THS.BS.CKII ĐOÀN MINH TRÔNG

THS.BS.CKII ĐOÀN MINH TRÔNG

Bác sĩ Khoa Ngoại Vú
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM

GIỚI THIỆU

“Ung thư không phải là dấu chấm hết!”, thạc sĩ bác sĩ CKII Đoàn Minh Trông chia sẻ.

Sau khi tốt nghiệp Bác sĩ Y khoa loại xuất sắc tại Đại học Y Dược TP.HCM năm 1998, kể từ năm 1999 đến 2022, BS.CKII Đoàn Minh Trông nhận công tác tại Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM. Trong quá trình làm việc, bác sĩ Minh Trông vinh dự được nhà nước trao tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở năm 2019” tại Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM, Bằng khen UBND TP.HCM năm 2020 hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tại Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM cùng nhiều thành tích, giải thưởng khác.

Suốt gần 25 năm công tác trong lĩnh vực Ung bướu, ThS.BS.CKII Đoàn Minh Trông liên tục cập nhật kiến thức chuyên sâu tại các ngôi trường danh tiếng trong và ngoài nước. Đặc biệt, bác sĩ có thời gian tu nghiệp tại Singapore và Hàn Quốc – hai đất nước châu Á sở hữu trang thiết bị, máy móc và các phương pháp chẩn đoán, điều trị ung thư tiên tiến trong khu vực.

Bên cạnh đó, bác sĩ Trông đã thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu khoa học mang tính ứng dụng cao và đóng góp nhiều giá trị cho ngành Y học Việt Nam nói chung và bệnh Ung thư nói riêng. 

Nói về cơ duyên lựa chọn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là “bến đỗ” mới, bác sĩ Đoàn Minh Trông cho biết: “Tôi nhận thấy cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc và phương pháp điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh không kém gì các quốc gia có nền y học phát triển mà mình đã có cơ hội tiếp cận. Nhờ đó, mở ra cơ hội phát hiện sớm và điều trị thành công cho những bệnh nhân không may mắc phải ung thư”.

Bên cạnh đó, với uy tín ngày càng cao, lượng bệnh nhân đến thăm khám tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh ngày càng đông, bác sĩ Minh Trông và các bác sĩ khoa Ngoại Vú – Đầu Mặt Cổ sẽ có nhiều cơ hội nâng cao ý thức về sự quan trọng của việc tầm soát bệnh tuyến vú, ung thư đầu mặt cổ đến đông đảo mọi người.

Ở lĩnh vực ung thư vùng đầu cổ, bác sĩ Trông có tiếng “mát tay” khi khám, điều trị cho nhiều người bệnh ung thư từ tuyến giáp, lưỡi, mang tai, tuyến nước bọt, nốt ruồi, ung thư da và đến cả việc tạo hình khuyết hổng sau điều trị.

Với sự tận tâm với người bệnh, sự tận tụy với nghề, đến nay bác sĩ Trông đã trực tiếp chữa trị cho hơn 1.000 người bệnh khắp cả nước bằng nhiều kỹ thuật và phương pháp khác nhau như: mổ hở, nội soi…

Là một trong những chuyên gia hàng đầu ở lĩnh vực Đầu Mặt Cổ tại TP.HCM; bác sĩ Trông luôn cập nhật các phương pháp điều trị mới nhất của y học thế giới, nhất phác đồ điều trị của các nước Âu Mỹ để tăng cơ hội điều trị thành công và rút ngắn thời gian điều trị cho bệnh nhân. Bởi ung thư không phải là dấu chấm hết!

Ở lĩnh vực ung thư vú, bác sĩ Trông chia sẻ: “Mong mọi phụ nữ hiểu được sự quan trọng của tầm soát phát hiện sớm ung thư vú”. Bởi tầm soát ung thư vú làm tăng tỷ lệ chẩn đoán bệnh giai đoạn sớm và điều trị thành công.

Bệnh nhân mắc ung thư vú giai đoạn sớm có cơ hội lựa chọn các phương pháp điều trị ít biến chứng, ít tác dụng phụ hơn như phẫu thuật bảo tồn, không vét hạch nách, không phải xạ trị… Nhờ đó, người bệnh có thể bảo toàn được tuyến vú, không bị rụng tóc khi hóa trị giúp họ thoải mái, tự tin và nhanh chóng hòa nhập trở lại với cuộc sống bình thường.

