Phác đồ điều trị ung thư buồng trứng được xây dựng tùy theo thể mô bệnh học, giai đoạn bệnh, tuổi, tình trạng sức khỏe bệnh nhân, bao gồm phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, điều trị đích, điều trị miễn dịch…
Ung thư buồng trứng là một trong những ung thư phụ khoa hay gặp nhất và cũng là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở nữ giới. Theo GLOBOCAN 2020, ước tính mỗi năm có khoảng 207.000 trường hợp tử vong do ung thư buồng trứng trên thế giới. Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 1.400 trường hợp mới mắc và khoảng 900 ca tử vong do ung thư buồng trứng.
Ung thư buồng trứng là bệnh khó phòng ngừa, khó phát hiện sớm vì buồng trứng là cơ quan nằm sâu trong tiểu khung, các triệu chứng thường âm thầm, mơ hồ, không đặc hiệu; dễ nhầm lẫn với các bệnh nội, phụ khoa khác. Khi triệu chứng đã rõ ràng, bệnh thường ở giai đoạn muộn. Tuy nhiên, bệnh lý ác tính này có thể được chữa khỏi, tỷ lệ bệnh nhân sống trên 5 năm lên đến 95% nếu được phát hiện và điều trị ngay từ giai đoạn đầu.
Theo thống kê, tỷ lệ mắc ung thư buồng trứng tăng dần theo tuổi. Phần lớn ung thư biểu mô buồng trứng gặp ở lứa tuổi hậu mãn kinh. Ngược lại, ung thư tế bào mầm buồng trứng thường gặp ở phụ nữ trẻ, từ 15-20 tuổi.
Do có sự khác biệt cơ bản về mô bệnh học, đặc điểm lâm sàng cũng như tiên lượng bệnh, ung thư buồng trứng chia làm nhiều loại khác nhau. Ung thư biểu mô buồng trứng tiên lượng xấu hơn, ung thư tế bào mầm ít gặp, tiên lượng tốt hơn, tỷ lệ chữa khỏi cao vì rất nhạy cảm với hóa trị. Sàng lọc phát hiện ung thư buồng trứng còn rất hạn chế với các phương pháp thường dùng là thăm khám lâm sàng, định lượng CA 125, HE4, siêu âm đầu dò âm đạo…
Nguyên nhân gây bệnh còn chưa rõ ràng. Có nhiều nghiên cứu chỉ ra mối liên quan của bệnh và các yếu tố môi trường, chế độ ăn, sinh sản, nội tiết, virus, di truyền… trong đó yếu tố gia đình đã được xác nhận. Khoảng 7% ung thư buồng trứng mang tính chất gia đình. Những người phụ nữ có mẹ hay chị em gái mắc bệnh này có nguy cơ mắc tăng gấp 20 lần nguy cơ cộng đồng.
Về điều trị, ThS.BS Bùi Thị Nga – Bác sĩ khoa Ung bướu, BVĐK Tâm Anh Hà Nội cho biết, ung thư buồng trứng phát hiện càng muộn, tiên lượng càng xấu, điều trị càng gặp nhiều khó khăn, kém hiệu quả. Tuy nhiên, nếu được phát hiện và điều trị đúng ở giai đoạn sớm, tỷ lệ chữa khỏi bệnh khá cao. Theo các nghiên cứu, khả năng điều trị khỏi ung thư buồng trứng giai đoạn đầu có thể đạt tỷ lệ lên đến 95%.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị chung bệnh nhân ung thư buồng trứng như:
ThS.BS Bùi Thị Nga cho biết, nguyên tắc điều trị chung khi xây dựng phác đồ điều trị ung thư buồng trứng là dựa vào thể mô bệnh học, giai đoạn bệnh, tuổi, tình trạng bệnh nhân… để áp dụng các phương pháp điều trị thích hợp. Điều trị đa mô thức bao gồm phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, điều trị đích, điều trị miễn dịch… (1)
Phẫu thuật có vai trò rất quan trọng trong điều trị ung thư biểu mô buồng trứng.
Sau phẫu thuật ung thư buồng trứng có thể có con không? ThS.BS Bùi Thị Nga cho biết, đối với bệnh nhân mắc ung thư buồng trứng giai đoạn IA, IB, mô bệnh học loại biệt hóa tốt hoặc trung bình thì phẫu thuật triệt để được xem là đủ. Đối với các bệnh nhân trẻ có nhu cầu sinh con và bệnh ở giai đoạn khu trú (IA, IB), độ mô học thấp (độ I), có thể xem xét chỉ định điều trị bảo tồn với phẫu thuật giới hạn chỉ cắt phần phụ bên tổn thương. Tuy nhiên nếu phụ nữ đã qua thời kỳ mãn kinh hoặc ung thư giai đoạn muộn hơn, việc phẫu thuật loại bỏ cả tử cung, buồng trứng và ống dẫn trứng được cho là cần thiết.
