BS.CKI TRẦN ĐÔNG HẢI

BS.CKI TRẦN ĐÔNG HẢI

Bác sĩ Khoa Nội tiết - Đái tháo đường
Khoa Nội tổng hợp
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM

GIỚI THIỆU

Lý do đơn giản khi chọn dấn thân vào chuyên ngành Nội tiết là mong muốn được giúp thêm nhiều người bệnh đái tháo đường, bướu giáp… có thể điều trị bằng thuốc kết hợp điều chỉnh lối sống, ăn uống và tập luyện để đạt hiệu quả trị bệnh cao”, BS. CKI Trần Đông Hải chia sẻ vì lý do chọn ngành học của mình.    

Năm 2012, bác sĩ Hải “đầu quân” về khoa Hồi sức Cấp cứu Bệnh viện 30-4. Trải qua 2 năm cứu người, mỗi ngày, bác sĩ đối diện với hàng trăm ca bệnh giữa lằn ranh sống và chết. Với trách nhiệm cứu người nên khi chứng kiến những ca thoát khỏi “cửa tử”, anh thấy đó là động lực để phấn đấu mỗi ngày; nhưng nhìn thấy những bệnh nhân không qua khỏi, anh lại đau đáu trăn trở.

Bác sĩ Hải nhớ như in một bệnh nhân nghèo bị sốt xuất huyết lại rơi vào đột quỵ tuyến yên: “Người bệnh có hoàn cảnh sống thiếu thốn, gia đình nghèo, đông con, ăn uống không đầy đủ nên chậm tăng trưởng nhưng không nhận ra. Chỉ đến khi nhập viện do sốt xuất huyết, có biểu hiện tụt huyết áp, đối diện với sốc sốt xuất huyết, người bệnh mới biết bản thân đang đối diện với tình trạng sức khỏe nguy kịch và vô cùng hiếm gặp. Đó là bệnh suy tuyến yên cấp hay còn được gọi là đột quỵ tuyến yên. Các báo cáo y khoa trên thế giới cũng cho thấy chỉ < 1% người mắc phải tình trạng này”. Anh còn chứng kiến những ca đái tháo đường cấp, nhập viện trong tình trạng hôn mê dù người bệnh còn rất trẻ…, anh bắt đầu đam mê học hỏi, nghiên cứu, tìm hiểu sâu hơn về chuyên ngành Nội tiết.

Không như những ca bệnh nhập viện cấp cứu và bác sĩ giải quyết ngay tức thời. Với người bệnh tiểu đường, bệnh sẽ đeo bám suốt đời, đối diện biến chứng cắt bỏ bàn chân, suy tim, suy thận, mù mắt… Vì lẽ đó, bác sĩ Hải mong muốn sớm trở thành bác sĩ Nội tiết giỏi để ngăn chặn mầm mống gây bệnh ngay từ sớm. Các bệnh nội tiết dù không nguy hiểm nhưng nếu các dấu hiệu không được nhận biết sớm, chế độ dinh dưỡng không hợp lý, khi có thêm những yếu tố nguy cơ, bệnh có thể bùng phát hoặc gây biến chứng nặng, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng. Và lúc đó, dù cấp cứu kịp thì những biến chứng để lại đã quá muộn.

Với tâm niệm “Làm tốt những gì đang có hôm nay chính là cách tiến xa hơn nữa trong sự nghiệp”, bác sĩ Hải xem mỗi người bệnh chính là người thân của mình. Vì vậy, sau những giờ khám và điều trị cho người bệnh, bác sĩ Hải còn dành thời gian thu nhập thêm kiến thức mới về y khoa, tham gia những chương trình huấn luyện điều trị, hoạt động trong các hiệp hội Nội tiết – Đái tháo đường… bởi “người bệnh cần điều trị hiệu quả nhất”, bác sĩ chia sẻ. 

Hiện bác sĩ Hải đang công tác tại chuyên khoa Nội tổng hợp chuyên ngành Nội tiết – Đái tháo đường.