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã đưa vào sử dụng hệ thống nhũ ảnh kỹ thuật số cắt lớp (DBT) trong sàng lọc và chẩn đoán tầm soát ung thư vú. Hệ thống được nhập khẩu từ Đức có đầu đèn xoay góc rộng 50 độ kèm công nghệ giảm liều tia Prime và nén vú tự động.

Nhờ đó, bệnh nhân ít đau hơn khi ép vú, không lo lắng về tác hại của tia X. Chụp nhũ ảnh DBT còn khắc phục tình trạng xảo ảnh chồng lấp giúp bác sĩ dễ dàng nhận diện các đặc điểm của tổn thương, nhờ đó tăng độ chính xác và rút ngắn quy trình chẩn đoán ung thư vú.

xem thêm

THÀNH VIÊN TỔ CHỨC

LĨNH VỰC CHUYÊN MÔN

  • Phẫu thuật ung thư đầu cổ
  • Ung thư vú

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Trẻ bị nổi hạch sau tai có sao không? Triệu chứng và nguyên nhân

Trẻ bị nổi hạch sau tai xuất phát từ nhiều nguyên nhân, đây là hiện tượng không hiếm gặp. Vấn đề đáng nói là nhiều bậc phụ huynh vẫn không biết hạch sau tai ở trẻ em trong trường hợp nào sẽ gây nguy hiểm để tìm cách bảo vệ sức khỏe của trẻ. Bài viết...

Nổi hạch dưới cằm (trái, phải): Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết

Nổi hạch dưới cằm là tình trạng phổ biến, do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, chẳng hạn như: nhiễm trùng đường hô hấp trên, sưng tuyến nước bọt, các vấn đề về răng miệng. Hạch nổi dưới cằm chủ yếu lành tính, thường biến mất sau vài ngày hoặc khi...

Sưng, nổi hạch ở cổ (trái, phải): Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Hạch bạch huyết (hạch lympho) là một phần của hệ thống bạch huyết, có vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch, thường có ở nách, cổ, bẹn và các vị trí sâu trong cơ thể như lồng ngực và ổ bụng. Vậy hạch ở cổ là gì? Nguyên nhân của tình trạng này...

Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân sau mổ ung thư tuyến giáp đúng cách

Chăm sóc bệnh nhân sau mổ ung thư tuyến giáp đúng cách giúp người bệnh phục hồi nhanh chóng, vết thương mau lành, ngăn ngừa nhiễm khuẩn. Vậy cần chăm sóc như thế nào? Cách phòng ngừa ung thư tuyến giáp tái phát ra sao? Bài viết sau đây của thạc sĩ...

Miệng người: Cấu tạo và chức năng của cơ quan

Miệng là một phần của hệ thống tiêu hóa và hô hấp, có chức năng ăn, nói và thở. Vậy miệng có cấu tạo như thế nào? Những bệnh nào hay gặp ở miệng? Làm thế nào để giữ cho bộ phận này luôn khỏe mạnh? Bài viết sau đây của thạc sĩ bác sĩ CKII Đoàn Minh...

Sưng, nổi hạch bạch huyết: Nguyên nhân dấu hiệu và cách điều trị

Hạch bạch huyết là những cấu trúc nhỏ, tròn, hình hạt đậu, có vai trò quan trọng trong việc chống lại nhiễm trùng của cơ thể. Nổi, sưng hạch bạch huyết thường do nhiễm trùng từ vi khuẩn hoặc virus. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể và có thể tự...

Giải phẫu vùng cổ: Cấu tạo, chức năng và các bệnh lý thường gặp

Vùng cổ là bộ phận kết nối đầu và phần thân dưới của cơ thể. Cổ tập trung nhiều nhóm cơ, dây chằng, mạch máu và là nơi chứa các cơ quan quan trọng như tuyến giáp, thanh quản, khí quản… Tại sao nên tìm hiểu giải phẫu vùng cổ? Cấu tạo, chức năng và các...

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

ĐỐI TÁC BẢO HIỂM