Sỏi mật khi không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng, khiến người bệnh có nguy cơ phải cắt túi mật. Do đó, việc nhận biết cơn đau sỏi mật ở đâu và cách nhận biết sớm bệnh là điều rất quan trọng.
Đau do sỏi mật (đau sỏi mật) là những cơn đau quặn mật. Đây là dấu hiệu đặc trưng giúp nhận diện sự xuất hiện của sỏi mật.
Sỏi mật là một trong những bệnh lý túi mật phổ biến ở những nước nhiệt đới. Đặc biệt, sỏi túi mật, sỏi trong gan không bộc lộ rõ triệu chứng, khiến người bệnh chủ quan trong việc thăm khám, điều trị. Đa phần chỉ tình cờ phát hiện sỏi mật khi khám các bệnh lý khác.
Nhiều trường hợp nhập viện do sỏi mật gây ra tình trạng đau kéo dài nhiều ngày, gây sốt cao và vàng da. Khi đó, bệnh đã tiến triển nặng, gây nhiều rủi ro sức khỏe nghiêm trọng. Thậm chí, người bệnh có nguy cơ tử vong nếu bị sốc nhiễm khuẩn đường mật không được điều trị cấp cứu.
Các cơn đau sỏi mật thường xảy ra tại vùng hạ sườn phải (góc phần tư trên bên phải của bụng). Tuy nhiên, cơn đau cũng có khả năng lan ra vùng thượng vị (vùng bụng giữa hai xương sườn, trên rốn, dưới xương ức), lên vai phải, bả vai hoặc sau lưng.
Người bệnh sỏi mật thường xuất hiện các biểu hiện như:
Nguyên nhân gây ra các cơn đau sỏi mật là do sỏi đã gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm sỏi túi mật, viêm tụy cấp, viêm đường mật…
Ngay khi xuất hiện các cơn đau sỏi mật, người bệnh nên áp dụng các biện pháp giảm đau, đồng thời nên điều trị sớm để hạn chế bệnh tiến triển nặng. Người bệnh có thể áp dụng những biện pháp giảm đau tạm thời tại nhà khi xuất hiện các cơn đau không quá dữ dội như:
Tùy vào từng thể bệnh, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật điều trị. Sỏi túi mật có thể chữa khỏi thông qua phương pháp cắt túi mật và lấy sỏi mật. Đối với tình trạng này, bác sĩ thường thực hiện phẫu thuật nội soi (tạo một số đường mổ nhỏ để đưa dụng cụ vào trong ổ bụng). Với phương pháp này, người bệnh phục hồi nhanh, có thể xuất viện sau phẫu thuật một ngày.
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc làm tan sỏi mật. Tuy nhiên, người bệnh cần dùng thuốc trong thời gian dài. Bệnh có thể tái phát khi ngưng dùng thuốc.
Để phòng ngừa cơn đau sỏi mật, chúng ta nên thực hiện các biện pháp làm giảm nguy cơ xuất hiện sỏi mật như:(2)
Đau sỏi mật là tình trạng nguy hiểm. Phần lớn trường hợp sỏi mật gây đau bụng cũng là lúc sỏi mật đã gây biến chứng. Khi đó, cơn đau sỏi mật thực chất là một trong các biểu hiện của biến chứng do sỏi.
Nếu không có biện pháp can thiệp sớm, những biến chứng từ sỏi mật có thể ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến chức năng gan mật. Một số trường hợp sẽ cần can thiệp cắt túi mật hoặc mổ gan lấy sỏi.
Đau sỏi mật có thể hết nếu người bệnh sau khi áp dụng các biện pháp giảm đau nhưng không hết thì cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra và có hướng can thiệp sớm, ngăn ngừa bệnh tiến triển.
Như đã đề cập, người bệnh có thể áp dụng những biện pháp giảm đau tạm thời tại nhà khi gặp cơn đau không quá dữ dội như:
Các cơn đau sỏi mật tại vùng hạ sườn phải thường kéo dài khoảng 30 phút, thậm chí là vài giờ với mức độ đau tăng dần. Lúc này, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp giảm đau tạm thời tại nhà. Nếu sau khi chăm sóc tại nhà, cơn đau vẫn không giảm, bạn nên nhanh chóng đi khám để có biện pháp can thiệp sớm.
Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa (BVĐK Tâm Anh TP.HCM) và Khoa Tiêu hóa – Gan mật – Tụy (BVĐK Tâm Anh Hà Nội) là những trung tâm y tế chuyên khoa Tiêu hóa uy tín, cung cấp dịch vụ thăm khám và điều trị cao cấp, hiệu quả cho các bệnh nhân mắc các vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa từ nhẹ đến nặng. Hệ thống BVĐK Tâm Anh quy tụ đội ngũ bác sĩ Nội khoa – Ngoại khoa – Nội soi tiêu hóa chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, bên cạnh đó là sự hỗ trợ của hệ thống thiết bị y tế hiện đại, nhập khẩu từ nước ngoài, phục vụ tối đa nhu cầu thăm khám và điều trị của khách hàng.
Để đặt lịch thăm khám và điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa với các chuyên gia bác sĩ về Tiêu hóa của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, xin vui lòng liên hệ:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Bệnh sỏi mật thường diễn biến âm thầm. Nhận biết sớm những cơn đau sỏi mật là cách tốt nhất giúp xác định bệnh. Khi đó, người bệnh nên chủ động thăm khám để biết rõ chính xác tình trạng bệnh. Từ đó, bác sĩ sẽ có hướng điều trị đúng đắn, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.