Bằng cấp

  • 2012: Bác sĩ Đa khoa – Trường ĐH Y Dược TP.HCM
  • 2014 – 2016: Bác sĩ CKI Nội tiết – Trường ĐH Y Dược TP.HCM

Chứng chỉ chuyên môn

  • Siêu âm bụng tổng quát
  • Chứng chỉ về huấn luyện điều trị đái tháo đường của IDF (Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế)
  • Chứng chỉ Istep-D và Istep-D Plus: Chứng chỉ huấn luyện chuyên sâu về điều trị đái tháo đường (do Hội Nội Tiết và Đái tháo đường Việt Nam và Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ phối hợp tổ chức)
  • Thành viên Hội Nội tiết – Đái tháo đường TP.HCM 

Lĩnh vực lâm sàng chuyên sâu

  • Chuyên khoa Nội tiết – Đái tháo đường

Kinh nghiệm làm việc

  • 2012 – 2014: Hồi sức cấp cứu – Bệnh viện 30-4 
  • 2017 – 2021: BS CK Nội tiết – Bệnh viện Thống Nhất TP.HCM
  • 2022 – Nay: BS Nội Tổng hợp/ Nội tiết – Đái tháo đường – BVĐK Tâm Anh TP.HCM
xem thêm

THÀNH VIÊN TỔ CHỨC

Lý do đơn giản khi chọn dấn thân vào chuyên ngành Nội tiết là mong muốn được giúp thêm nhiều người bệnh đái tháo đường, bướu giáp… có thể điều trị bằng thuốc kết hợp điều chỉnh lối sống, ăn uống và tập luyện để đạt hiệu quả trị bệnh cao”, BS. CKI Trần Đông Hải chia sẻ vì lý do chọn ngành học của mình.

Năm 2012, bác sĩ Hải “đầu quân” về khoa Hồi sức Cấp cứu Bệnh viện 30-4. Trải qua 2 năm cứu người, mỗi ngày, bác sĩ đối diện với hàng trăm ca bệnh giữa lằn ranh sống và chết. Với trách nhiệm cứu người nên khi chứng kiến những ca thoát khỏi “cửa tử”, anh thấy đó là động lực để phấn đấu mỗi ngày; nhưng nhìn thấy những bệnh nhân không qua khỏi, anh lại đau đáu trăn trở.

Bác sĩ Hải nhớ như in một bệnh nhân nghèo bị sốt xuất huyết lại rơi vào đột quỵ tuyến yên: “Người bệnh có hoàn cảnh sống thiếu thốn, gia đình nghèo, đông con, ăn uống không đầy đủ nên chậm tăng trưởng nhưng không nhận ra. Chỉ đến khi nhập viện do sốt xuất huyết, có biểu hiện tụt huyết áp, đối diện với sốc sốt xuất huyết, người bệnh mới biết bản thân đang đối diện với tình trạng sức khỏe nguy kịch và vô cùng hiếm gặp. Đó là bệnh suy tuyến yên cấp hay còn được gọi là đột quỵ tuyến yên. Các báo cáo y khoa trên thế giới cũng cho thấy chỉ < 1% người mắc phải tình trạng này”. Anh còn chứng kiến những ca đái tháo đường cấp, nhập viện trong tình trạng hôn mê dù người bệnh còn rất trẻ…, anh bắt đầu đam mê học hỏi, nghiên cứu, tìm hiểu sâu hơn về chuyên ngành Nội tiết.

Không như những ca bệnh nhập viện cấp cứu và bác sĩ giải quyết ngay tức thời. Với người bệnh tiểu đường, bệnh sẽ đeo bám suốt đời, đối diện biến chứng cắt bỏ bàn chân, suy tim, suy thận, mù mắt… Vì lẽ đó, bác sĩ Hải mong muốn sớm trở thành bác sĩ Nội tiết giỏi để ngăn chặn mầm mống gây bệnh ngay từ sớm. Các bệnh nội tiết dù không nguy hiểm nhưng nếu các dấu hiệu không được nhận biết sớm, chế độ dinh dưỡng không hợp lý, khi có thêm những yếu tố nguy cơ, bệnh có thể bùng phát hoặc gây biến chứng nặng, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng. Và lúc đó, dù cấp cứu kịp thì những biến chứng để lại đã quá muộn.

Với tâm niệm “Làm tốt những gì đang có hôm nay chính là cách tiến xa hơn nữa trong sự nghiệp”, bác sĩ Hải xem mỗi người bệnh chính là người thân của mình. Vì vậy, sau những giờ khám và điều trị cho người bệnh, bác sĩ Hải còn dành thời gian thu nhập thêm kiến thức mới về y khoa, tham gia những chương trình huấn luyện điều trị, hoạt động trong các hiệp hội Nội tiết – Đái tháo đường… bởi “người bệnh cần điều trị hiệu quả nhất”, bác sĩ chia sẻ.

Hiện bác sĩ Hải đang công tác tại chuyên khoa Nội tổng hợp chuyên ngành Nội tiết – Đái tháo đường.