Đối với ung thư giai đoạn muộn hơn (giai đoạn II, III, IV), sau khi phẫu thuật loại bỏ ung thư, bệnh nhân được chỉ định hóa trị bổ trợ.
Hóa chất đóng vai trò ngày càng quan trọng, nhất là từ khi có các tác nhân mới góp phần lớn vào cải thiện hiệu quả điều trị và tiên lượng bệnh. Đây là liệu pháp dùng các thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư, dưới dạng tiêm truyền tĩnh mạch hoặc thuốc uống. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh thực tế, bác sĩ có thể chỉ định hóa trị dẫn đầu (hóa trị trước phẫu thuật) hoặc kết hợp hóa trị dẫn đầu – hóa trị bổ trợ (hóa trị trước và sau phẫu thuật). Các hóa chất mới có hiệu quả trong điều trị ung thư buồng trứng bao gồm: Các taxane (Paclitaxel, docetaxel), gemcitabine, lipo-doxorubicin, topotecan. Các thuốc này gây độc tế bào, đặc biệt gây độc cho tủy xương, vì vậy khi phối hợp trên 2 thuốc cần sử dụng các thuốc hỗ trợ và dự phòng hạ bạch cầu. (3)
Hóa trị được chỉ định với tần suất 3 tuần/lần (21 ngày), được gọi là một chu kỳ. Thông thường người bệnh trải qua 6-8 chu kỳ hóa trị. Sau các chu kỳ, người bệnh có thể thực hiện các xét nghiệm nhằm đánh giá mức độ hiệu quả, tỷ lệ đáp ứng thuốc, độc tính của điều trị.
Phương pháp xạ trị sử dụng tia X năng lượng cao để tiêu diệt, ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư. Đối với ung thư buồng trứng, phương pháp xạ trị ít được chỉ định bởi có thể tác động đến các tế bào lành khác cũng như hiệu quả điều trị không tối ưu bằng các phương pháp khác. Phương pháp này bao gồm xạ trị hậu phẫu các bệnh nhân giai đoạn I, xạ trị cho các bệnh nhân không đáp ứng với hóa chất, hoặc điều trị vớt vát. (4)
Có thể áp dụng xạ trị giảm nhẹ toàn ổ bụng trong ung thư buồng trứng giai đoạn muộn, ung thư buồng trứng tái phát lan tràn ổ bụng. Có thể xạ trị bằng máy Cobalt-60, máy xạ trị gia tốc, máy xạ trị proton.
Xạ trị toàn não trong điều trị ung thư buồng trứng di căn não đa ổ (>3 ổ) hoặc có thể phối hợp với dao gamma khi di căn não từ 1-3 ổ, kích thước dưới 3cm.
Điều trị nội tiết trong ung thư buồng trứng có tác dụng ngăn chặn nguồn estrogen kích thích tế bào ung thư phát triển. Nhờ vậy giúp kiểm soát, hạn chế khối u nhân rộng và lây lan đến các mô xung quanh.
Phương pháp này thường được chỉ định đối với những bệnh nhân tái phát không triệu chứng hoặc bệnh nhân cần dừng hóa trị.
Liệu pháp miễn dịch có cơ chế kích thích hệ thống miễn dịch, phát hiện và tấn công các tế bào ung thư đang ẩn náu khiến hệ miễn dịch vô tình bỏ qua. Đây là phương pháp mới đang nở rộ mang lại nhiều hứa hẹn cho bệnh nhân ung thư nói chung, trong đó có ung thư buồng trứng. Các thử nghiệm lâm sàng với Pembrolizumab, atezolizumab đang được tiến hành đã đem lại những kết quả khả quan ban đầu.
Điều trị đích (điều trị nhắm mục tiêu) là biện pháp sử dụng các thuốc tác động lên con đường tín hiệu tế bào. Sự ra đời của kháng thể đơn dòng tác động lên các phân tử trên bề mặt tế bào và các chất ức chế phân tử nhỏ tác động bên trong tế bào ung thư là một trong những tiến bộ lớn trong điều trị bệnh ung thư nói chung và ung thư buồng trứng nói riêng.
Bevacizumab là kháng thể đơn dòng ức chế yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu VEGF (Vascular Endothelial Growth Factor). Bevacizumab cải thiện có ý nghĩa rõ rệt khi phối hợp với hóa chất phác đồ PC (Paclitaxel- Carboplatin) trong điều trị ung thư buồng trứng giai đoạn III, IV và ung thư buồng trứng tiên lượng xấu.
