Chụp MRI cột sống có ý nghĩa to lớn trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh lý cột sống. Khác với phương pháp chụp X-quang hay chụp CT Scanner, kỹ thuật chụp MRI cột sống không sử dụng tia X.
Chụp MRI cột sống giúp bác sĩ chẩn đoán sớm các bệnh như: gai cột sống, thoái hóa cột sống, lao cột sống, khối u trong cột sống,… Vậy những ai và khi nào cần chụp MRI cột sống? Quy trình thực hiện ra sao?
Chụp MRI cột sống hay chụp cộng hưởng từ cột sống là kỹ thuật sử dụng từ trường để tạo nên hình ảnh cột sống một cách chi tiết và rõ nét. Hình ảnh MRI cột sống giúp bác sĩ có thể quan sát tình trạng tổn thương với độ chính xác cao.
Cột sống có hình dạng gần giống hình chữ S với 2 đoạn ưỡn (vị trí cổ và thắt lưng) và 1 đoạn gù ở ngực. Cột sống của con người được cấu tạo từ 33 – 35 đốt sống, ngăn cách bởi các đĩa xốp và phân loại thành các khu vực riêng biệt. Cột sống là bộ phận có chức năng chống đỡ trọng lượng của cơ thể, đồng thời kết nối các xương với nhau từ đó giúp con người vận động linh hoạt và đa dạng hơn. Cột sống có nhiệm vụ bảo vệ tủy sống – đây là bộ phận quan trọng trong hệ thần kinh trung ương cùng với não bộ có chức năng chi phối mọi hoạt động của cơ thể. Cột sống kết hợp với xương chậu và xương sườn tạo thành khung xương hoàn chỉnh, cùng các cơ tạo thành khung bảo vệ nội tạng bên trong ổ bụng và lồng ngực.
Cột sống có nhiệm vụ nâng đỡ toàn bộ cơ thể vì vậy rất dễ bị chấn thương trong quá trình vận động hàng ngày. Một số kỹ thuật thường được áp dụng để chẩn đoán những tổn thương và bệnh lý tại cột sống bao gồm: chụp X-quang, siêu âm, chụp CT Scanner, chụp MRI,… Trong đó kỹ thuật chụp MRI được đánh giá cao hơn hẳn trong việc chẩn đoán những bệnh lý liên quan đến cột sống.
Thông thường, kỹ thuật chụp MRI sẽ được bác sĩ chỉ định khi nghi ngờ có tổn thương hoặc bệnh lý tại vùng cột sống. Người bệnh chỉ được thực hiện chụp MRI nói chung và MRI cột sống nói riêng khi có chỉ định từ bác sĩ. Những trường hợp thường được bác sĩ chỉ định chụp cộng hưởng từ cột sống điển hình như:
Chụp MRI cột sống là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn có quy trình thực hiện đơn giản, không gây đau đớn cho người bệnh. Tính đến thời điểm hiện tại, chụp MRI là phương pháp giúp bác sĩ quan sát tủy sống và dây thần kinh tại vùng cột sống hiệu quả nhất. Những lợi ích khác của kỹ thuật này bao gồm:(1)
Trong một số trường hợp điều trị bệnh và chấn thương có thực hiện phẫu thuật, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh chụp cộng hưởng từ cột sống với mục đích đánh giá khả năng xảy ra các biến chứng nguy hiểm như: chảy máu, nhiễm trùng, tái xuất hiện đĩa đệm thoát vị,…
Chụp cộng hưởng từ cột sống cho hình ảnh giải phẫu cột sống khách quan giúp bác sĩ đưa ra hướng điều trị chính xác. Hình ảnh MRI cột sống cho thấy rõ ràng hơn những tổn thương ở sụn khớp, đĩa đệm, dây chằng, tầng xương dưới sụn, màng hoạt dịch. Cột sống thắt lưng và cột sống cổ là 2 vị trí được bác sĩ chỉ định chụp MRI thường xuyên nhất.
Chụp MRI hay chụp cộng hưởng từ cột sống cổ là kỹ thuật sử dụng sóng điện từ có tần số radio kích thích các Proton Hydro, từ đó thu lại các tín hiệu và tạo nên hình ảnh giải phẫu vùng cột sống cổ trên mặt phẳng 2D/3D một cách sắc nét, chi tiết và chân thực nhất. Kỹ thuật này có quy trình thực hiện đơn giản, hỗ trợ chẩn đoán và điều trị bệnh lý hoặc tổn thương vùng cột sống cổ một cách hiệu quả nhất.