Bằng cấp

  • 2012: Bác sĩ Đa khoa – Trường ĐH Y Dược TP.HCM
  • 2014 – 2016: Bác sĩ CKI Nội tiết – Trường ĐH Y Dược TP.HCM

Chứng chỉ chuyên môn

  • Siêu âm bụng tổng quát
  • Chứng chỉ về huấn luyện điều trị đái tháo đường của IDF (Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế)
  • Chứng chỉ Istep-D và Istep-D Plus: Chứng chỉ huấn luyện chuyên sâu về điều trị đái tháo đường (do Hội Nội Tiết và Đái tháo đường Việt Nam và Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ phối hợp tổ chức)
  • Thành viên Hội Nội tiết – Đái tháo đường TP.HCM

Lĩnh vực lâm sàng chuyên sâu

  • Chuyên khoa Nội tiết – Đái tháo đường

Kinh nghiệm làm việc

  • 2012 – 2014: Hồi sức cấp cứu – Bệnh viện 30-4
  • 2017 – 2021: BS CK Nội tiết – Bệnh viện Thống Nhất TP.HCM
  • 2022 – Nay: BS Nội Tổng hợp/ Nội tiết – Đái tháo đường – BVĐK Tâm Anh TP.HCM
xem thêm

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Mối liên hệ giữa béo phì và tiểu đường có thể bạn chưa biết

Béo phì xảy ra khi cơ thể tích tụ quá nhiều mỡ, dễ gây ra nhiều bệnh như:  đột quỵ, tiểu đường tuýp 2, viêm xương khớp, ung thư (nội mạc tử cung, vú, ruột kết)... Rõ ràng, béo phì trực tiếp tác động đến bệnh tiểu đường tuýp 2 thế nhưng mối...

11 Cách cân bằng nội tiết tố tự nhiên an toàn với sức khỏe

Hệ thống nội tiết tố được ví như dàn nhạc giao hưởng. Nếu tất các nhạc cụ chơi đúng giai điệu, đúng lúc âm nhạc sẽ rất đẹp nhưng một hoặc nhiều yếu tố gặp trục trặc, toàn bộ bộ quá trình dễ rơi vào hỗn loạn. Vì thế, dư thừa hay thiếu hụt nội tiết tố...

11+ bài tập thể dục cho người bệnh suy giáp

Đối với người bệnh suy giáp, duy trì chế độ ăn uống, tập luyện khoa học là điều kiện bắt buộc để giữ gìn sức khỏe. Với bài viết sau đây, mời quý bạn đọc cùng tìm hiểu 11+ bài tập thể dục cho người bệnh suy giáp mang lại hiệu quả cao.  Mối liên hệ...

Thời tiết ảnh hưởng đến đường huyết như thế nào? Cần lưu ý ra sao?

Thời tiết lạnh hay nóng đều ảnh hưởng đến đường huyết người bệnh tiểu đường, đặc biệt vào những lúc thời tiết thất thường, chuyển mùa. Vậy thời tiết ảnh hưởng đến đường huyết như thế nào? Mời quý vị cùng xem tư vấn của bác sĩ khoa Nội tiết - Đái tháo...

Bệnh tuyến giáp kiêng ăn gì và nên ăn gì để giảm nguy cơ trở nặng?

Thế giới có khoảng 42 triệu người mắc các bệnh về tuyến giáp, bao gồm 4 bệnh tuyến giáp chính: bướu giáp đơn thuần, suy giáp, cường giáp, viêm tuyến giáp Hashimoto (1). Thiếu i-ốt gây rối loạn chức năng tuyến giáp, ảnh hưởng đến khoảng 30% dân số thế...

13 tư thế yoga cho người tiểu đường kiểm soát đường huyết cực tốt

Yoga giúp cân bằng sức khỏe, tăng tính dẻo dai, sức đề kháng, giảm stress, cải thiện tâm trí, cảm xúc. Người ít tập thể dục có nguy cơ bị bệnh tiểu đường gấp 3 lần và khả năng mắc bệnh mạch vành tăng 2,4 lần. Yoga có lợi cho người bệnh tiểu đường...

Tiểu đường có ăn được bánh chưng không? Ăn được bao nhiêu?

Miếng bánh chưng ăn kèm với củ kiệu, dưa chua… là một trong những món ngon đặc trưng trong ngày Tết cổ truyền. Dẫu ngon, nhiều người bệnh tiểu đường vẫn đắn đo suy nghĩ khi cầm đũa bởi món ăn này được làm từ nếp với hàm...

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

ĐỐI TÁC BẢO HIỂM