Đây là thuốc ức chế quá trình sửa chữa DNA, từ đó gây chết tế bào ung thư. Thuốc này có chỉ định điều trị duy trì ung thư biểu mô buồng trứng độ mô học cao, ung thư ống dẫn trứng và ung thư phúc mạc nguyên phát ở giai đoạn tiến xa và có đột biến gen BRCA1/2 đang có đáp ứng (hoàn toàn hoặc một phần) sau khi hoàn tất hóa trị liệu bước 1 có chứa platinum; điều trị duy trì ung thư biểu mô buồng trứng độ mô học cao, ung thư ống dẫn trứng và ung thư phúc mạc nguyên phát và tái phát nhạy với platinum.
Ngoài ra các thuốc ức chế PARP thế hệ sau như: Rucaparib, Niraparib đã được FDA chấp thuận điều trị ung thư buồng trứng tiến triển.
Chăm sóc giảm nhẹ tập trung làm giảm các triệu chứng của ung thư nói riêng và các bệnh lý nghiêm trọng khác nói chung. Ung thư và các phương pháp điều trị ung thư thường gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Điều trị ung thư cũng như việc điều trị triệu chứng và giảm nhẹ các tác dụng phụ đều có vai trò quan trọng. Trên thực tế, các điều trị này thường diễn ra đồng thời.
Chăm sóc giảm nhẹ hiệu quả nhất nếu được bắt đầu thực hiện ngay khi cần và trong suốt quá trình điều trị. Người bệnh được chăm sóc giảm nhẹ đồng thời với điều trị ung thư thường ít gặp các triệu chứng nặng hơn, có chất lượng cuộc sống tốt hơn, và hài lòng hơn với việc điều trị. Phương pháp này thường do các bác sĩ, điều dưỡng hoặc các chuyên gia đặc biệt được đào tạo.
Các tác dụng phụ có thể xuất hiện trong hoặc sau quá trình điều trị, kéo dài trong vài tuần sau khi kết thúc đợt điều trị. Tuy nhiên, tình trạng này có thể cải thiện bằng các phương pháp chăm sóc giảm nhẹ hay chăm sóc hỗ trợ.
Tác dụng phụ gặp phải ở mỗi bệnh nhân là khác nhau. Người bệnh có thể gặp một số triệu chứng như:
Người bệnh mắc ung thư buồng trứng thường tự ti, lo lắng về tình trạng bệnh của mình. Chính vì thế để chăm sóc phụ nữ mắc ung thư buồng trứng, ThS.BS Bùi Thị Nga khuyên người thân cần lưu ý một số điểm sau:
Sau khi thực hiện các phương pháp điều trị ung thư buồng trứng, ThS.BS Bùi Thị Nga lưu ý người bệnh: (5)
Hiện nay, BVĐK Tâm Anh đang áp dụng các phương pháp điều trị ung thư buồng trứng phổ biến như phẫu thuật, hóa trị,… Với ung thư buồng trứng giai đoạn sớm, bệnh nhân có thể phẫu thuật nội soi (một phương pháp mổ hiện đại) tại BVĐK Tâm Anh giúp bệnh nhân nhanh chóng phục hồi so với vết thương mổ hở.
Khoa Ung bướu, BVĐK Tâm Anh quy tụ đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, vững chuyên môn, phối hợp điều trị theo phác đồ chuẩn thế giới. Hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, được trang bị công nghệ hỗ trợ can thiệp y khoa giúp chẩn đoán chính xác và thực hiện hiệu quả. Không gian điều trị riêng tư tạo tâm lý thoải mái, lạc quan cho người bệnh đến và điều trị.
Khi điều trị tại BVĐK Tâm Anh, bệnh nhân được các bác sĩ và điều dưỡng theo dõi sát sao, tư vấn và hướng dẫn cụ thể về tiên lượng bệnh, khả năng điều trị, phác đồ chuyên sâu, phương pháp, chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, nghỉ ngơi… Với sự đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn, BVĐK Tâm Anh mang đến các dịch vụ tầm soát và điều trị hiệu quả cho các bệnh lý ung thư hiện nay, trong đó có ung thư buồng trứng.
Để đặt lịch tư vấn tầm soát và điều trị ung thư buồng trứng tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách có thể liên hệ:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Trên 60% người bệnh ung thư buồng trứng hiện nay được phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn III hoặc muộn hơn. Các phương pháp điều trị ung thư buồng trứng giai đoạn này chỉ mang tính chất kìm hãm sự phát triển của các tế bào ung thư, kéo dài thời gian sống và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Do đó, việc khám, tầm soát ung thư buồng trứng đặc biệt trên các đối tượng có nguy cơ cao giúp phát hiện bệnh giai đoạn sớm và điều trị kịp thời, tỷ lệ sống trên 5 năm cao.