-ốt phóng xạ sau phẫu thuật. Trường hợp ung thư giáp xâm lấn kích thước lớn trên 1.5 cm hoặc ung thư tuyến giáp thể tuỷ, bác sĩ sẽ vét hạch cổ để loại bỏ hạch vùng có khả năng di căn.
Phẫu thuật cắt 1 thuỳ giáp thực hiện khi nhân giáp đơn độc gây cường giáp hoặc u giáp lành tính khu trú tại 1 thuỳ giáp gây biến chứng chèn ép, khàn tiếng, khó thở hoặc khó nuốt. Phẫu thuật cắt toàn bộ hoặc gần toàn bộ tuyến giáp với các trường hợp bệnh nhân Basedow hoặc bướu giáp đa nhân kích thước lớn.
Khoảng 80% người bệnh phẫu thuật cắt 1 thuỳ giáp không cần uống hormone tuyến giáp sau phẫu thuật, trừ khi họ cần bổ sung hormone giáp do bệnh suy giáp trước đó (viêm giáp Hashimoto) hoặc kết quả xét nghiệm máu cho thấy nồng độ hormone giáp dưới ngưỡng bình thường.
Nếu người bệnh cần phải cắt giáp toàn bộ, hoặc đã cắt giáp bán phần từ trước, lần này phẫu thuật cắt mô giáp còn lại, cơ thể sẽ mất khả năng sản sinh hormone tuyến giáp nội sinh nên cần uống hormone tuyến giáp bổ sung suốt đời.
Phương pháp điều trị bướu giáp nhân tùy thuộc vào nguy cơ ung thư, triệu chứng chèn ép, nhân giáp tăng chức năng hay không. Bướu giáp nhân có nhiều phương pháp điều trị ngoài phẫu thuật bao gồm:
Điều trị ức chế bằng thyroxine làm giảm kích thước nhân, ngăn sự hình thành các nhân mới (đặc biệt người bệnh sống ở vùng thiếu i-ốt). Điều trị ức chế bằng thyroxine có nguy cơ gây rung nhĩ, giảm mật độ xương nên Hiệp hội Tuyến giáp Hoa Kỳ khuyến cáo không dùng phương pháp này cho người bệnh có bướu giáp nhân lành tính. Phương pháp này dùng điều trị cho một số người bệnh ở vùng thiếu i-ốt, tiền sử có xạ trị vùng cổ. Trường hợp người bệnh có hormone TSH có mức giới hạn thấp, việc điều trị ức chế bằng thyroxine không hữu ích.
Phương pháp điều trị ức chế bằng thyroxine không nên dùng cho người bệnh bướu giáp nhân trên 60 tuổi, có bệnh mạch vành, rối loạn nhịp tim, hormone TSH thấp, bướu nhân to hoặc bướu giáp nhân lâu năm.
Điều trị bằng iod phóng xạ dùng cho người bệnh có bướu giáp nhân hoạt động, có hoặc không có kèm theo cường giáp. Phương pháp này chống chỉ định ở nữ có thai hoặc cho con bú. Suy giáp là tác dụng phụ thường gặp với khoảng 10% người bệnh trong 5 năm sau điều trị, tăng lên theo thời gian.
Phần lớn nhân giáp không mất đi sau điều trị bằng iod phóng xạ nhưng sẽ cứng hơn, cho kết quả tế bào học bất thường. Do đó, nên kiểm tra chức năng tuyến giáp định kỳ mỗi năm để tầm soát suy giáp. Nếu thấy các nhân giáp lớn hơn sau điều trị bằng iod phóng xạ nên chọc hút tế bào bằng kim nhỏ (FNA).
Tiêm cồn qua da bằng sự hướng dẫn của siêu âm để điều trị các bướu nhân đặc hoặc u hỗn hợp hoặc nang đơn thuần. Phương pháp này gây đau trong lúc thực hiện và sau thủ thuật. Đau mức độ trung bình, nặng khoảng 21% số người bệnh, hoặc gặp tổn thương thần kinh quặt ngược (hiếm gặp hơn). Vì vậy, tiêm cồn qua da cần thực hiện dưới hướng dẫn của siêu âm.
Hầu hết người bệnh có bướu giáp nhân lành tính không cần điều trị đặc hiệu, chỉ cần siêu âm 6 – 12 tháng/lần để theo dõi định kỳ. Nếu trong quá trình theo dõi có thay đổi về kích thước nhân giáp hay có dấu hiệu nghi ngờ ác tính cần thực hiện chọc hút tế bào bằng kim nhỏ (FNA). Nếu kết quả (FNA) ác tính hay nghi ngờ ác tính hoặc bướu giáp lớn gây triệu chứng chèn ép nên điều trị phẫu thuật.
Người bệnh có thể trở lại các hoạt động bình thường, vận động nhẹ nhàng vào ngày đầu tiên sau khi cắt bỏ tuyến giáp. Hạn chế các hoạt động thể chất mạnh hơn trong 1 – 2 tuần để giảm nguy cơ tụ máu ở cổ (cục máu đông), làm rách vết khâu. Chờ ít nhất 10 -14 ngày trước khi bắt đầu các hoạt động thể thao mạnh như: bơi lội, nâng vật nặng.
Để lựa chọn địa chỉ phẫu thuật bướu giáp nhân an toàn, người bệnh cần tìm đến các cơ sở y tế uy tín, có đa chuyên khoa Nội tiết – Đái tháo đường, phẫu thuật Đầu Mặt Cổ, Xét nghiệm, Chẩn đoán hình ảnh… với đội ngũ chuyên gia, bác sĩ có chuyên môn, giàu kinh nghiệm để thực hiện phẫu thuật, tránh những biến chứng nguy hiểm.
Khoa Nội tiết – Đái tháo đường và Đơn vị phẫu thuật Đầu mặt cổ, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM có đội ngũ bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong việc khám, siêu âm, chẩn đoán, điều trị các bệnh tuyến giáp, bệnh rối loạn nội tiết hiệu quả. Tùy theo kết quả khám, siêu âm, nếu cần thiết, bác sĩ sẽ cho chỉ định xét nghiệm hormone giáp hay sinh thiết bướu giáp nhân để chẩn đoán tình trạng bệnh, tư vấn cho người bệnh cách điều trị phù hợp để người bệnh an tâm, mang lại hiệu quả điều trị cao.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Tùy vào việc khám, siêu âm, xét nghiệm mà bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh có cần phẫu thuật bướu giáp nhân hay không. Do đó, nếu cơ thể có dấu hiệu bất thường ở cổ cần đi khám sớm để tầm soát bệnh bướu giáp nhân, có phương pháp điều trị kịp thời, bảo vệ sức khỏe tốt hơn.