Chụp MRI cột sống cổ đóng góp nhiều lợi ích cho quá trình thăm khám và điều trị bệnh, điển hình như:
Những trường hợp thường được bác sĩ chỉ định chụp MRI cột sống cổ bao gồm:
Chụp MRI hay chụp cộng hưởng từ sử dụng sóng radio và từ trường để tái hiện hình ảnh chi tiết vùng cột sống thắt lưng. Hình ảnh MRI có độ tương phản cao giúp bác sĩ quan sát được hầu hết những cấu trúc tại thắt lưng như tín hiệu tủy xương của thân sống, thành phần của rễ và dây thần kinh, mô mềm, dây chằng, mấu khớp,… Đây cũng là điều hạn chế ở kỹ thuật chụp CT Scanner và chụp X-quang.
Chụp cộng hưởng từ mang lại nhiều lợi ích giúp cho quá trình chẩn đoán và điều trị tổn thương, bệnh lý tại cột sống thắt lưng đạt hiệu quả tốt nhất, bao gồm:
Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng đối với các trường hợp sau đây:
Kỹ thuật chụp cộng hưởng từ cột sống sử dụng hệ thống máy chụp MRI và được thực hiện bởi bác sĩ cùng sự hỗ trợ từ kỹ thuật viên MRI. Toàn bộ quy trình chụp MRI phải được thực hiện tại phòng chụp đạt tiêu chuẩn của Bộ y tế.
Quá trình thực hiện chụp cộng hưởng từ có thể kéo dài từ 15 phút đến hơn 45 phút tùy vào từng tình trạng người bệnh và khu vực cột sống cần chụp. Thực hiện chụp cộng hưởng từ cột sống bao gồm các bước sau:(3)
Lưu ý, sau khi tiêm chất tương phản từ người bệnh có thể sẽ cảm thấy đắng ở lưỡi và cơ thể ấm dần lên, đây là biểu hiện bình thường và khoảng 5 phút sau sẽ biến mất hoàn toàn.
Sau khi quá trình chụp cộng hưởng từ cột sống kết thúc, bàn trượt của thiết bị chụp MRI sẽ đẩy ra ngoài, lúc này kỹ thuật viên sẽ giúp người bệnh bước ra khỏi bàn chụp. Người bệnh có thể thay quần áo và sinh hoạt như bình thường. Phim chụp MRI và bảng kết quả sẽ có trong khoảng thời gian khoảng 30 phút (hoặc vài giờ đồng hồ nếu như cần hội chẩn).
Kỹ thuật chụp cộng hưởng từ được đánh giá mang lại hiệu quả chẩn đoán bệnh lý và tổn thương cột sống với độ chính xác cao, an toàn cho sức khỏe. Tuy nhiên, chụp MRI cột sống vẫn tồn tại một số hạn chế, điển hình như:(2)
Nhìn chung, chụp cộng hưởng từ cột sống thường có chi phí cao hơn so với các kỹ thuật như chụp X-quang, chụp CT Scanner, siêu âm. Giá chụp MRI cột sống tại các cơ sở y tế có thể dao động từ 1.800.000 VNĐ đến hơn 2.500.000 VNĐ, nếu người bệnh có tiêm chất tương phản từ thì chi phí có thể tăng thêm từ 300.000 VNĐ đến 600.000 VNĐ. Ngoài ra, đối với trường hợp chụp MRI toàn bộ cột sống chi phí sẽ cao hơn chụp MRI từng khu vực.
Sự chênh lệch về giá chụp cộng hưởng từ cột sống ở các cơ sở y tế phụ thuộc vào các yếu tố như: cơ sở vật chất tại bệnh viện, chất lượng và công nghệ chụp của thiết bị MRI, chuyên môn và kinh nghiệm của đội ngũ y bác sĩ,…
Hiện nay, người bệnh có thể chọn thực hiện chụp MRI cột sống tại hầu hết các bệnh viện trên toàn quốc. Tuy nhiên, mọi người nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín để đảm bảo an toàn cho sức khỏe bản thân và kết quả MRI cột sống rõ nét giúp chẩn đoán bệnh chính xác.
Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh tự hào là một trong những cơ sở y tế uy tín cung cấp dịch vụ chụp cộng hưởng từ được nhiều khách hàng tin tưởng chọn lựa. Trung tâm Chẩn đoán Hình ảnh & Điện quang Can thiệp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh sử dụng hệ thống máy chụp cộng hưởng từ MRI 1.5 – 3 Tesla thương hiệu Siemens (Đức) hiện đại. Hệ thống ứng dụng công nghệ chụp siêu tốc, chụp tự động nhờ công nghệ AI giúp hình ảnh MRI đạt chất lượng cao với thời gian thực hiện nhanh chóng.
Để đặt lịch thăm khám các bệnh lý nói chung và thực hiện chụp cộng hưởng từ cột sống tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ qua:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Tóm lại, chụp cộng hưởng từ cột sống là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh tiên tiến và được ứng dụng phổ biến trong thăm khám lâm sàng các bệnh lý vùng cột sống. Trên đây là những thông tin cơ bản về chụp MRI cột sống, nếu bạn cần tìm hiểu thêm về kỹ thuật này hãy đến bệnh viện để bác sĩ có thể tư vấn chi tiết nhất.