Hầu hết người bị hội chứng Cushing là trẻ em, thanh thiếu niên, người lớn từ 25 – 50 tuổi, nhất là người dùng thuốc cortisol điều trị hen suyễn, viêm khớp dạng thấp. Phụ nữ bị hội chứng Cushing nhiều hơn nam, với tỷ lệ lần lượt là 70% nữ và 30% nam. Vậy hội chứng Cushing nên ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh? Nên kiêng gì? Dinh dưỡng ra sao?
Hội chứng Cushing là tình trạng cơ thể xuất hiện nhiều dấu hiệu rối loạn như giữ nước, tăng cân, rạn da, tăng huyết áp, yếu cơ, loãng xương… Điều này xảy ra khi cơ thể có quá nhiều cortisol (hormone steroid). Cortisol vốn có vai trò quan trọng trong cơ thể như:
Để nồng độ cortisol ổn định thì tuyến thượng thận (2 tuyến nhỏ phía trên mỗi quả thận), tuyến yên (trong não), vùng dưới đồi (phần não phía trên tuyến yên) có nhiệm vụ kiểm soát và cân bằng. Thế nhưng, việc không giữ được cân bằng cortisol trong cơ thể sẽ gây ra hội chứng Cushing. (1)
Yếu tố nội sinh (từ bên trong cơ thể): do cơ thể sản sinh nhiều cortisol. Yếu tố ngoại sinh (từ các nguồn bên ngoài tác động): do tác dụng phụ của một số loại thuốc dùng để điều trị các bệnh khác.
Các nguyên nhân chủ yếu gây hội chứng Cushing, bao gồm:
Hội chứng Cushing dễ làm giảm mật độ xương hoặc loãng xương. Do đó, người bệnh thường được bác sĩ chỉ định bổ sung canxi, vitamin D giúp xương chắc khỏe. Thực phẩm người bệnh hội chứng Cushing nên ăn bổ sung như: cải xoăn, phô mai, bông cải xanh, sữa, đồ uống bổ sung vitamin D… Người trưởng thành hàng ngày bổ sung khoảng 800mg canxi, 5 – 15 microgam vitamin D, với lượng vitamin D tăng dần theo độ tuổi. (2)
Hội chứng Cushing được đặc trưng do sự tăng tiết hormone hướng vỏ thượng thận (ACTH) gây ra bởi tuyến yên. Hormone ACTH có vai trò quan trọng trong việc sản xuất, giải phóng cortisol, một loại hormone steroid thường được sản xuất để điều chỉnh lượng đường trong máu thấp.
Thay đổi chế độ ăn uống giúp hạn chế hoặc chống lại một số triệu chứng của bệnh Cushing, bao gồm:
Lượng natri dư thừa làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh Cushing bằng cách tăng huyết áp, gây tăng cân. Do đó, cần tránh thực phẩm chế biến sẵn, hạn chế lượng muối thêm vào thức ăn để giảm natri cho cơ thể.
Một triệu chứng phổ biến của Cushing là mức cholesterol cao. Tránh thực phẩm béo, nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như: đậu thận (dạng đậu tây), táo, lê, lúa mạch, mận khô giúp cải thiện sự tác động của cholesterol cao liên quan đến hội chứng Cushing.
Uống rượu nhiều có thể làm hại hệ thống nội tiết tố trục dưới đồi, tuyến yên, tuyến thượng thận (HPA), dẫn đến các triệu chứng gần giống với các triệu chứng của bệnh Cushing. Hội chứng giả Cushing không chỉ làm nặng thêm các triệu chứng của bệnh Cushing hiện có mà còn làm cho việc chẩn đoán, điều trị trở nên khó khăn hơn.
Sử dụng thuốc lá làm tăng nguy cơ biến chứng trong quá trình phẫu thuật. Nếu phẫu thuật đã được xác định cho bệnh Cushing, bỏ thuốc lá sẽ giúp giảm nguy cơ biến chứng phẫu thuật. Do đó, nên giảm hoặc bỏ uống rượu, không hút thuốc lá để cải thiện tình trạng bệnh.
Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh hoạt động theo mô hình bệnh viện – khách sạn chuẩn 5 sao hàng đầu Việt Nam. Trong đó, chuyên khoa Nội tiết – Đái tháo đường, BVĐK Tâm Anh quy tụ những chuyên gia đầu ngành, bác sĩ giỏi hợp tác chặt chẽ với các chuyên gia nước ngoài trong việc khám, chẩn đoán, điều trị và thường xuyên đào tạo nâng cao chuyên môn khám, điều trị các bệnh rối loạn nội tiết, hội chứng Cushing, tiểu đường,… hiệu quả cao giúp người bệnh an tâm điều trị tại đây.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Bài viết trên đã chia sẻ cụ thể về hội chứng Cushing nên ăn gì và kiêng gì, hy vọng đã giải đáp được thắc mắc của quý đọc giả. Nếu người bệnh hội chứng Cushing nên thường xuyên đến bác sĩ chuyên khoa Nội tiết – Đái tháo đường khám, theo dõi, có phương pháp điều trị thích hợp để cải thiện tình trạng sức khỏe tốt hơn.